Phân tích nhân vật viên quan quản ngục - Truyện ngắn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ninh Nấm Nùn, 6 Tháng bảy 2023.

  1. Ninh Nấm Nùn

    Bài viết:
    4
    Viên quan quản ngục - Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

    [​IMG]

    Nhà thơ Mỹ Ralph Emerson từng khẳng định: "Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính". Câu nói này rất đúng với nhà văn Nguyễn Tuân. Là nhà văn yêu đến say đắm với cái đẹp, trân trọng và tôn thờ cái đẹp trong cuộc đời, Nguyễn Tuân đã không ngừng tìm tòi và dùng ngòi bút và vốn ngôn ngữ phong phú của mình để tái hiện lại chân dung những con người tài hoa, nghệ sĩ hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Chữ người tử tù là một trong những tác phẩm như vậy. Thông qua nhân vật viên quản ngục, nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định sức mạnh của nghệ thuật đối với cuộc đời.

    Là nhà văn "duy mỹ", suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào những trang viết, mang đến cho người đọc bao hình tượng đẹp. Tập truyện "Vang bóng một thời" có lẽ là nơi hội tụ những nét đẹp cao quý: Thú uống trà đạo, thú chơi thư pháp, thả thơ, đánh thơ.. Gắn liền với những thú chơi tao nhã ấy là những con người tài hoa bất đắc chí. "Chữ người tử tù" là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trích trong tập truyện ấy. "Chữ người tử tù" được viết ra như một phản đề đối với chế độ thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội "Tây Tàu – nhố nhăng" đầy rẫy phức tạp, bất công, đê hèn, độc ác và man trá. Trái với nó, là một vẻ đẹp sáng chói của nhân cách đầy khí phách và một tài hoa siêu việt, một thiên lương cao khiết. Trước đây, khi "Chữ người tử tù" được ra đời, nhiều nhà phê bình cũng như độc giả đều phê phán rằng, nó là tác phẩm tiêu biểu của xu hướng: "Nghệ thuật vị nghệ thuật". Tuy nhiên, khi nhìn nhận một cách sâu sắc, ta có thể thấy được rằng một cái đẹp tìm ẩn, cái đẹp làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn. Tuy không phải là nhân vật chính trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, nhưng viên quản ngục cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ở nhân vật viên quản ngục người đọc nhận ra những nét đẹp đáng quý đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật chính là ông Huấn Cao. Nói về nhân vật viên quản ngục, trong mở đầu của câu chuyện, nhà văn Nguyễn Tuân viết rằng: "Trong hoàn cảnh đề lao người ta sống bằng sự tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng, lòng biết trọng giá trị của người biết trọng người ngay của quản ngục là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ".

    Cũng như Huấn Cao, Quản ngục được nhà văn xây dựng trên một tỉnh huống éo le, một cuộc gặp gỡ khác thường. Cuộc gặp gỡ của hai kẻ đối nghịch trên bình diện xã hội nhưng lại là kẻ tri âm, tri kỉ trên bình diện nghệ thuật. Họ gặp nhau trong những ngày cuối cùng, trước khi Huấn Cao bị tử hình Chọn một tỉnh huống như vậy, Nguyễn Tuân đã đặt Quản ngục trước một sự lựa chọn có tính xung đột: Hoặc làm tròn bồn phận của một ông quan thì chà đạp lên lòng tri kỉ, hoặc muốn trọn đạo tri ki thì phải bất chấp những phép tắc, luật lệ, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Quản ngục sẽ lựa chọn cách giải quyết nào? Câu trả lời được nhà văn dần dần giải đáp.

