Phân tích nhâ vật Tràng trong buổi sáng ngày hôm sau (Vợ Nhặt) Lịch sử Việt Nam trải dài 4000 năm với biết bao thăng trầm, có những nốt thăng như thời đại Hai Bà Trưng và cũng có những nốt trầm như khoảnh khắc mà cả dân tộc rơi vào hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc và một trong những nốt trầm đó là nạn đói 1945, vẫn được người đời nhắc đến qua những câu dân ca tục ngữ dân gian "Tàu cười, Tây khóc, Nhật lo/ Việt Nam hết gạo chết co ngoài đường". Hòa cùng bầu không khí ảm đạm ấy, những linh hồn thơ ca của thời đại đã cô đọng những cảm xúc sâu kín nhất kết tinh những tác phảm dâng hiến cho đời. Nổi bật trong thi đàn văn học có các tác phẩm như "Một bữa no", "Chuyện cũ Hà Nội" và đặc biệt là tác phẩm "Vợ Nhặt" của Kim Lân người vốn đươc mệnh danh là "con đẻ của đồng ruộng", ông đã viết nên tác phẩm với tất cả tình cảm mến yêu và trân trọng người dân quê. Câu chuyện xoay quanh một gia đình xóm ngụ cư trong bối cảnh nạn đói đang hoành hành năm 1945 Nhân vật Tràng trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân hiện lên với hình ảnh của một gã trai ở tột cùng của sự nghèo khổ. Cái sự nghèo ấy được thể hiện qua hình ảnh chiếc áo nâu đã sớm bạc màu của hắn, qua hình ảnh căn nhà "vắng teo" đứng "rúm ró" trong mảnh vườn "lổm nhổm những búi cỏ dại". Và Tràng chỉ là một gã đẩy xe bò thuê, ngay đến cái tên cũng thể hiện sự thô kệch nghèo khổ khốn khó của hắn. Dưới ngòi bút của Kim Lân nhân vật Tràng hiện lên là một kẻ có ngoại hình thô kệch, thân hình to lớn, vạm vỡ, cái đầu thì trọc lóc, dưới ngòi bút ấy Tràng chỉ là một bức chân dung được đẽo gọt một cách sơ sài, cẩu thả. Không chỉ xấu xí về mặt hình thể hắn lại còn bị gán cho cái tính dở người khi bị cái tật, cứ "vừa đi vừa nói" và hay "lảm nhảm" than thở những điều hắn đang nghĩ, thi thoảng lại còn ngửa mặt lên trời cưới "hềnh hệch". Ấy vậy mà trong cái cơn đói thóc cao gạo kém, mấy ai ngờ cái con người thô kệch ấy lại lấy vợ. Một đám cưới chỉ có hai con người cùng nhau bước đi trên con đường trở về xóm ngụ cứ với cái không khí "vẩn lên mùi ẩm thối của rác và mùi gây của xác người". Một đám cưới tựa như bức tranh ảm đạm chung của những ngôi làng ở miền Bắc trong thờ kì 1945 lúc bây giờ, một đám cưới hiêm hoi giữa một đại đám tang của dân tộc. Mà hoàn cảnh hắn lấy vợ cũng hết sức đặc biệt khi hắn và cô vợ chỉ gặp nhau hai lần chóng vánh cùng bốn bát bánh đúc là đã nên duyên vợ chồng, Thị đã theo hắn về nhà trở thành người đầu ấp tay gối với hắn sau những lời tưởng chừng như bông đùa kia. Kim Lân đã dành nhiều đoạn để diễn tả tâm trạng và cảm xúc của nhân vật Tràng khi thị về nhà. Đầu tiên là lời xì xầm bàn tán của những người hàng xóm ngỡ ngàng trước quyết định lấy vợ tạo báo của hắn trong tình cảnh đói kém hiện tại, bởi "Chao ôi, giời đất nào rồi còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua đươc cái thì này không?". Hắn nghe không? , nghe chứ thậm chí là hiểu chứ nhưng rồi hắn cũng "Chậc! K ệ". Bởi đối với anh cu Tràng thì thì giờ phút này hắn chỉ còn "Tình nghĩa với người đàn bà đi kế bên". Hắn tủm tìm cười ánh mắt sáng lấp lánh mơ về hạnh phúc tương lai. Trong buổi sáng hôm sau khi Tràng thức dậy, ở hắn đã có những thay đổi đáng kế. Người đàn ông thô kệch ấy dường như vẫn chưa kịp tỉnh dậy trước niềm hạnh phúc ập đến quá bất ngờ, trong người "lửng lơ" như người vừa từ trong "giấc mơ" đi ra. Từ những thay đổi trong cảm xúc Tràng cũng nhận ra mọi thứ xung quanh như "có cái gì thay đổi mới lạ". Khung cảnh xung quanh hắn thay đổi khi có thị về, vườn tược nhà của được dọn dẹp gọn gàng, mấy chiếc "quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khum mươi niên ở một góc nhà" nay đã được đem ra sân hong, thậm chí những ang nước vốn đã khô cạn từ lâu cũng được đổ đầy nước lại một lần nữa. Mọi thứ xung quanh anh chàng dường như được sinh ra được tái tạo lại một lần nữa, mọi thứ được dọn dẹp một cách ngăn nắp gọn gàng không còn bừa bộn như hôm đầu tiên hắn ta dắt thị về nhà chứng tỏ ngôi nhà này đã có một nữ chủ nhân chứ không còn ở trong tình trạng "Không có người đàn bà" nữa, thu dọn sạch sẽ nhưng thứ dơ bẩn trog nhà