Phân tích phát hiện của Phùng: Từ chỗ chiếc xe... ngã dúi xuống đất - Chiếc thuyền ngoài xa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 17 Tháng ba 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.

    Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!".

    Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.

    Tất cả mọi việc xẩy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.

    Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác – thằng bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm. Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông.

    Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi biết là nó khỏe đến thế!

    Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát.


    (Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 12, NXBGD 2008, tr 72-73)

    Phân tích phát hiện của nghệ sĩ Phùng được thể hiện ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tình huống nhận thức trong tác phẩm.

    Dàn ý chi tiết:

    I. MỞ BÀI

    - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk mở bài chung

    - Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích "Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng.. lảo đảo ngã dúi xuống cát" thuộc phần đầu của truyện đã diễn tả phát hiện của nghệ sĩ Phùng, từ đó góp phần thể hiện một tình huống truyện có tính nhận thức.

    II. THÂN BÀI

    1. Khái quát

    - Khái niệm tình huống truyện: Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Bên cạnh đó, từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ. Nói cách khác thìtình huống truyện như một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình, nổi sắc nhân vật . Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả. Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Minh Châu quan niệm "Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, là một lát cắt của hiện thực cuộc sống, nhưng chỉ qua một lát cắt ấy thấy được cả vòng đời thảo mộc trăm năm". Với quan niệm như vậy nên trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra tình huống truyện hết sức độc đáo.

    - Tính huống truyện ở đoạn trước:

    Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, vị trưởng phòng khó tính đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Chấp nhận yêu cầu của trưởng phòng, Phùng quyết định đến vùng biển từng là chiến trường cũ nơi anh từng chiến đấu, ở đó anh có người bạn chiến đấu là Đẩu, hiện là chánh án tòa án huyện. Với tâm thế của một người nghệ sĩ chân chính khao khát cái đẹp, Phùng đã mai phục ở bãi biển này suốt gần một tuần mà chưa chụp được bức ảnh nào ưng ý. Sau khi suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng quyết định sẽ thu vào tờ lịch tháng bảy của bộ lịch năm sau cảnh thuyền thu lưới vào lúc bình minh. Và buổi sáng hôm ấy, bất ngờ anh lại gặp được một cảnh "đắt" trời cho, cảnh mà theo Phùng suốt đời cầm máy anh chưa gặp được một lần. Cảnh đẹp như "một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ", một "vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích", mà đứng trước cảnh tượng ấy người nghệ sĩ thấy trái tim mình thắt lại, bối rối. Thậm chí, trong giây phút hạnh phúc đến tuyệt đỉnh, Phùng tưởng như đã "khám phá ra chân lý của sự toàn thiện, khám phá ra khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn". Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật. Phùng đã bấm máy liên tục để thu hết vẻ đẹp tuyệt đỉnh của cảnh vật vào ống kính của mình.

    2. Phát hiện của Phùng trong đoạn trích: Bức tranh hiện thực đời sống nghiệt ngã

    Trong đoạn trích, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tiếp tục thể hiện những khám phá, phát hiện về nghệ thuật và đời sống, khiến tình huống truyện được phát triển. Éo le thay khi con thuyền ngư phủ đẹp như một giấc mơ trong bức tranh nghệ thuật đẹp một cách toàn bích ấy tiến vào bờ thì bước xuống từ đó không phải là những con người đẹp và toàn thiện như cổ tích mà là một người đàn bà xấu xí, một người đàn ông độc ác và một màn bạo lực gia đình khiến cho không chỉ Phùng mà người đọc cũng sửng sốt và đau đớn.

    Bạo lực gia đình lại diễn ra ngay sau chiếc xe rà phá mìn của Mĩ trên bãi cát, và gã đàn ông đánh vợ bằng chiếc thắt lưng da của lính Ngụy. Phải chăng cái ác mà Mĩ Ngụy gieo xuống đất nước ta còn không khủng khiếp bằng cuộc chiến giữa cái thiện với cái ác trong cuộc sống hòa bình. Hay đó là hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn hiện hữu ngay cả khi hòa bình lập lại. Tưởng rằng cuộc chiến đấu giành độc lập tự do ta đã giải quyết được trọn vẹn, mang lại niềm vui cho mọi người. Nhưng sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng còn biết bao vấn đề đặt ra: Đói kém, bệnh tật, bạo lực gia đình.. Dấu tích của chiến tranh để lại không chỉ là mấy cái xe hỏng mà hơn nữa là cuộc sống đói nghèo, lạc hậu của những người như hai con người bất hạnh kia. Người đàn bà từ dáng vẻ đến hành động đều thể hiện sự bất lực, buông xuôi và cam chịu thể hiện qua cánh tay buông thõng, đôi mắt nhìn xuống dưới chân khi "đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân".

