NÓI VỚI CON - Y PHƯƠNG "Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" Chắc hẳn ai cũng biết tình yêu thương vô bờ bến của Đấng sinh thành là thứ tình cảm thiêng liêng không gì sánh bằng. Nhưng có vẻ tình mẫu tử từ trước đến nay được nhắc đến nhiều hơn, cả trong văn chương lẫn đời sống. Nói như vậy không có nghĩa là tình phụ tử không bao la, cao cả như tình mẫu tử. Tình cảm ấy cũng thiêng liêng, đáng trân trọng, chỉ là nó được thể hiện theo cách riêng của một người đàn ông mà thôi. Và vẻ đẹp của tình phụ tử ấy đã được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương. Bài thơ là lời người cha miền núi nói với con. Mở đầu bài thơ, tình cảm của người cha thông qua lời gợi nhắc đứa con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con ngườỉ đó là tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương. Ở bốn câu thơ đầu, Y phương đã gợi lên không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Quả là một bức tranh thật đẹp và ngộ nghĩnh. Bằng hình ảnh cụ thể và các liệt kê "chân phải," chân trái "," một bước "," hai bước "tác giả giúp chúng ta hình dung em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói, lúc thì sà vào lòng mẹ, lúc thì níu vào tay cha. Hình ảnh cũng thật sáng tạo, cụ thể mà giàu chất thơ:" Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười ": Câu thơ có cái ấm áp, ríu rít, ngọt ngào một thứ âm mà người làm cha làm mẹ nào cũng bồi hồi xao xuyến. Cứ thế, em bé lớn lên trong vòng tay, sự mong chờ, chào đón của người cha và người mẹ, trong tình cảm gia đình ấm cũng. Những câu thơ tiếp theo gợi về cội nguồn rộng lớn đã nuôi dưỡng con đó là quê hương. Khi nhắc đến quê hương, Y Phương đã có cách gọi thật độc đáo nhưng cũng thật gần gũi, thân thương:" Người đồng mình ". Đặc biệt, cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm sắc màu dân tộc: Đan lờ cài nan hoa Vách nhà kên câu hát Đan lờ để bắt cá, dưới bàn tay của người dân tộc Tày quê mình, những nan trúc, nan tre đã trở thành" nan hoa ". Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ, bằng tre mà còn được ken bằng" câu hát ". Những từ" đan ", 'cài", "ken' vừa miêu tả cụ thể động tác lao động vừa nói lên sự gắn bó quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con" Rừng cho hoa/Con đường cho những tấm lòng ". Tiếp đó là tình thương người cha dành cho con qua phẩm chất tốt đẹp của" người đồng mình ": Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành trước cuộc sống đầy gian nan thử thách mà" người đồng mình "phải trải qua. Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí:" Cao đo nỗi buồn - Xa nuôi chỉ lớn "diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của con người quê hương. Khó khăn thử thách càng lớn thì ý chí con người càng cao càng mạnh mẽ." Người đồng mình tuy thô sơ da thịt/Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con ", lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình. Cụm từ" thô sơ da thịt "là cách nổi băng hình ảnh cụ thể ngợi ca những con người mộc mạc, chất phác thật thà chịu thương chịu khó. Nhưng họ chẳng nhỏ bé về ý chí nghị lực và niềm tin. Họ có thể" thô sơ da thịt "nhưng không hề nhỏ bé vê tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp." Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương /Còn quê hương thì làm phong tục ", Câu thơ đã khái quát tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ truyền thống tốt đẹp của quê hương. Từ đó người cha mong con phải biết tự hào về truyền thống ấy. Bài thơ kết thúc với tình cảm mãnh liệt và mong ước của người cha với người con: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Với giọng điệu thiết tha, trìu mến, người cha đã truyền cho con vẻ đẹp, sức mạnh của truyền thống quê hương, mong con sống có tình nghĩa, biết chấp nhận gian khó, vươn lên bằng ý chí của mình. Cha hy vọng con sẽ kế thừa tiếp nối truyền thống vẻ vang và tự tin vững bước trên đường đời. Hai tiếng" nghe con "kết thúc bài thơ vừa thể hiện tấm lòng thương yêu, kì vọng, vừa là lời đặn dò nhắc nhở ân cần của cha đối với đứa con thân yêu. Trước mắt chúng ta như hiện ra hình ảnh người cha hiền từ âu yếm nhìn con, xoa đầu con và con ngoan ngoãn cúi đầu nghe lời cha dặn. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Cảm ơn các bạn đã đọc