Mở bài: Nguyễn Minh Châu là cây bút mở đường tinh anh và tài năng nhất của nền văn học thời kỳ đổ mới. Ông là nhà văn dũng cảm đọc lời ai điếu cho một nền văn học minh học. "Bức tranh", "Cỏ lau", "Bến quê".. ;à những tác phẩm ghi dấu sự trưởng thành trong ngòi bút của Nguyễn Minh Châu. "Chiếc thuyển ngoài xa" là một trong những tác phẩm tiêu biểu thuộc giai đoạn sáng tác sau của nhà văn. Tác phẩm không chỉ mang đến cho người đọc những ám ảnh về vùng u tối trong tâm hồn người đàn ông hàng chài, xót xa cho số phận, cuộc đời của người đàn bà hàng chài mà còn cảm nhận được vẻ đẹp, hình tượng nghệ sĩ nhếp ảnh Phùng Thân bài: Tác phẩm được viết năm 1983, 8 năm sau ngày đất nước thống nhất, cuộc sống hậu chiến muôn vàn khó khăn, những vấn nạn đặc biệt trong con người: Rồng phương lẫn rắn ết, thiên thần lẫn ác quỷ cùng tồn tại. "Chiếc thuyền ngoài xa" đặt ra nhiều vấn đề sống còn đối với nền văn học phải thay đổi quan niệm về con người- phải nhận thức lại hiện thực- phải nhận ra trách nhiệm của người nghệ sĩ trong cuộc đời. Phùng là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm, là người kể chuyện xưng tôi phát ngôn thay cho tác giả. Xoay quanh chuyến công tác của Phùng- một nghệ sĩ nhiếp ảnh về vùng đầm phá miền Trung Trung Bộ nơi anh đã từng sống và chiến đấu 10 năm trước. Chuyến đi này đã đem đến cho Phùng bao vỡ lẽ, bao nhận thức về con người, về cuộc sống và nghệ thuật. Ở nhân vật này ta thấy bóng dáng của nhà văn Nguyễn Minh Châu với hành trình đi tì nghệ thuật đích thực. Khi được trưởng phòng giao nhiệm vụ chụp bức ảnh để hoàn thiện bộ lịch Tết với chủ đề "Thuyền và biển" : Một bức ảnh có sương mù vào tháng 7, cảnh hoàn toàn tĩnh, một nhiệm vụ cô fufng khó khăn nhưng Phùng vẫn vui vẻ lên đường. Khi đến với cùng biển mà Phùng có một thời chiến đấu, Phùng đã phục kích ở bờ biển, trong một khoảng thời gian dài đã lên rất hiều ý tưởng để thu vào ống kính của mình cái đẹp của cuộc sống vùng biển. Từ đây ta thấy công việc không hề dễ dàng nhưng Phùng vẫn không bỏ cuộc, không đơn giản, qua loa mà rất tận tâm với nghề, hết lòng với hành trình tìm kiếm cái đẹp đây là phẩm chất hàng đầy của người nghệ sĩ để có thể đến với cái đẹp của cuộc sống. Với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tài năng của người nghệ sĩ với khát khao khám phá cái đẹp của cuộc sống, Phùng đã phát hiện bức tranh thiên nhiên giàu giá trị: Con thuyền thu lưới trong biểm sơm mờ sương "Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do dánh mặt trời chiếu vào, vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng vào mặt bờ". Đó là vẻ đẹp bình dị, quen thuocj của vùng biển: Thuyển và biển vào buổi sớm mai, con thuyền trở về sau một đêm kéo lưới. Vẻ đẹp toàn bích, hài hòa từ dường nét, màu sắc, ánh sáng, khung cảnh được nhìn qua những mắt lưới mà tấm lưới giữa hau gọng vó giống hệt như một con dơi. Có thể nói Phùng là một nghệ sĩ chân chính khát khao săn tìm cái đẹp và bằng cảm quan nghệ thuật với con mắt nhà nghề Phùng đã thu vào ống kính một bức anhrh toàn bích đẹp như bức anh mực tàu của một danh họa thời cổ mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp có một lần. Phùng đã có nềm vui của người nghệ sĩ chân chính như cách nói của Pautopxk: "Niềm vui của người nghệ sĩ chân chính là người dẫn đường vào xứ sở của cái đẹp". Tâm hồn của nghệ sĩ Phùng thưc sự rung động khi đứng trước vẻ đẹp "trời cho". Nguyễn Minh Châu thật tài tình khi nhập thân vào nhân vật để lột tả chính xác giây phút thăng hoa trong tâm hồn của Phùng. Phùng bối rối trong trái tim như đang có cái gì bóp thắt vào, trong cái bối rối ấy chất chứa cả niềm hạnh phúc tột cùng khi đối diện với cái đẹp toàn bích, rung động cực điểm như khiến trái tim Phùng nghẹn ngào đó là một tâm hồn nghệ dĩ rất nhạy cảm, rung lên như những giây tơ cảm xúc khi khám phá ra vẻ đẹp của cuộc sống. Trong khoảng khắc đó Phùng thấy tâm hồn mình như được gột rửa, như được thanh lọc tâm hồn để khám phá thấy khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Nghĩa là Phùng đã mwor lòng để cái đẹp ùa vào trong tâm hồn, thanh lọc những cảm xúc chỉ còn lại cái thiện, cái đẹp. Xúc cảm được đẩy lên tội cùng khi Phùng bấm máy, thu vào cái máy ảnh không chỉ là cảnh trời cho mà còn là không khí hạnh phúc ngập tràn trong tâm hồn mình. Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc khi khám phá và sáng tạo, bức ảnh này được trưởng phòng rất ưng ý, được treo trong những gia đình sành nghệ thuật. Phùng đã mang cái đẹp đến với cuộc sống, lan tỏa cảm xúc cảnh đẹp của cuộc sống vùng biển. Kết bài: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu thông qua những phát hiện của Phùng về vể dệp của thiên nhiên, về sự thật cay đắng đầy bi kịch, nghèo khổ, của những con người lao động bằng nghề chài lưới. Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ những lo lắng, trăn trở về nhân cách đời sống con người, bộc lộ lòng thương cảm, trắc ẩn, trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn người lao động