    Tiếp đó, Phùng lần lượt chứng kiến những cảnh tượng vô cùng đau lòng. Lão đàn ông hàng chài ra sức đánh người vợ khốn khổ một cách tàn bạo. Với môt vẻ "hùng hổ, mặt đỏ gay", lão đàn ông dùng chiếc thắt lưng lính ngụy ngày xưa để đánh vợ"chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà". Trong cơn giận dữ như lửa cháy, lão vừa nghiến răng ken két vừa dùng hết sức lực để dùng chiếc thắt lưng quất tới tấp vào người đàn bà. Không chỉ đánh vợ tàn độc mà lão đàn ông còn ra sức chửi rủa. Mỗi nhát quất xuống là một câu nguyền rủa đầy nghiệt ngã dành cho vợ con: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!". Nhưng kì lạ là trước trận đòn như với kẻ thù của người đàn ông, người đàn bà chỉ im lặng, nhẫn nhục chịu đựng, không chống trả cũng không chạy trốn.

    Phùng chưa hiểu nổi những gì đang xảy ra trước mắt, sau vài phút đứng há mồm ra mà nhìn, anh chỉ kịp vứt máy ảnh định chạy đến can thiệp, Nhưng cũng chưa kịp làm gì để giúp đỡ người đàn bà thì lại chứng kiến màn bạo lực gia đình đau lòng hơn. Thằng Phác, là con trai của lão đàn ông và người đàn bà chạy tới như một mũi tên và giật chiếc thắt lưng từ tay cha nó, vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần của cha để che chở cho người mẹ đáng thương. Lão đàn ông từ chỗ đánh vợ thì giờ chuyển sang đánh con "Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát".

    Có thể nhận thấy trong đoạn văn là một tấn bi kịch gia đình đầy đau đớn. Trong gia đình ấy có một người chồng độc ác, đánh vợ một cách tàn độc, nguyền rủa vợ con bằng những lời lẽ nặng nề, nghiệt ngã nhất; có một người vợ chỉ biết cam chịu trước những trận đòn vô cớ của người chồng; có một đứa con vì thương mẹ nên căm ghét và đánh lại cả bố. Nghệ sĩ Phùng là người chứng kiến câu chuyện gia đình ấy và từ đây trong anh có thêm những phát hiện, nhận thức về hiện thực đời sống. Chỉ có điều, phát hiện lần này của anh đầy bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống mà trong đó, cuộc đời thực hiện lên thật trần trụi, đau đớn biết bao. Hóa ra, cuộc sống không chỉ tồn tại cái đẹp mà còn có bao nhiêu điều nghịch lí, đau lòng. Nếu như trước đó, cảnh tượng hiện ra trước mắt anh là bức tranh nghệ thuật đầy lãng mạn, đẹp tuyệt đỉnh thì màn bạo lực gia đình liên hoàn mà anh vừa chứng kiến chính là bức tranh hiện thực đời sống đầy nghiệt ngã. Tất cả những sự việc ấy diễn ra khiến cảm giác, cảm xúc trong Phùng hoàn toàn thay đổi. Không còn thấy hạnh phúc tràn ngập tâm hồn nữa mà thay vào đó là ngạc nhiên, đau đớn. Đằng sau bức tranh nghệ thuật đẹp, lãng mạn mà anh tưởng là toàn thiện, toàn mĩ kia hóa ra lại ẩn chứa một hiện thực đời sống đầy nghiệt ngã, đáng sợ. Và đó là chính là tính hai mặt của hiện thực đời sống.

    3. Ý nghĩa của phát hiện (Nhận xét về tình huống nhận thức trong tác phẩm)

    Những khám phá, phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong đoạn trích và tác phẩm đã bộc lộ một tình huống truyện vô cũng độc đáo, có tính nhận thức về đời sống và nghệ thuật. Thông điệp nhận thức được thể hiện sâu sắc khi giúp người đọc nhận ra:

    Cuộc sống hóa ra vốn chứa đầy những nghịch lí giữa trong và ngoài, phải và trái, xa và gần.. nhiều khi trong cùng một sự vật, một sự việc, một con người cũng chứa đầy những mâu thuẫn, đối lập. Bởi vậy con người không được nhìn cuộc đời bằng cái nhìn đơn giản, một chiều mà cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để khám phá ra bản chất thật của đời sống.

    Những khám phá, phát hiện ấy còn giúp ta nhận thức được mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và nghệ thuật. Con thuyền nghệ thuật thì lãng mạn, lung linh huyền ảo nhưng ở rất xa, còn cuộc đời đôi khi rất nghiệt ngã lại ở rất gần. Người nghệ sĩ chân chính không chỉ phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất thật của đời sống mà còn phải đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời. Bởi nghệ thuật chân chính là cuộc đời và vì cuộc đời. Người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp trước hết phải là người biết vui buồn, yêu ghét trước cuộc đời.

