Phân tích nhân vật Vũ Nương - Chuyện người con gái Nam Xương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tuyetngan0206, 3 Tháng ba 2022.

  1. tuyetngan0206

    Bài viết:
    16
    Nguyễn Dữ là nhà nho sống ở thế kỉ XVI, tên tuổi của ông gắn liền với tập văn xuôi Truyền kỳ mạn lục viết bằng chữ Hán, ghi lại những truyền thuyết, giai thoại kỳ lạ lưu truyền trong dân gian. Truyện Người con gái Nam Xương là một trong 20 truyện của tác phẩm. Tác giả dựa vào câu chuyện của người xưa để tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, tiêu biểu là Vũ Nương – nhân vật chính của truyện, người phụ nữ đức hạnh nhưng gặp nhiều bất hạnh đáng thương.

    Truyện đã xây dựng thành công Vũ Nương, một nhân vật mang đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Vũ Nương xuất thân trong một gia đình "kẻ khó" nhưng nàng vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: "Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp". Ngay từ đầu Nguyễn Dữ đã thể hiện cái nhìn tiến bộ, quan tâm đến đời sống người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp bình dân. Nàng được Trương Sinh, con nhà hào phú mến vì dung hạnh "đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về". Để làm rõ phẩm chất của Vũ Nương tác giả đã đặt nhân vật vào những tình huống rất cụ thể.

    Trong cuộc sống vợ chồng, nàng biết rõ chồng có tình đa nghi nên đã "giữ gìn khuôn phép, chưa từng để lúc nào vợ chồng phải đến bất hòa". Nàng vốn tính thùy mị. Nết ne nhưng không được sống trong hạnh phúc gia đình dài lâu. Nước nhà có biến, vợ chồng nàng phải tạm xa nhau.

    Khi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã cư xử đúng mực, chân tình. Nàng rót chén rượu đầy và nói những lời đưa tiễn, dặn dò, ngọt ngào, nồng đượm một tình yêu chung thủy: Mong chồng được hai chữ "bình yên". Như vậy, điều mơ ước lớn nhất của Vũ Nương không phải là danh vọng mà là một cuộc sống gia đình yên ấm. Biết chồng dấn thân nơi trận mạc, nàng rất xót thương và lo lắng.

    Trong những ngày tháng xa chồng, tình cảm và việc làm của Vũ Nương càng đáng trân trọng hơn. Một mình nàng đảm đương mọi việc trong gia đình. Một mình nàng chia sẻ tình cảm yêu thương với tất cả mọi người trong gia đình. Với chồng, nàng vừa thương nhớ chồng, vừa đau lòng cho chính mình phải cô đơn vò võ "nỗi buồn gốc rễ chân trời không thể nào ngăn cản được." Tâm trạng ấy cũng là tâm trạng chung của người chinh phụ trong thời loạn lạc xưa nay. Với con, nàng yêu thương tha thiết, tìm cách để nuôi dạy, chăm sóc và an ủi để con không thấy trống vắng khi không có cha bên cạnh. Còn với mẹ chồng, nàng xứng đáng là dâu thảo. Bà cụ ốm "nàng hết mực thuốc thang, lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Tình yêu thương chân thành ấy khiến mẹ chồng vô cùng mến thương, cảm động. Những lời trăn trối chân tình của mẹ chồng đã chứng minh nhân cách và công lao của nàng đối với gia đình chồng. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lòng thương xót, lo ma chay chu đáo" như đối với cha mẹ mình.

    Có thể nói Vũ Nương đã nêu cao phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam. Nàng hiền thục, đảm đang, thủy chung, hiền thảo, giàu lòng yêu thương, đáng được ngợi cao, đáng được đền ơn đáp nghĩa. Đó cũng chính là những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

