Trong thời chống Pháp đầy oanh liệt của dân tộc, tình yêu nước luôn là sức mạnh vô biên, vũ khí đắc lực đáng tự hào của người dân Việt Nam để tiêu diệt bọn giặc hung ác, tạo nên những chiến thắng vẻ vang cho nước nhà. Tình cảm ấy xuất phát từ rất nhiều thứ tình cảm yêu thương khác như yêu gia đình, yêu quê hương, làng nước.. Và trở thành đề tài chắp bút cho biết bao nhà văn, nhà thơ trong đó có Kim Lân – cây bút văn chương chuyên về truyện ngắn và kí, có am hiểu cũng như gắn bó sâu sắc với nông dân, nông thôn với tác phẩm đặc sắc – "Làng". Xuyên suốt truyện, nổi bật lên tình yêu làng hóa tình yêu nước mãnh liệt, cháy bỏng, bất diệt dù ở bất cứ nơi đầu của người nông dân – ông Hai được thể hiện qua diễn biến tâm trạng được Kim Lân xây dựng cực kỳ độc đáo. Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tình yêu nước ý nghĩa vô cùng phổ biến ở người dân Việt đã trở thành niềm cảm hứng để Kim Lân cho ra đời "Làng" vào năm 1948. Tác phẩm lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của nhân dân ta khi làng bị giặc chiếm đóng trong đó lấy hình ảnh ông Hai – người ở làng chợ Dầu làm biểu tượng. Ở nơi ông cùng gia đình tản cư, ông luôn tự hào và khoe về làng của mình. Hay tin làng Chợ Dầu theo giặc Việt gian khiến ông đau đớn, tủi nhục vô ngần. Rồi khi tin đồn ấy được cải chính, ông Hai sung sướng, vui mừng dù lúc đó giặc đã đốt cháy rụi cả nhà cửa của ông. Trước tiên, ông Hai hiện lên là một người vô cùng yêu cái làng của mình. Lúc làng chưa bị chiếm đóng, tình yêu của ông thể hiện ở cái tính hay khoe cái dinh phần của viên tổng đốc làng ông. Hay ông còn thích khoe kỳ được cái lăng cụ Thượng với khách từ quê ngoại lên chơi. Thế rồi, dù yêu làng đậm sâu, tha thiết nhưng ông vẫn phải bất đắc dĩ đi tản cư vì làng bị chiếm đóng. Nhưng dù ở nơi tán cư thì ngọn lửa yêu làng và cái niềm say mê khoe làng luôn cháy rạ rực trong lòng ông cũng không thể dập tắt được. Ông mặc cho không biết có ai nghe hay không vẫn luôn say sưa khoe làng ông khởi nghĩa, gia nhập phong trào từ hồi còn trong bóng tối, rồi khoe những hố, những hào.. của làng ông khi làng bị chiếm đóng. Và ở nơi tản cư – nơi mà ông nhất quyết không chịu đi vì yêu làng, không muốn cách rời, không muốn xa những cảnh vật thân thương nhưng vẫn buột phải đi khiến ông sinh ra hay bực bội ấy, ông cũng vẫn sống mãi với tình làng của mình, ông lại nghĩ vè cái làng của ông, lại nghĩ về những ngày cùng làm việc với anh em.. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào.. Nhớ làng đau đáu, đi đến đâu ông cũng khoe, tự hào về cái làng không chỉ đẹp mà còn tham gia vào cuộc chiến đấu chung với dân tộc của mình và lấy đó làm vui: "Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra." Đặc biệt, ngày nào ông cũng ra phòng thông tin đọc báo. Mặc dù "khổ tâm hết sức", ông vẫn cứ ra và "nghe chẳng sót một câu nào". Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc "Vui quá" khi nghe nhiều tin hay – một em nhỏ xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa hay những tin thắng của quân ta – "một ông trung đội tưởng giết được bảy tên giặc. Tất thảy những biểu hiện đó đã thể hiện tình cảm da diết ông Hai dành cho cái làng của mình. Ngỡ rằng, ông vẫn cứ sống như thế, vẫn vô tư, tự hào kiễu hãnh về làng. Nhưng một tình huống gay gắt ập đến.. ông nghe tin làng theo giặc. Vậy là người bạn mà ông hằng tin tưởng đã phản bội lại cách mạng, phản bội lại cụ Hồ và phản bội cả ông nữa sao? Không! Oong bàng hoàng và nghẹn ngào, tin tức quá đột ngột khiến ông sững sờ và uất ức:" Cổ ông lão ghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi như không thở được ". Một lúc sau, khi trấn tĩnh lại được phần nào," ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông gặng hỏi tiếp, cố không tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ "vừa ở dưới ấy lên" khiến ông chẳng thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là bị cái tin sét đánh ấy đốt rụi, đốt thành tro, rơi vãi trên con đường ông về. Ắt hẳn ông xấu hổ lắm nên "vờ vờ đứng lãng ra xa" rồi trên con đường về ấy thì ông cứ "cúi gằm mặt xuống mà đi" khi nghe tiếng chửi bọn Việt gian chua lanh lảnh. Ông dường như đã đánh mất thứ gì đó quý giá và thiêng liêng lắm. Về đến nhà, tâm trí ông như chỉ toàn cái tin dữ ấy, nó xâm chiếm ông Hai, thành nỗi ám ảnh day dứt khiến chỉ "nhìn lũ con" mà "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra." Đó là nỗi đau tột cùng trong tâm khảm: "Ông Hai nằm vật ra giường.." Sự tự hào, niềm kiêu hãnh ông dành cho làng đột ngột bị xé tan. Thay vào đó là vị mặn của nước mắt một người đàn ông, là nỗi bế tắc, tuyệt vọng, nhục nhã cùng cực khi cảm thấy mình là tên bán nước theo giặc và cả các con mình cũng mang cái nhục đấy. Suốt mấy ngày, ông không dám bước chân ra khỏi nhà. Ông quanh quẩn ở nhà mà nghe ngóng tình hình bên ngoài. "Một đám đông xúm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!". Ông cứ nơm nớp như vậy, lo sợ người ta lại bàn về "cái chuyện ấy". Ở đây, ta nhìn lại diễn biến tâm trạng của ông Hai từ lúc vừa nghe tin làng theo giặc đến bây giờ thì quả thật nội tâm ông Hai đã biến động dữ dội qua cách miêu tả xúc cảm sâu sắc, động lòng người đọc của tác giả, cụ thể: Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông cùng sự xót xa, đau đớn, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc. Tất cả, tất cả dường như đã khắc sâu vào trí óc độc giả với bao nỗi xúc động da diết. Nhưng rồi cũng chính lúc này đây, tình cảm cao đẹp cho đất nước chảy cuồn cuộn trong con người ông Hai mới được bộ lộ rõ hơn bao giờ hết.. Những đau đớn, dằn vặt trong lòng đã đẩy ông Hai đến bước đường của sự lựa chọn: Làng hay Tổ quốc? Làng – nơi ông rất tự hào nhưng bây giờ đây thì khác.. chỉ nghĩ đến thôi cổ ông đã ghẹn đắng lại. Tình làng và tình yêu Tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Một ý nghĩ tiêu cực thoáng qua trong đầu: Hay là quay về làng? "Nhưng rồi ông cảm thấy" rợn cả người "," vừa chóm nghĩ, lập tức ông lão phản đối ngay ", dù rằng làng chính là nơi ông từng ao ước trở về nhưng bởi bây giờ đây" về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ "." Rốt cuộc, tuy khó khăn nhưng dứt khoát và đúng đắn khi ông dành tình nghĩa cho non sông sâu nặng hơn mà đưa ra quyết định khiến độc giả chúng ta thật quá đỗi tự hào về người nông dân lúc bấy giờ: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù". Tình yêu làng của ông đã lớn lao đến nỗi hóa thành tình yêu nước nhưu Ê- ren- bua từng nói: Rồi ông ôm con vao lòng tâm sự, nghe con nói: "Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!" mà