    Vậy là Phùng đã nhận ra một điều mà có lẽ từ đó sẽ thay đổi cái nhìn của anh về lao động nghệ thuật và khẳng định quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh. Nghệ thuật trước hết phải gắn liền với cuộc sống, phải phản ánh chân thật cuộc sống. Nghệ thuật đích thực không thể xa rời cuộc đời, dù cuộc đời đó có đau đớn, trần trụi bao nhiêu. Vì nghệ thuật sẽ không là gì nếu nó không phục vụ cho cuộc sống và làm cho nó tốt hơn lên. Nghệ thuật chỉ có thể sống được và xanh tươi khi nó thực sự bám rễ vào cuộc đời. Nói như Biêlinxki thì văn học "trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật". Chi tiết Phùng vứt bỏ chiếc máy ảnh mà lao vào giúp đỡ người đàn bà đã khẳng định rõ thêm điều này.

    3. Đánh giá

    Trong "Chiếc thuyền ngoài xa" nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo nên một tình huống truyện khá độc đáo. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp với cốt truyện hấp dẫn, nghệ thuật khắc họa nhân vật sắc sảo.. Điểm nhìn linh hoạt bởi truyện được kể ở ngôi thứ nhất xưng "tôi", và người kể chuyện chứng kiến lại toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối, ít có sự tham gia của các nhân vật khác. Người kể chuyện mang đặc điểm của người nghệ sĩ đang đi tìm cái đẹp theo một chủ đề: Sự hài hòa trong yên tĩnh của con người và thiên nhiên khiến người đọc nhận ra nhiều điều về cuộc sống và mối quan hệ giữa cuộc sống và nghệ thuật. Bức tranh người nghệ sĩ chụp được tưởng là bức tranh tĩnh vật thì nó lại rất động với trạng thái phức tạp, nhức nhối của nó. Tình huống truyện giúp ta hiểu rõ hơn về các nhân vật, làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn và chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc:

    + Giá trị hiện thực: Sau khi đất nước hòa bình thống nhất, cuộc sống đã tốt đẹp hơn rất nhiều nhưng đâu đó vẫn còn những khoảng tối hoặc tranh sáng tranh tối. Cuộc sống đói nghèo lạc hậu tăm tối là nguyên nhân dẫn tới nạn bạo hành gia đình. Cuộc chiến đấu bảo vệ quyền sống của cả dân tộc trải qua bao hy sinh gian khổ nhưng cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống của từng con người còn đầy cam go, lâu dài, cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền và cộng đồng.

    + Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục của những người lao động vô danh đông đảo trong xã hội. Lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác vẫn còn tồn tại trong từng gia đình. Phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Bài làm

    "Mỗi câu văn là một lần lặn vào trang giấy

    Lặn vào cuộc đời

    Rồi lại ngoi lên."

    ( "Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ.." – Chế Lan Viên)

    Từ đâu mà con người tìm đến văn chương? Từ đâu văn chương lại đi vào cuộc sống của con người? Văn chương kì diệu lắm! Văn chương là nghệ thuật nhưng lại chân thực vô cùng. Người đọc tìm đến nó không phải là thứ cao siêu mà đơn giản ở đó, họ tìm thấy cuộc đời. Bằng ngòi bút của mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vẽ lên câu chuyện cuộc đời qua tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" mà độc giả không thể nào quên. Đặc biệt, đoạn trích dưới đây đã diễn tả phát hiện của nghệ sĩ Phùng, từ đó góp phần thể hiện quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống:

    "Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. [..] Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất.." Nguyễn Minh Châu là nhà văn giàu tâm huyết, luôn trăn trở về một nền văn học xứng đáng với tầm vóc dân tộc và với sự kì vọng của nhân dân. Hai tập truyện ngắn "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành" (1983) và "Bến quê" (1985) đã đưa nhà văn lên vị trí "người mở đường tinh anh và tài năng" (Nguyên Ngọc) của văn học nước nhà từ sau năm 1975.

    "Chiếc thuyền ngoài xa" thuộc kiểu truyện tư tưởng được viết vào năm 1983, in trong tập truyện "Bến quê" (1985) sau đó in lại trong tập truyện cùng tên năm 1987. Đây là tác phẩm đặc sắc cho những sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu khi nhà văn chuyển sang cảm hứng thế sự - đời tư thể hiện mối quan hoài thường trực của nhà văn "những suy nghĩ da diết về chân lí nghệ thuật và đời sống". Sự thật nghiệt ngã được mô tả trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan làn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh từ lâu trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo ban mai lên trên không gian xa rộng của biển cả.

