Đề: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ Nguyễn Dữ được biết đến là một nhà văn tài ba của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm làm nên tên tuổi của ông có lẽ là "Chuyện người con gái Nam Xương. Dưới ngòi bút của ông, tác phẩm đã mang đến cho độc giả hình ảnh một người phụ nữ hoàn hảo, đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại bi kịch, bất hạnh vô cùng. " Chuyện người con gái Nam Xương "kể về Vũ Nương, quê ở Nam Xương, một người phụ nữ xinh đẹp, thùy mị, nết na cho nên được Trương Sinh- một chàng trai ít học, có tính đa nghi, hay ghen- cưới về. Cưới nhau chưa được bao lâu, Trương Sinh phải đi lính để lại mẹ già và vợ đang mang thai. Từ đó, Vũ Nương một mình chăm sóc mẹ chồng và nuôi dạy con thơ. Qua năm sau, Trương Sinh trở về nghi ngờ vợ thất tiết nên đánh đập ruồng rẫy, rồi đuổi vợ ra đi. Vì bị nghi oan, Vũ nương gieo mình tư vẫn ở sông Hoàng Giang. Câu chuyện cho ta thấy một Vũ Nương xinh đẹp, thuỷ chung, hiếu thảo nhưng lại phải chịu nỗi oan ức tày trời. Ngay phần mở đầu tác phẩm, Nguyễn dữ đã dành cho Vũ Nương những lời khen chân quý:" Tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp ". Chỉ một dòng ngắn gọn nhưng đã khắc họa được chân dung một người phụ nữ hoàn hảo, đẹp người đẹp nết, công dung ngôn hạnh đủ cả. Trong tác phẩm, Nguyễn dữ đã khéo léo đặt Vũ Nương vào các mối quan hệ, hoàn cảnh khác nhau để làm nổi bật lên nét đẹp tâm hồn và những phẩm chất tốt đẹp của nàng. Trước hết, Vũ nương là một người phụ nữ khéo léo, son sắt, thuỷ chung trong mối quan hệ vợ chồng. Trong cuộc sống vợ chồng phải biết Trường Sinh có tính đa nghi nên Vũ nương luôn tìm mọi cách để giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải dẫn đến thất hòa. Gia đình, nhà cửa từ ngày có Vũ Nương lúc nào cũng đầm ấm, yên vui vì sự hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực của nàng. Đến khi đất nước có chiến tranh, Trương Sinh vì ít học nên phải đầu quân ra trận ở hàng đầu. Trong buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đầm thắm, thiết tha:" Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. "Với Vũ Nương, Nàng không màng đến công danh phù phiếm mà chỉ mong ước một điều thật nhỏ nhoi, bình dị đó là hạnh phúc gia đình, vợ chồng được sum vầy quây quần bên nhau. Chồng ra trận, Vũ nương hiểu những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi biên ải xa xôi:" Chị e việc quân khó liệu, thế ra khôn lường. Giặt quần còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ chưa có, mà mùa dưa chín qua kỳ, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ Hiền lo lắng "cũng trong buổi tiễn đưa ấy, bằng lời nói dịu dàng, nàng đã gửi chồng nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình:" Nhìn trăng soi thành cũ, Lại sửa soạn áo rét, gửi người ai xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có Cánh hồng bay bổng. "Đúng là lời nói, cách nói của người vợ hết mực thùy mị, dịu dàng, giàu lòng yêu thương, biết chịu đựng những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa. Những lời văn sóng đôi từng nhịp, từng nhịp như nhịp đập trái tim nàng đang thổn thức, âu lo cho người chồng của mình. Những lời nói ân tình đó thấm vào lòng người khiến ai cũng xót xa bữa hai hàng lệ. Khi xa chồng, Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, trông ngóng, giữ trọn tấm lòng son sắt:" Mỗi khi thấy bướm lượn đây vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được. "Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng đó, tình cảnh đó không chỉ là của riêng Vũ Nương mà là tâm trạng, tình cảnh chung của những người chinh phụ cho mọi thời loạn lạc xưa nay: " Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn. " Thể hiện tâm trạng ấy Vũ Nương, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của người phụ nữ tư dung tốt đẹp, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ, đợi chờ chồng của nàng. Đến khi Trương Sinh trở về, nàng bị chính người chồng mà mình luôn yêu thương, bỏng yêu anh, Vũ Nương đã ra sức cứu vãn, hàn gắn, tìm mọi cách để xóa bỏ sự ngờ vực trong lòng