    Lúc đầu Nguyễn Tuân gọi ông là: Viên quan coi ngục về sau quản ngục, viên quản ngục, ngục quan Nhìn chung nhà văn chủ yếu dùng cách gọi Hán Việt Cách gọi này một mặt tạo không khí cổ kính cho tác phẩm mặt khác cũng thể hiện thái độ trận trọng của Nguyễn Tuân dành cho viên quản ngục. Lời nói: Xứng hô với thầy thơ lại: Thầy – tôi với Huấn Cao: Ngài – tôi.. nhà nhận, lịch sử. Khuôn mặt: "Nghĩ ngợi đăm chiêu", "tư lự", tóc điểm hoa râm, râu ngả mẫu.. Các chi tiết này cho thấy, thầy quản là một người đã đứng tuổi, từng trải và cai ngục chỉ là cái vỏ bọc còn bên trong tâm hồn ông là một con người hướng nội, điềm đạm.

    Có lẽ ai cũng nghĩ rằng việc sống trong chốn lao tù trông coi những kẻ tù tội, cái hoàn cảnh ấy dễ đẩy con người đến với sự lọc lừa, tàn nhẫn. Tuy nhiên trái ngược với bản chất của nơi đây, nhân vật viên quản ngục lại là người có tính cách dịu dàng, biết trọng người ngay và hiểu được giá trị của con người.

    Trước hết, quản ngục là một người có tâm hồn nghệ sĩ, biết quý trong cái đẹp. Trước khi là quản ngục, ông ta cũng là người đèn sách, "biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền". Là người lương thiện, tử tế, lại có chữ thánh hiền bồi đắp cho "thiên lương" nảy nở tốt đẹp, ông ta yêu đến say mê cái đẹp. Chính vì vậy việc xin chữ là nguyện ước cháy bỏng của quản ngục. Ông có sở nguyện "là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết.. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời". Nhưng sự đời run rủi, và "ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt", quản ngục sa vào chỗ tối tăm, phẩm chất từ đó đã hoen ố đi ít nhiều. Giữa chốn tù ngục hầu như chỉ tồn tại hai thứ: Cái ác, cái xấu, tàn nhẫn, lừa lọc và những nỗi đau khổ, tuyệt vọng. Tình cờ, viên quản ngục gặp được ông huấn Cao, gặp thần tượng của mình, gặp trong hoàn cảnh cực kì éo le: Giữa chốn ngục thất, thần tượng của ông giờ đây lại là một tử tù, còn ông là cai ngục. Một tình huống đầy kịch tính được mở ra: Ở bình diện xã hội, họ là những kẻ đối địch nhau ; ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau. Kẻ cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình lại là một nghệ sĩ tài hoa tầm cỡ "thiên hạ đệ nhất thư pháp", kẻ đại diện cho luật pháp của triều đình lại là người có "tấm lòng biệt nhỡn liên tài" ' ngưỡng mộ tài thư pháp ấy. Cuộc "kì ngộ" khiến cho lòng yêu cái đẹp trong quản ngục sống dậy mãnh liệt tới mức ông có thể bất chấp cả tính mạng và địa vị, mong sao có được mấy chữ của ông Huấn.

    Không chỉ có thú vui thanh tao thích chơi chữ, viên quản ngục cũng là người có tấm lòng "biệt nhỡn liên tài". Khi nhận được phiến trát thông báo ngày mai sẽ có tử tù tên Huấn Cao – một người nổi tiếng khắp vùng vì tài viết chữ đẹp, viên quản ngục không e dè ca ngợi tài năng của tử tù Huấn Cao trước mặt người khác. "Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ nhanh và rất đẹp đó không?". Theo lẽ thường, một người dù tài năng, giỏi giang đến thế nào đi chăng nữa khi sa vào chốn ngục tù đều bị quan lại khinh thường. Nhưng ở đây, viên quản ngục – một người rất có địa vị nơi ngục tù lại rất xem trọng tài năng của Huấn Cao, dám ngợi ca tài hoa của một tên tử tù, điều đó thể hiện cái nhìn kính trọng đặc biệt của viên quản ngục với người có tài.