    Đoạn văn trên thuộc phần đầu của truyện đã diễn tả phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng, từ đó góp phần thể hiện quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống.

    Nhà văn Nguyễn Minh Châu quan niệm "Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, là một lát cắt của hiện thực cuộc sống, nhưng chỉ qua một lát cắt ấy thấy được cả vòng đời thảo mộc trăm năm". Với quan niệm như vậy nên trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra tình huống truyện hết sức độc đáo. Để trong tình huống ấy, các nhân vật phải bộc lộ cách ứng xử, tính cách và phẩm chất.

    Truyện kể về hành trình đi tìm một bức ảnh đẹp cho bộ lịch của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Sau gần một tuần tìm kiếm, cuối cùng anh đã tìm thấy một "cảnh đắt trời cho". Nhưng ngay trong giây phút người nghệ sĩ ấy vừa "khám phá ra cái chân lí của sự hoàn thiện", vừa bắt được cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn ", thì cũng là lúc Phùng chứng kiến một cảnh bạo lực gia đình: Người đàn bà bị chồng đánh đập dã man. Chỉ trong ba hôm phải chứng kiến cảnh tượng ấy đến hai lần khiến Phùng không thể chịu đựng được, bản lĩnh và phẩm chất của một người chiến sĩ – nghệ sĩ đã thôi thúc anh phải dùng vũ lực buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác. Cũng vì thế mà anh bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Tại đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài và ngộ ra nhiều điều.

    Trong đoạn trích, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tiếp tục thể hiện những khám phá, phát hiện về nghệ thuật và đời sống, khiến tình huống truyện được phát triển. Éo le thay khi con thuyền ngư phủ đẹp như một giấc mơ trong bức tranh nghệ thuật đẹp một cách toàn bích ấy tiến vào bờ thì bước xuống từ đó không phải là những con người đẹp và toàn thiện như cổ tích mà là hình ảnh những con người hoàn toàn đối lập:

    Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là" một người đàn bà trạc ngoài bốn mươi tuổi, một thân hình quen thuộc của người đàn và vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ ". Người đàn bà hiện lên với" tấm lưng áo bạc phếch, và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng ". Đây chính là hiện thân của sự lam lũ, nghèo đói, vất vả trước cuộc sống mưa sinh. Bên cạnh sự thua thiệt về nhan sắc, cộng thêm gánh nặng trước cuộc sống mưu sinh khiến cho người đàn bà càng trở nên xấu xí hơn. Tác giả Nguyễn Minh Châu đã dùng từ ngữ cực tả như:" Thô kệch, tái ngắt, bạc phếch, ướt sũng "đã diễn tả được trọn vẹn diện mạo của người đàn bà. Đối với chị, được một giấc ngủ ngon lành cũng là điều quá xa xỉ. Có thể nói, chị là hiện thân tiêu biểu của những người dân chài nhọc nhằn trước gánh nặng áo cơm.

    Tiếp đến là" người đàn ông tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch ". Chỉ bằng vài nét vẽ, người đàn ông được khắc họa như là hiện thân của gánh nặng cuộc đời đã kéo còng tấm lưng.

    Cả hai người đều là hiện thân của sự nhọc nhằn, nghèo khó của người dân hàng chài. Nếu ai đã từng đọc" Đời thừa "của Nam Cao thì sẽ thấy, Hộ là người chồng tốt, là nhà văn chân chính, nhưng cũng vì gánh nặng gia đình, gánh nặng" cơm, áo, gạo, tiền "mà đã trở thành thủ phạm của bạo lực gia đình trong những lúc say sưa để giải quyết bế tắc trong sự nghiệp và cuộc đời. Hay như trong chính" Chiếc thuyền ngoài xa ", nguyên nhân chủ yếu khiến người đàn bà hàng chài đó bị đánh là vì cứ mỗi khi khổ quá, anh chồng lại lôi chị ra đánh. Cuộc đời lam lũ nghèo khổ, nheo nhóc, sự tối tăm ngu dốt.. là một trong những nguyên nhân gây ra nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong một số gia đình Việt Nam lâu nay? Phải chăng Nguyễn Minh Châu đã kín đáo nói về một căn nguyên đầy nước mắt mà thi hào Nguyễn Du đã viết trong" Văn chiêu hồn "hơn hai thế kỉ trước:

    " Đau đớn thay phận đàn bà,

    Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? "

    Rõ ràng, hoàn cảnh và điều kiện sống cũng là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, đó là còn chưa kể tới những hệ lụy của nó.