Trương Sinh. Khi chồng vì tin lời con trẻ mà trút cơn ghen bóng gió lên đầu nàng, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần, nàng đã viện đến cả thân phận và tấm lòng của mình để thuyết phục chồng:" Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. "Những lời nói nhún nhường, tha thiết đó chính là thái độ trân trọng chồng, trân trọng gia đình nhà chồng, tha thiết, Mong mỏi để gìn giữ gia đình của Vũ nương. Khi chồng bỏ ngoài tai lời phân trần đó mà vẫn rất mực chửi rùa, mắng nhiếc nàng, Vũ Nương bày tỏ nỗi thất vọng. Không hiểu sao mình lại bị đối xử tàn nhẫn, bất công như thế. Không hiểu sao người phụ nữ lại không có quyền bảo vệ mình, không có quyền được bảo vệ bởi những lời biện bạch, thanh minh của hàng xóm. Người phụ nữ của gia đình ấy giờ đã mất đi thú vui" nghi gia nghi thất ", Tình cảm thủy chung đơn chiếc nàng dành cho chồng trong suốt ba năm đằng đẵng đã bị phủ nhận không thương tiếc:" Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rủ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, Đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. "Vậy thì cuộc đời này còn ý nghĩa gì nữa đâu, chẳng còn gì cả, cái còn lại duy nhất với nàng lúc này là nỗi đau đớn đến tột cùng, là sự thất vọng lên tới đỉnh điểm khi nàng phải chịu nữa oan tày trời. Sao mọi cố gắng không thành, bị dồn đến bước đường cùng, Vũ nương chỉ còn biết mượn dòng nước Hoàng Giang Để rửa nỗi oan trái, nhục nhã, ê chề. Đứng trước dòng sông, nàng ngửa mặt lên trời để than:" Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngày chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, Trinh bạch gìn lòng, Vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. "Lời than của nàng trước trời cao sông thẳm là lời nguyện cầu xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất cũng như đức hạnh của nàng. Hành động trẫm mình là hành động quyết liệt cuối cùng chất chứa nỗi tuyệt vọng, đắng cay của Vũ Nương. Nhưng đến khi ở dưới thủy cung, những ngày sống ở làng mây cung nước sung sướng là thế, an nhàn là thế. Song Vũ Nương vẫn không nguôi nỗi nhớ thương chồng con. Vừa gặp lại Phan Lang, nghe Phan kể về tình cảnh gia đình, nàng đã ứa nước mắt xót thương. Mặc dù đã nặng lời thề sống chết với Linh Phi nhưng nàng vẫn tìm cách trở về với chồng con. Trong giây lát, để nói lời đa tạ với chồng, rõ ràng với người phụ nữ ấy, hận thù không có chỗ, trái tim nàng chất chứa tình yêu thương và lòng vị tha. Không những yêu chồng tha thiết, Nàng còn là người mẹ hiền, yêu thương con hết mực. Khi chồng đi lính vừa đầy tuần, Vũ Nương hạ sinh một đứa bé đặt tên là Đản. Vũ nương dành hết sức nuôi lớn, dạy dỗ, bao nhiêu tình thương đều dành hết cho con. Hằng đêm, nàng thường trò bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản. Nàng mong muốn đứa con của mình sẽ có đủ tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Còn trong mối quan hệ với mẹ chồng, Nàng là người con dâu hiếu thảo, được mẹ chồng yêu quý. Lấy chồng chưa được bao lâu, chồng phải đi chinh chiến, nàng vừa làm con dâu, vừa làm con trai chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Khi mẹ chồng ốm, hết sức thuốc thang, lễ bái thầnPhật, lấy lời khôn khéo khuyên lơn. Khi bà mất, một mình nàng chăm chút lo ma chay như cha mẹ đẻ của mình cái tình ấy có thể cảm thấu trời đất, cho nên trước lúc lâm chung, người mẹ chồng ấy đã trăn trối những lời yêu thương, trân trọng và động viên con dâu:" Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, trời xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ. "Đó không còn là mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu. Từ lúc nào không biết nữa, Vũ nương đã trở thành con gái trong gia đình nhà Trương Sinh. Nguyễn dữ đã dành cho Vũ lương thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang viết, để Vũ nương hiện lên với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát. Đó là một người phụ nữ rất mực hiếu thảo, một lòng thờ kính mẹ chồng. Đó là một người phụ nữ hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, một lòng một dạ thuỷ chung, son sắt