nước mắt ông hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông thủ thỉ: "Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ." Lẽ nào, trong tâm hồn người nông dân chất phát ấy vẫn không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương nhưng giờ đây nỗi đau, thất vọng vê quê hương đã rời xa công việc chiến đấu cho đất nước còn lớn 9hơn gấp trăm ngàn lần. Buồn khổ quá, ông than thở như để ngỏ lòng mình, để mình lại minh oan cho mình nữa: "Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Ông rõ ràng vẫn muốn bảo con nhớ nhà ta ở làng Chợ Dầu, ta là người làng Chợ Dầu nhưng đồng thời muốn nhắc con cũng là tự nhắc mình" ủng hộ cụ Hồ Chí Minh ". Tấm lòng thủy chung ông dành cho kháng chiến, cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng:" Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. " Đến khi ông chủ tịch dưới quê lên cải chính, khi biết đích xác là làng Chợ Dầu yêu quý của ông không phải là làng Việt gian, ông vui mừng hân hoan như mở cờ trong bụng:" Ông cứ múa lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. "Có lẽ đối với cuộc đời ông, đó là dấu ấn lịch sử. Ông lật đật chạy khắp nơi với vẻ mặt" tươi vui, rạng rỡ hẳn lên "để sung sướng hề hả loan báo cho mọi người biết cái tin" Tây nó đốt nhà tôi rồi các bác ạ! "– rõ ràng với người nông dân như ông căn nhà là cơ nghiệp cả một đời nhưng ông vẫn tự hào thốt ra câu nói đó như niềm hạnh phúc thật sự của mình như thế. Đó tựa là nỗi sung sướng trào dâng một cách hồn nhiên không thể kìm nén được của người nông dân quê dẫu cho nhà mình đã bị giặc đốt nhưng nhờ thế mà đã biết làng mình là làng yêu nước, không theo giặc. Vậy là ông lại rất đỗi yêu và tự hào về cái làng của mình. Ở đây, xuyên suốt truyện chỉ kể về mỗi cái làng chợ Dầu như vậy đấy nhưng nhìn vào tựa đề tại sao đặc biệt chỉ để vỏn vẹn mỗi" Làng "thay vì" Làng chợ Dầu "? Ừ, bởi lẽ, đây không chỉ là câu chuyện riêng của một cái làng cụ thể, không chỉ mỗi người nông dân là ông hai ở làng chợ Dầu mà là câu chuyện chung của làng quê nước ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, hình ảnh ông hai cũng chính là hình tượng chung về những người nông dân Việt Nam yêu làng, yêu nước thời bấy giờ. Chính điều này đã càng làm tăng thêm giá trị, mở rộng thêm chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Tình yêu nước vô bờ trong trái tim người nông dân chân chất như thế không chỉ được thể hiện ở tác phẩm" Làng "của Kim Lân mà ta còn bắt gặp ở" Đồng chí "sáng tác bởi Chính Hữu, cụ thể qua đoạn thơ sau: " Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ ngời ra lính " Hai câu thơ trên đã thể hiện những người lính là những ngươi nông dân quen chân lắm tay bùn, họ gắn bó với" ruộng nương "," căn nhà ", làm bạn với cái" cày ", đối với họ đó là những của cải quý giá nhất. Dẫu nơi họ sinh ra đang bị cái nghèo ghì chặt lấy –" gan nhà không ", rất cần sự giúp đỡ của họ nhưng họ vẫn mặc kệ, bởi ta thấy" gian nhà không "là cụm từ không chỉ diễn tả cái nghèo về vật chất mà còn có ý diễn tả sự thiếu vắng các anh – người trụ cột trong gia đình, chứng tỏ các anh đã dứt khoát bỏ lại sau lưng tất cả, bỏ lại nơi hậu phương bộn bề đồng án mà đi thực hiện sứ mệnh cao cả. Những anh chiến sĩ đó từ thấu hiểu cho hoàn cảnh quê nhà của nhau, họ còn hiểu