    Một cảnh tượng diễn ra khiến cho nghệ sĩ Phùng không thể nào tin vào mắt mình và cái cảnh đẹp kia bỗng chốc biến thành một hình ảnh vô cùng thậm tệ: cảnh bạo lực gia đình:

    Bạo lực gia đình lại diễn ra ngay sau chiếc xe rà phá mìn của Mĩ trên bãi cát, và gã đàn ông đánh vợ bằng chiếc thắt lưng da của lính Ngụy. Phải chăng cái ác mà Mĩ Ngụy gieo xuống đất nước ta còn không khủng khiếp bằng cuộc chiến giữa cái thiện với cái ác trong cuộc sống hòa bình. Hay đó là hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn hiện hữu ngay cả khi hòa bình lập lại. Tưởng rằng cuộc chiến đấu giành độc lập tự do ta đã giải quyết được trọn vẹn, mang lại niềm vui cho mọi người. Nhưng sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng còn biết bao vấn đề đặt ra: Đói kém, bệnh tật, bạo lực gia đình.. Dấu tích của chiến tranh để lại không chỉ là mấy cái xe hỏng mà hơn nữa là cuộc sống đói nghèo, lạc hậu của những người như hai con người bất hạnh kia. Người đàn bà từ dáng vẻ đến hành động đều thể hiện sự bất lực, buông xuôi và cam chịu thể hiện qua cánh tay buông thõng, đôi mắt nhìn xuống dưới chân khi" đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân ".

    Tiếp đó, Phùng lần lượt chứng kiến những cảnh tượng vô cùng đau lòng. Lão đàn ông hàng chài ra sức đánh người vợ khốn khổ một cách tàn bạo. Với môt vẻ" hùng hổ, mặt đỏ gay ", lão đàn ông dùng chiếc thắt lưng lính ngụy ngày xưa để đánh vợ" chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà ". Trong cơn giận dữ như lửa cháy, lão vừa nghiến răng ken két vừa dùng hết sức lực để dùng chiếc thắt lưng quất tới tấp vào người đàn bà. Không chỉ đánh vợ tàn độc mà lão đàn ông còn ra sức chửi rủa. Mỗi nhát quất xuống là một câu nguyền rủa đầy nghiệt ngã dành cho vợ con: " Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ! ".

    Cách đánh thật man rợ. Cường độ và tốc độ đánh đạt đến" đỉnh điểm "của sự giận dữ, căm thù và đau đớn. Diễn tả điều này," Nguyễn Minh Châu đã trút bỏ hết trang sức của ngôn từ "(Bùi Minh Đức) để thay vào đó là những từ ngữ cực tả" như lửa cháy" "quật tới tấp" "thở hồng hộc" "nghiên răng ken két" mới diễn tả được đày đủ, chính xác cảnh tượng kinh hoàng này. Chồng đánh vợ bằng tất cả sự căm thù, tức giận, bằng tất cả sức mạnh của cơ bắp và tinh thần, đánh thậm tệ, dã man như đánh kẻ thù số một. Thật thậm tệ, dã man và đớn đau biết chừng nào! Chứng kiến cảnh tượng này mấy ai đã cầm được lòng mình. Quả thực như Tô Hoài viết "viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không hề tầm thường chút nào". Sự thật mà nhà văn Nguyễn Minh Châu phản ánh thật chân thực, chính xác được viết ra từ "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" của một nhà văn có "mối quan hoài thường trực về số phận con người" (Nguyễn Văn Long).

    Nỗi đau xót của người đàn bà hàng chài làm cho trái tim Phùng rớm máu. Mỗi nhát quất vào lưng người đàn bà cũng làm tan nát trái tim độc giả. Sức mạnh của ngôn từ đâu phải đến từ lời trần ngôn sáo ngữ mà nó nhiều khi được chiết suốt từ những trái tim đang đau đáu trước những nỗi đau của cuộc đời. Với cảnh tượng bị bạo hành dã man ấy, người đàn bà mang nỗi đau về thể xác. Mặc dù vậy người đàn bà không chống trả, không van xin, không chạy trốn. Khi Thúy Kiều bị Tú Bà tra tấn đã phải thốt lên trong đau đớn:

    "Thịt da ai cũng là người

    Lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau"

    Người đàn bà cũng vậy, mụ đâu phải là mình đồng da sắt, là con người bình thường ai mà không đau được chứ! Thế mà mụ lặng câm chấp nhận đòn roi của chồng như người đi biển chấp nhận sóng gió vì con.