với chồng. Nàng là một người phụ nữ hoàn hảo, lý tưởng của mỗi gia đình, là khuôn vàng, thước ngọc của mọi người phụ nữ. Người như nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Ấy vậy mà nàng lại phải chịu nỗi oan động trời động đất. Vũ nương chính là nhân vật tiêu biểu cho những số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội xưa. Ngày Trường Sinh trở về cũng là lúc bi kịch cuộc đời đang xảy ra với ba xong gió, bão giông. Mà oái ăm thay, bi kịch ấy lại bắt nguồn từ chính những người nàng yêu thương nhất. Câu chuyện mà bé Đản- đứa con trai vừa lên ba tuổi-nói về một người đàn ông" Đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi.. "đã làm cho Trương Sinh nghi ngờ, Ghen tức. Với bản tính hay ghen, cộng thêm tính gia trưởng, thất học, Trương Sinh đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Dấu biệt lời con nói, Trương Sinh đã" mắng nhiếc, chửi rùa và đánh đuổi nàng đi ". Mặc cho Vũ Nương hết sức phân trần, mặt cho hàng xóm biện bạch, thanh minh. Nàng đau khổ đến sé lòng:" Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, Nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa ". Bi kịch lên đến đỉnh điểm, Vũ nương phải tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Còn gì đau đớn, bi kịch hơn thế khi vốn là người phụ nữ đoan trang, rất mực đầm thắm, thủy chung nhưng lại bị khép ngay vào tội không chung thủy, tội thất tiết- một trong những tội nặng nhất của người phụ nữ- luôn bị người đời nguyền rùa, phỉ bán. Thật ra nỗi bất hạnh của Vũ nương không phải bắt nguồn từ tấm bi kịch này mà nó đã có mầm mống từ khi nàng chấp nhận cuộc hôn nhân với Trương Sinh. Ngay từ đầu, đây đã là cuộc hôn nhân không bình đẳng, không tình yêu. Sự cách bức ấy, cộng thêm cái thế của chồng, của người đàn ông trong xã hội phong kiến khiến cho Trương Sinh tự cho mình cái quyền đánh đuổi vợ mà không cần chứng cứ rõ ràng. Lấy chồng không được bao lâu thì niềm vui" nghi gia nghi thất "của Vũ nương đã bị mất đi bởi chồng nàng có tên trong sổ lính đi vào loại đầu. Thế là, nàng thiếu phụ tuổi xuân còn phơi phới đã phải gánh chịu nỗi buồn chiếc bóng năm canh của đời người chinh phụ. Ở phần sau của truyện, ta thấy Vũ nương được sống sung sướng dưới thủy cung. Nhưng không vì thế mà nàng hạnh phúc, bi kịch vẫn còn đeo bám Vũ nương vào tận chốn thủy cung huyền bí. Người đọc càng cảm thấy xót xa hơn khi nghe câu nói của nàng ở cuối truyện:" Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. "Âm dương đã cách trở đôi đường, hạnh phúc đã tan vỡ thì khó lòng hàn gắn được. Đằng sau yếu tố hoang đường, câu chuyện về nàng Vũ Nương mang đậm tính hiện thực và thấm đậm tinh thần nhân đạo. Bi kịch của Vũ nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến, chỉ xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình. Đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh không được bênh vực, chở che mà còn bị đối xử một cách bất công, vô lý. Chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ và sự hồ đồ vũ phu của anh chồng hay ghen mà người vợ, người mẹ ấy đã phải kết liễu cuộc đời mình. Như vậy, bằng ngòi bút thấm đậm lòng nhân đạo, tình yêu thương của mình, Nguyễn dữ đã thành công xây dựng hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo qua nhân vật Vũ nương. Tác phẩm có sự kết hợp giữa những yếu tố kỳ ảo và những yếu tố hiện thực đã góp phần tạo ra những chi tiết đặc sắc, đắt giá cho tác phẩm. Tác giả sử dụng câu văn biển ngẫu sóng đôi và đặt Vũ nương vào các mối quan hệ hoàn cảnh khác nhau để làm nổi bật lên vẻ đẹp và những phẩm chất tốt đẹp. Có thể nói," Chuyện người con gái Nam Xương"là một tác phẩm đặc sắc, đầy ý nghĩa. Tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc nhân vật Vũ nương, một người con gái xinh đẹp, thuỳ mị, hết mực yêu chồng, thương con và hiếu thảo với mẹ chồng. Qua nhân vật Vũ nương, Nguyễn Dữ đã khiến cho người đọc phải suy nghĩ về niềm tin trong cuộc sống, cách cư xử của những cặp vợ chồng dành cho nhau, quan trọng hơn là phải biết cách trân trọng, giữ gìn những thứ mình đang có chứ đừng để mất đi rồi mới tiếc nuối.