    Khi Huấn Cao được lính tỉnh bàn giao cho quản ngục, viên quản ngục nhìn sáu tên tử từ mới vào với cặp mắt hiền lành, lòng kiêng nể. Không chỉ sai người quét dọn sạch sẽ phòng giam Huấn Cao, ngày ngày viên quản ngục còn cho người đưa rượu thịt tới cho ông Huấn. Xưa nay, bậc quân tử lấy chữ lễ trọng giao tiếp, tự biết mình và biết người trong quan hệ. Tiếp cận với tử tù, quản ngục chân thành ngỏ ý: ".. Ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất..". Ngục quan liền bị tử tù nặng lời khinh bạc xua đuổi: "Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây". Trước tình huống ấy, người nắm uy quyền trong tay rất bình tĩnh, không nổi trận lôi đình để trả thù, không giở trò tiểu nhân để thị oai. Ngục quan chỉ lễ phép lui ra sau khi nói: "Xin lĩnh ý". Huấn Cao và bạn tù của ông vẫn được tiếp tục biệt đãi, cơm rượu lại có phần hậu hơn trước.

    Tại sao ngục quan lại xử sự như thế? Vì xét về vị thế, ông ta chỉ tự coi mình là kẻ tiểu lại giữ tù, còn Huấn Cao là một anh hùng tài tử đầu đội trời, chân đạp đất, chọc trời khuấy nước nổi danh trong thiên hạ về cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. Vả lại, quản ngục còn hi vọng chờ cho Huấn Cao dịu bớt tính nết để xin chữ. Nếu được Huấn Cao cho chữ thì ông rất mãn nguyện. Nguyễn Tuân đã làm nổi bật bao phẩm chất của quản ngục: Bình tĩnh, lễ độ, nhẫn nhục. Quản ngục đã lấy câu châm ngôn của cổ nhân để ứng xử: "Tiểu bất nhẫn bất thành đại sự". Ngục quan không lớn vì quyền uy mà đẹp ở nhân cách, ở tâm thế của một kẻ sĩ biết đọc vở nghĩa sách thánh hiền.

    Ngục quan có một tâm hồn trong sáng thanh cao, biết trọng người tài và rất yêu cái đẹp. Mặc dù đã chọn nhầm nghề, nhưng thiết nghĩ trên cõi đời này đã có chúa ngục nào có cái sở nguyện cao quý như ông? Cái ao ước của ông thật thanh cao, sang trọng. Ông ao ước có một ngày nào đó được treo ở nhà riêng câu đối do chính tay Huấn Cao viết. Ông say mê, khao khát vì chữ Huấn Cao đẹp và vuông lắm. Với viên quản ngục, có vinh hạnh nào hơn nếu có được chữ ông Huấn Cao mà trèo, đó là một báu vật trên đời. Vì thế, khi chưa xin được chữ, quản ngục sống trong tâm trạng đầy bi kịch. Nỗi khổ tâm của ông là có Huấn Cao trong tay, dưới quyền mình mà không dám giáp mặt vì ông cảm thấy nhân cách tử tù xa cách ông quá nhiều, ông càng khổ tâm, lo lắng hơn khi biết chỉ vài ngày nữa Huấn Cao sẽ bị hành hình; nếu không xin được chữ thì ông ân hận suốt đời. Có thể nói đó là một bi kịch cao quý được Nguyễn Tuân cảm nhận ở phương diện văn hóa nghệ thuật.

    Là con người có dũng khí Quản ngục sẵn sàng "biệt đài" Huấn Cao, điều mà ông ta và bất cứ ai cũng thừa hiểu là hành động phạm pháp, thậm chí bị quy vào tội đồng lõa với tội phạm. Với tội danh này, nặng thì bị xử giống như những phạm nhân kia nhẹ thì mất nghiệp, khuynh gia bại sản. Điều khiển ông nhẫn nại, hạ mình dám đánh đổi cả sự nghiệp thậm chí cả tính mạng của mình ấy là vì có được chữ của ông Huấn "là có một vật báu trong đời". I Dám xin chữ tử tù ngay trong ngục, chơi chữ một kẻ đại nghịch. Bất chấp nguy hiểm, đám hi sinh cả mạng sống cho ước mơ, nghệ thuật.