    Trước cảnh tượng đó, Phùng đã "vứt chiếc mát ảnh xuống đấ chạy nhào tới. Bỗng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác.. thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ, căng thẳng làm nó chạy qua không nhìn thấy tôi". Phản ứng của thằng Phác là lao vào "giằng được chiếc chắt lưng, liền dướn thẳng người, vung khóa quật" vào bố nó. Như vậy thằng bé cũng đã dùng hết sức có thể cùng với sự giận dữ, căm thù, căm giận để đánh bố nó. Nó đánh lão đàn ông như đánh kẻ thù số một. Đau đớn biết mấy cho một tâm hồn ngây thơ, một trái tim non nớt. Vì tình thương mẹ mà Phác đã đánh bố, đã phạm phải tội lớn nhất của đời người, tội bất hiếu khó tha thứ. Phác đã vi phạm đạo đức nghiêm trọng của con người. Có thể nói, việc bảo vệ mẹ khỏi đòn roi là một động cơ thì tốt đẹp, trong sáng đáng trân trọng nhưng Phác lại có những hành động sai lầm. Thằng Phác đã bị rơi vào tình trạng thương xót biết bao. Đáng thương hay đáng trách đây? Người đàn ông vũ phu "định giằng lại chiếc thắt lưng những chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát". Người xưa nói "hổ dữ không ăn thịt con". Đây chưa đến nỗi là hành động của hổ dữ, nhưng cách đánh của lão đàn ông cũng thật đáng trách biết bao. Lão đã dang tay cho thằng bé hai cái tát khiến nó ngã dúi xuống cát.

    Quả thực, những điều diễn ra là sự tận cùng bạo lực gia đình. Mối quan hệ gia đình, quan hệ huyết thống vốn là một mối quan hệ rất thiêng liêng, cao đẹp nhưng giờ đây đã bị phá vỡ bởi những hành động bạo lực chồng chất, dã man. Giờ đây thay thế vào cho mối quan hệ thiêng liêng kia là ngọn lửa của lòng hận thù. Thật đau đớn, chua xót biết chừng nào. Con người thật tội nghiệp, nhỏ bé trước cuộc sống mưu sinh, trước cảnh sống nghèo đói.

    Văn học trước Cách mạng tháng Tám - 1945 đã miêu tả vấn đề cơm áo gạo tiền đã khiến những người trí thức bị "ghì sát đất," để sống đời thừa như những thanh sắt bị hoen ghỉ ra giữa cuộc đời, để họ cứ chết dần, chết mòn, chết khi đang còn sống. Đó là thực trạng đau xót được nhà văn Nam Cao phản ánh chân thực trong những trang viết của ông về đề tài người trí thức. Cũng vì cái đói, Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao phải ăn bả chó để bảo toàn mảnh đất thiêng cho người con trai. Đó là những con người sống trong chế độ cũ, xã hội nửa thực dân phong kiến phi nhân đạo. Đau đớn thay, nỗi đau về cơm áo gạo tiền còn kéo dài sang tận chế độ mới, khi hòa bình đã lập lại, đất nước đã thống nhất nhưng cái đói vẫn là mối đe dọa đến cuộc đời của nhiều người dân trong những năm 80 của thế kỷ XX. Cái nghèo đói đang mang đến nguy cơ phá hủy những mối quan hệ vốn thiêng liêng và tưởng chừng rất bền chặt. Đặt ra vấn đề này, Nguyễn Minh Châu đã làm thay đổi bao mắt nhìn, óc nghĩ của mọi người về cuộc đời, về thân phận của con người bằng tất cả tấm lòng nhân đạo sâu sắc, thấm thía và cảm động.

    Như vậy, chiếc thuyền vào gần bờ đã có kết quả hoàn toàn trái ngược với vẻ đẹp của sự toàn bích, toàn thiện; giờ đây là sự hiện thân của cái xấu, cái ác, cái phi đạo đức. Hình ảnh chiếc thuyền ở gần là hiện thân của cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn với đói nghèo và bạo lực. Tấm ảnh về chiếc thuyền thì rất đẹp, nhưng cuộc sống đích thực của gia đình dân chài trên chiếc thuyền ấy chẳng có gì là đẹp. Sự nghịch lí ấy đặt ra vấn đề đối với người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. "Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối" (Nam Cao). Những giọt nước mắt của người đàn bà hàng chài nhỏ xuống lấp đầy những nốt dỗ chằng chịt kia. Một cảnh tượng nghiệt ngã đối lập với cái cảnh đẹp như ngư phủ của con thuyền.