như quét mọi chuyện vui xẻo, ảm đạm ưu tối đi và đổ đầy những ang nước như một cách mà thị và bà cụ Thứ đổ đẩy vào đó không phải là nước mà là hy vọng cho một tương lai sáng sủa hơn. Nhìn cảnh mẹ và vợ đang lúi húi dọn dẹp, hình ảnh tuy bình dị nhưng lại khiến gã trai như Tràng xúc động hơn bao giờ hết. Bởi từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến nay có bao giờ hắn dám mơ đến một ngày nào đó hắn sẽ có thể lấy vợ đâu mà có cơ hội nhìn thấy được cái hạnh phúc bình dị đời thường này. Tràng thấy mình thay đổi hẳn đi, suy nghĩ cũng trường thành và chín chắn hơn, trong hắn bắt đầu xuất hiện nhưng suy nghĩa mà có lẽ nếu không có thị chắc nhưng suy nghĩ ấy sẽ chẳng bao giờ tồn tại nổi. Tràng đã không còn là gã đàn ông ngây thơ ngờ nghệch của ngày trước mà anh đã trờ thành một người con có hiếu và một người chồng có trách nhiệm. Thấy vợ và mẹ đang dọn dẹp quét tước nhà cửa, bỗng hắn thấy hắn "yêu thương và gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng". Hai chữ "lạ lùng" đã nói lên sự thay đổi lớn lao trong suy nghĩ của hắn về sự gắn bó với gia đình, có lẽ trước đây nhà chỉ là nơi thân xác hắn quay trở về sau một ngày một mỏi và hắn cần một chổ để nghỉ ngơi để ngủ mà thôi nhưng giờ đây gia đình đối với hắn đã trở thành nơi gắn bó máu thịt, là nơi mà hắn sẵn sàng hy sinh để giữ lấy. Từ lúc nhận thức được mình đã có "một gia đình". Tràng nghĩ đến điều xa xôi hơn "Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng". Đây chẳng phải khát vọng thầm kín mà vô cùng mãnh liệt trong con người tột nghiệp ấy ư? Hắn khát khao một hạnh phúc đời thường, một nơi để trở về, và một tổ ấm có "vợ" có "con cái" của hắn, khát vọng đời thường giản dị mà thiêng liêng trong bối cảnh nạn đói hoành hành. Bình thường Tràng làm gì dám mơ đến việc mình có vợ và có con, nhưng cũng chính nạn đói đã đem thì đến bên hắn, hắn đó có vợ, và tổ ấm trong tương lai kia là thức chứ chẳng còn là giấc mơ mà hắn không thể với tới nữa. Thế nên trong lần hắn một lần nữa niềm vui lại choáng lấy tâm trí hắn, thế nhưng lần này niềm vui ấy không đơn giản chi vì hắn đã có vợ mà niểm vui ấy là vì khoảnh khắc này đây hắn đã có một "gia đình". Ý thức và trách nhiệm với gia đình của Tràng không chỉ thay đổi trong suy nghĩ mà nó còn thay đổi cả trong hành động. Hắn "xăm xăm chạy ra giữa sân", hắn cũng muốn góp một phần sức vào để "tu sửa lại căn nhà". Chính cái dáng chạy "xăm xăm" của hắn đã nói lên trong con người đó có biết bao nhiêu sự quyết tâm, và tình yêu to lớn mà hắn dành cho gia đình. Hành động ấy vốn đâu phải hành động thường ngày của hắn đâu, chính tình yêu thương chính việc sống trong tình yêu của mẹ, và sự hòa thuận của cuộc hôn nhân này đã thay đổi hắn, đã nhen nhóm trong hắn một niềm tin vào hạnh phúc rằng là trong tương lại mọi thứ sẽ tươi sáng hơn. Khép lại buổi sáng đầu tiên với tư cách là một người đã có gia đình của Tràng là hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới vụt qua trong tâm trí anh. Hình ảnh đó đã cho đọc giả một niềm tin rằng là một ngày nào đó không xa trong tương lai anh Tràng cũng sẽ đi theo cách mạng để đứng lên đấu tranh thay đổi cuộc sống. Truyện ngắn "Vợ Nhặt" đã được nhà văn Kim Lân chắp bút trong bối cảnh ngột ngạt và ảm đạm của thời đại, nạn đói năm 1945. Thế nhưng cái mà nhà văn hướng đến không phải hiện thực thê thảm mà trong bóng tối của nạn đói ông đã phát hiện ra ánh sáng đẹp đẽ của tình thương, tình yêu giữa con người với con người. Trong nạn đói cái chết vây hảm, chỉ chực chờ để rút sạch đi sự sống thì những nạn nhân khốn khổ vẫn cố gắng vươn lên bằng niềm tin và tình thương. Và điều đó đã được thể hiện rõ nét ở nhân vật trang trong đoạn trích sáng hôm sau khi anh ta lấy vợ, thông qua đoạn trích ta rút ra được bài học rằng cuộc sống dù có khó khắn cách mấy thì hãy cứ dũng cảm yêu thương đi vì nó sẽ là tia sáng cứu lấy cuộc đời. Nói đến Vợ Nhặt xin được dùng lời văn của nhà văn Nguyễn Khải để nói lên nhưng điều mà nhà văn Kim Lân cũng muốn trải lòng: "Trên đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điểm cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới đó".