    Dù ở trong để lao nhưng viên quan coi ngục không hề bị cái xấu, cái ác tha hóa, vẫn giữ được một tấm lòng nhân hậu, trọng giả người và yêu cái đẹp. Khi nhận lời khuyên của Huấn Cao: Viên quan ngục đã cúi đầu bái lĩnh. Vái HC 1 vái, chắp tay nói và dòng nước mắt tra ra, rỉ vào kẽ miệng "Kẻ mê muội này xin bài lĩnh" Cái vái lạy và dòng nước mắt đã không làm cho quản ngục trở nên nhỏ bé, để hèn mà nguyễ lại làm cho hình tượng này trở nên đẹp hơn về nhân cách. Theo GS Nguyễn Đăng Mạnh "Chính Cao Chu Thần, nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù, có một câu thơ thật đẹp, thật sang:" Nhất sinh để thủ bái mai hoa "(Một đời chỉ biết củi đầu vái lạy hoa mai). Cái cũi đầu của thầy quản ngục vải lạy Huấn Cao chính là cái cúi đầu của Cao Bá Quát trước hoa mai vậy. - Có thể nói, diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy quản ngục là một người có nhân cách cao đẹp, là" một tấm lòng trong thiên hạ ". Xứng đáng là tri âm, tri kỉ với Huấn Cao. Đó đích thị là" một thành âm trong trẻo chen lẫn vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bỏ ". Quản ngục là một con người biết giữ" thiên hương ", biết trận trọng giá trị văn hóa, tài năng, là người có tâm hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu tài, không sáng tạo ra cái đẹp nhưng biết yêu và trấn trọng cái đẹp. Quản ngục đúng là một nhân vật của Nguyễn Tuân. Quan niệm nghệ thuật của nhà văn: Trong mỗi con người đều có một người. Nghệ sĩ, đều ần chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Không phải ai cũng xấu hết bên cạnh phản ác quỷ vẫn có" thiền lương ". Cái đẹp tồn tại cả trong môi trường của cái ác, cải xấu, nhưng không vi thế mà nó lại tăn, trái lại nó có thể căng mạnh mẽ lên như hoa sen giữa đảm lây.

    Đánh giá về cảnh cho chữ, nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng đó một đoạn văn rất giàu" chất điện ảnh ". Cùng với nghệ thuật dựng cảnh, dựng người thủ pháp tương phản cũng được nhà vẫn sử dụng một cách triệt để và hiệu quả Ngôn ngữ giàu tính tạo hinh vừa có kinh vừa hiện đại. Tất cả tạo nên một bài ca bi tráng về những con người tài hoa, khí phách và có thiên lương cao đẹp. Qua đây, nhà văn Nguyễn tuân cũng gửi gắm thông điệp: Con người ta hãy giữ thiên lương dù hoàn cảnh có nghiệt ngã đến đâu. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong xã hội đen tối lúc bấy giờ và đến nay nó vẫn còn có giá trị Xưa nay, bất cứ người nghệ sĩ nào khi cầm bút cũng đều muốn ghi dấu ấn tên tuổi của mình trên những trang văn lay động lòng người. Nhờ việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật Quản ngục mà" Chữ người tử tù "đã trở thành niềm ao ước của nhiều người cầm bút

    " Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống với nhau bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc. Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục này là một thanh âm trong trẻo xen giữa bản đà mà nhạc luật đều xô bồ, hỗn loạn"có lẽ là những câu nói Nguyễn Tuân dành cho viên quản ngục. Trong truyện ngắn, viên quản ngục luôn được nhà văn Nguyễn Tuân đặt cạnh Huấn Cao, hai nhân vật được đặt trong mối quan hệ khi trực tiếp khi gián tiếp, khi đối lập khi song hành tạo nên cốt truyện chặt chẽ, tình huống truyện độc đáo đặc sắc, góp phần tạo nên giá trị nhân sinh, nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Ngôn ngữ cổ kính trang trọng, phù hợp với không khí xa xưa đưa người đọc trở về quá khứ, góp phần tạo nên tính chân thực không gian văn hóa cho truyện ngắn.
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...