    Ở phát hiện thứ hai của Phùng, mặc dù người đàn bà hàng chài hiện lên với vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch, nhưng ẩn sâu bên trong chị vẫn ngời sáng vẻ đẹp phẩm chất khiến người đọc ngưỡng mộ:

    Trước hết, chị là một người phụ nữ đầy cam chịu, vị tha, hiểu chồng. Mặc dù bị lão đàn ông đánh đập dã man nhưng chị "không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn". Tại sao vậy? Bởi lẽ, chị hiểu rõ nguyên nhân mình bị đánh. Chị biết rõ hành động của lão đàn ông chỉ là sự trút giận, sự bất lực. Thật ra bản chất của lão không xấu, nhưng do hoàn cảnh nghèo đói, gánh nặng mưu sinh "cơm áo gạo tiền" đè nặng lên đôi vai nên người đàn ông mới thành ra như thế.

    Không những vậy, hành động chịu trận của người đàn bà còn cho thấy chị là một người giàu lòng tự trọng, thương con. Khi chứng kiến con đánh bố, bố đánh con, lúc đó người đàn bà mới: "Đau đớn, vô cùng xấu hổ và nhục nhã". Nỗi đau đớn không phải đến từ đòn roi của chồng. Mà đó là nỗi đau tinh thần của một bà mẹ giàu lòng tự trọng . Trong nỗi đau đớn tột cùng ấy, lúc này người đàn bà mới khóc. Như vậy, dù mạnh mẽ đến đâu chị cũng là một con người, khi lòng tự trọng bị tổn thương, tình mẫu tử, phụ tử bị cào cấu bàn đôi bàn tay ngây thơ của thằng Phác, chị đã không cầm được giọt nước mắt. Trong nỗi đau đó, chị đã có hành động rất lạ "vái con lia lịa" như một lời khẩn cầu tha thiết, đau đớn của một người mẹ giàu lòng tự trọng. Đối với chị, chứng kiến con mình đã phạm tội rất lớn mà lực bất tòng tâm, không ngăn cản được một sự thật chua chát thật đau đớn biết chừng nào. Nỗi lo sợ nhất của chị đã thành hiện thực. Một hiện thực chua xót, đớn đau như đứt từng khúc ruột. Càng có lòng tự trọng bao nhiêu, chị lại càng đau xót, xấu hổ bấy nhiêu vì đã để con chứng kiến cảnh mình bị hành hạ. Điều này chị thấu hiểu rằng nó sẽ tạo nên những vết sẹo trong trái tim con, sẽ làm con mình tổn thương, làm trái tim non nớt của con bị cứa rớm máu vì cảnh bạo lực gia đình. Chị xấu hổ, nhục nhã vì thấy rằng mình là mẹ mà không thể nuôi dạy con một đàng hoàng tử tế.

    Qua phát hiện này, ta cũng thấy được tâm trạng và thái độ của nghệ sĩ Phùng. Anh như cay đắng nhận thấy những cái ngang trái, bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu của cái máy ảnh mà anh dày công sáng tạo nghệ thuật bổng hiện hình một sự thật cuộc sống sót xa. Phùng kinh ngạc đứng há hốc mồm, vứt máy ảnh định nhảy vào can thiệp. Chứng kiến cảnh bạo lực diễn ra lần thứ hai, Phùng đã yêu cầu lão đàn ông chấm dứt hành động vũ phu nhưng không được. Anh đã dùng nắm đấm của một người lính đã từng cầm súng chiến đấu. Thiên chức của người nghệ sĩ không chỉ khám phá, rung động trước cái đẹp mà phải đứng lên chống lại cái ác, cái xấu xa. Khát vọng giải phóng người đàn bà khỏi đòn roi luôn tồn tại trong lòng Phùng. Tuy nhiên, Phùng đã không thể giải phóng người đàn bà khỏi đòn roi mà anh còn bị thương. Điều đáng lưu ý là hành động của Phùng diễn ra ở nơi chiến trường xưa, nơi anh từng cầm súng chiến đấu giải phóng dân làng khỏi ách đô hộ của đế quốc Mĩ. Nhưng giờ đây, anh lại thất bại trong việc giải phóng người đàn bà khỏi đòn roi bằng vũ lực. Nắm đấm không phải cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn, xung đột gia đinh. Hơn nữa, sự thất bại của Phùng bởi anh vẫn chưa tìm hiểu rõ nguồn cơn của vẫn đề, gốc rễ của bạo lực là từ đâu.

    Chính việc chứng kiến cảnh bạo lực gia đình đã làm thay đổi quan điểm, cách nhìn cuộc đời của Phùng về nghệ thuật và cuộc đời. Đây cũng là một tình huống mới để câu chuyện phát triển sang một hướng khác. Với hai phát hiện ấy Phùng chợt nhận ra rằng cuộc đời không đơn giản một chiều mà chứa nhiều nghịch lý ngang trái, mâu thuẫn. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, đẹp và xấu thiện và ác. Ở đây nhà văn khẳng định, cùng một chiếc thuyền nhưng ở hai thời điểm, hai khoảng cách lại cho kết quả hoàn toàn trái ngược nhau. Cuộc đời luôn chứa đựng nghịch lí oái oăm. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn giữa đẹp –xấu, ác – thiện. Đừng nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất, giữa hình thức và nội dung không phải bao giờ cũng trùng khít nhau. Đừng vội đánh giá con người, sự vật qua hình thức bên ngoài. Nguyễn Minh Châu đã lên tiếng dõng dạc cần phải bước vào cuộc chiến chống lại cái ác, bạo tàn, xấu xa.