    Nhưng con người đức hạnh ấy đã bị hàm oan. Chiến tranh và thói gia trưởng, đa nghi của Trương Sinh đã bóp chết niềm vui nghi gia nghi thất một đời của Vũ Nương. Khi "việc quân kết thúc" Trương Sinh trở về, nghe lời đứa con thơ "thường có một người đàn ông, đem nào cũng đến" mà "đinh ninh là vợ hư" rồi về la mắng vợ, tỏ thái độ nghi ngờ, đánh đập vợ. Trong hoàn cảnh ấy, Vũ Nương chỉ biết giải bày, thanh minh cho mình. Ở lời thoại thứ nhất, Vũ Nương nói trong nước mắt "Thiếp vốn con kẻ khó.. sum họp chưa thỏa tình chăn gối.. cách biệt ba năm giữ gìn một tiết..". Nàng phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng của mình, khẳng định tấm lòng chung thủy, trong trắng, nghĩa là hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan rã. Lời thoại thứ hai, nàng nói lên nỗi thất vọng khi không hiểu sao bị đói xử tàn nhẫn, bị "mắng nhiếc.. đánh đuổi đi" không có quyền được bảo vệ. Hạnh phúc gia đình dường như tan vỡ, tình yêu không còn. Tất cả đã "bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió..". Xúc động nhất là khi nghe lời than thở của Vũ Nương bên bờ Hoàng Giang. Nàng không than với chồng, với người nữa mà than với trời, giãy bày phẩm hạnh của mình với vũ trụ bao la. Nàng đau đớn khi hiểu rằng hạnh phúc gia đình nàng không thể nào hàn gắn nổi. Thất vọng đến tột cùng nàng đành mượn dòng nước con sông quê hương để giãy tỏ tấm lòng trong trắng thủy chung của nàng.

    Hành động trầm mình của Vũ Nương thật quyết liệt đẩy câu chuyện đến cao trào, đầu kịch tính. Vũ Nương tìm đến cái chết vừa để bảo toàn danh dự vừa để đấu tranh phê phán người chồng cả ghen, thiếu niềm tin trong quan hệ vợ chồng. Đó là hành động bế tắc, đau khổ của một kiếp người đơn độc. Dù sao thì Vũ Nương, người phụ nữ ấy cũng rất đáng thương, đáng trân trọng.

    Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nát. Khắc họa một nhân vật vừa có phẩm hạnh mang tính đạo đức truyền thống Việt Nam, vừa phải chịu những đau khổ khá tiêu biểu cho biết bao phụ nữ nước ta thời xưa. Nhà văn Nguyễ Dữ đã biểu hiện tấm lòng trân trọng và xót thương sâu sắc.

    Ngoài bi kịch của Vũ Nương, ở cuối truyện, tác giả như muốn minh oan cho nàng nên đã them phần truyền kì khá thú vị: Nàng không chết mà được sống sung sướng ở thủy cung. Điều này làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương. Điều quan trọng hơn là những yếu tố truyền kì ấy đem lại cho tác phẩm một kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc sống, người tốt cuối cùng cũng được hạnh phúc. Nhưng tính bi kịch của truyện vẫn không giảm vì chỉ là một chút an ủi cho người phận bạc, chứ hạnh phúc thực sự đâu thể làm lại được. Điều này khẳng định một lần nữa niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

    Cách dẫn dắt tình huống, sự việc hợp lí. Tất cả mọi diễn biến tính cách, số phận nhân vật xoay quanh hình ảnh cái bóng: Câí bóng thắt nút câu chuyên, cái bóng mở nút câu chuyện làm câu chuyện trở nên hồi hợp, hấp dẫn. Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công nhân vật. Nhân vật hiện lên với lời nói, việc làm bọc lộ diễn biến tâm trạng khá chặt chẽ. Lời kể, giọng văn sinh động, hình ảnh hiện thực và kì ảo kết hợp hài hòa làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.

    Vũ Nương là một người phụ nữ đức hạnh mà bất hạnh, là nhân vật điển hình cho bi kịch của người phụ nữa Việt Nam trong gia đình và xã hội xưa. Nguyễn Dữ đã kể lại câu chuyện cuộc đời của họ với bao tình xót thương sâu sắc. Chuyện người con gái Nam Xương là một áng văn hay thấm đẫm cảm hứng nhân văn, mở ra trước mắt người đọc bao điều sâu rộng về tình nghĩa vợ chồng, về mối quan hệ vữa người với người. Đọc tác phẩm, người đọc càng xúc động khi nhớ lại những vầng thơ của Lê Thành Tông:

    "Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt

    Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng"
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...