    Thành công đầu tiên của tác phẩm phải kể đến việc tác giả đã tạo ra một tình huống nhận thức mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về cuộc sống. Sự chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ là một sự kiện tạo ra bước ngoặt nhận thức và tình cảm, cảm xúc của nhân vật Phùng. Ngôn ngữ kể chuyện rất sinh động, hấp dẫn, tác giả đã chọn ngôi kể thứ nhất, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, giúp cho điểm nhìn trần thuật sắc sảo, lời kể trở nên khách quan, chân thực và giàu tính thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật rất phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật. Xây dựng đối thoại sinh động hấp dẫn. Việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế, tác giả đã khắc sâu chủ đề- tư tưởng cho tác phẩm. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, sắc sảo tạo nên một tác phẩm rất đặc sắc giàu sức ám ảnh.

    Mọi dòng sông đều đổ về biển rộng, cũng như mọi khám phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh, nhân bản. Bởi lẽ, con người là một trung tâm của văn học nghệ thuật. Văn học có thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng tạo, nhưng đều hướng tới để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh. Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn vì con ngươi, phẩm mới đạt tới tầm nhân bản. Muốn vậy "Nhà văn chân chính là phải nhân đạo từ trong cốt tủy" (Sê – Khốp). Chính vì thế, văn học phải hướng tới cuộc sống, phải khơi gợi được những tình cảm nhân văn cao đẹp, đánh thức được lòng trắc ẩn đang ngủ sâu trong trái tim mỗi người đọc. Văn chương phải giúp ta người hơn. Từ những điều trên, ta có thể khẳng định nhà văn Nguyễn Minh Châu đã hoàn thành sứ mệnh của một nhà văn chân chính khi tạo ra những trang viết chan chứa giá trị nhân đạo.

    Qua đoạn trích, người đọc thấy được quan niệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống mà Nguyễn Minh Châu gửi gắm. Đây không phải vấn đề mới mẻ mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đặt ra. Bởi trước đó rất nhiều nhà thơ, nhà văn trên thế giới đã phát biểu điều này. Tuy nhiên, Nguyễn Minh Châu vẫn có cách đặt vấn đề rất riêng, rất sáng tạo trong một truyện ngắn luận đề với những phát hiện và nhận thức của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Nghệ thuật và đời sống đang ở một khoảng cách quá xa (chiếc thuyền ngoài xa tượng trưng cho nghệ thuật; chiếc thuyền vào bờ tượng trưng cho cuộc sống. Đây là khoảng cách cần được san lấp để tác phẩm nghệ thuật đi sâu phản ánh cuộc sống, bám rễ sâu và trong cuộc sống còn nhiều khó khăn. Vấn đề này Nguyễn Minh Châu đã ra khi nền văn học đang đi theo lối mòn, thiếu cách nhìn mới, để "đào sâu, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống và vì cuộc sống. Người nghệ sĩ cần phải có cái nhìn đa chiều đa diện. Quan điểm nghệ thuật được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện rất sâu sắc và kín đáo, nó như phần chìm của tảng băng trôi mà cần sự suy nghĩ, tìm tòi của người đọc mới có thể khám phá. Có thể nói, đây là cách viết rất cao tay, sáng tạo, đã tạo nên những rung cảm thẩm mĩ sâu xa. Cách nhìn đời, nhìn người chưa bao giờ là chuyện cũ, nhất là đối với người nghệ sĩ. Mỗi một thời đại thì lại cần có cái nhìn phù hợp. Đặt ra những vấn đề này Nguyễn Minh Châu đã mở ra một con đường đi mới mà người nghệ sĩ cần đi theo.

    "Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo". Những tác phẩm đạt đến chuẩn mực của cái hay cái đẹp sẽ "vượt qua mọi sự bang hoại của thời gian" để sống mãi trong lòng bạn đọc. Cũng như dù thời gian có chảy trôi nhưng giá trị tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu vẫn nguyên vẹn và tỏa sáng.

    "Thời gian qua kẽ tay

    Làm khô những chiếc lá

    * * *Riêng những câu thơ còn xanh

    Riêng những bài hát còn xanh"

    (Thời gian – Văn Cao)
     
    Sói, LieuDuongMình là Chi thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...