cho lí tưởng, ý chí của đôi bên – cùng nuôi dưỡng trong mình tình yêu quê hương để nâng lên thành tình yêu Tổ quốc, đấy cũng là sự quyết tâm của toàn thể cả nước lúc bấy giờ. Họ đã can đảm, kiên cường biết bao khi mà" gửi "'" mặc kệ "– từ ngữ giàu sức gợi chỉ thái độ dứt khoát, quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn của các anh, đồng thời cũng thể hiện thái độ sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng ngã xuống để phất lên màu cờ đỏ thắm cho non sông. Nhưng liệu rằng họ đã thật sự bỏ bê chuyện gia đình? Quả nhiên câu trả lời là không, dẫu đã" gửi ", đã" mặc kệ "nhưng trong lòng các chiến sĩ đó vẫn là cả một trời thương nhớ da diết nơi chốn quê nhà -" Giếng nước gốc đa nhớ ngời ra lính ". Hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ cùng với nghệ thuật nhân hóa –" giếng nước gốc đa ", nhà thơ đã tạo nên nỗi nhớ hai chiều: Quê hương – nơi hậu phương có cha mẹ, dân làng luôn nhớ và đợi chợ các anh, sự nhớ mong, chờ đợi tha thiết ấy của" người ở lại "đã tiếp thêm sức mạnh, động lực cho những chiến sĩ nơi tiền tuyến. Và các anh – những người lính cũng luôn trông ngóng, hướng về quê nhà với bao tình cảm sâu nặng, dường như với tình cảm đó mà họ đã tạo ra cho sự vật vô tri là" giếng nước gốc đa "một tâm hồn biết nhớ thương, lưu luyến. Ta thấy, dù là" Làng "của Kim Lân hay" Đồng chí "của Chính Hữu thì đều gặp gỡ nhau trong việc hướng tới một cái nhìn đa chiều hơn về những người nông dân quanh năm" một nắng hai sương "." Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời "– không chỉ chân chất, mộc mạc mà đứng ở tầng lớp thấp của xã hội đó, họ đã chứng tỏ bản thân không hề kém cỏi, hèn nhát bởi lẽ nơi đáy lòng họ có tình cảm cao cả, thiêng liêng dạt dào dành cho non sông. Đáng nói, ở" Làng "ta thấy qua sự tinh tế trong cách xây dựng tình huống truyện gay cấn nhưng không kém phần ý nghĩa của tác giả - đặt con người yêu làng quê mình như ông Hai vào hoàn cảnh ngặt nghèo phải buộc rời làng đi tản cư để rồi ở nơi tản cư ông lại nhớ làng da diết nhưng đau đớn thay, thứ tình cảm khôn xiết ấy lại bị đáp trả bởi cái tin sét đánh rằng làng ông yêu đã theo Việt gian, chính nhờ lúc này đây đã làm nội tâm ông Hai bật lên cực kỳ sâu sắc, tình yêu nước của ông Hai trỗi dậy, được thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Còn với" Đồng chí ", ta thấy được những con người nông dân từ mọi phương trời tụ họp lại để cùng đứng lên đi theo tiếng tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, với tình yêu nước nồng nàn mà cùng mặc áo lính theo bước chân anh hùng của nghĩa sĩ. Dù hai tác phẩm có những nét rất riêng như thế nhưng quy chung lại đều cả ngợi về tình yêu nước bất diệt trong tim của những người ở tầng lớp bình thường của xã hội – những con người bình thường nhưng không tầm thường, sẵn sàng đặt tình yêu nước lên hàng đầu, sẵn sàng xả thân mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tóm lại, với những tinh tế, khéo léo trong xây dựng tình huống truyện, miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật mà Kim Lân đã làm nên một" Làng "vô cùng đặc sắc, thật sự khiến người đọc hòa mình vào mạch cảm xúc cách cao trào nhất của nhân vật. Qua tác phẩm, ta lại càng cảm thấy coi trọng hơn những người nông dân trong thời chiến ấy - bình dị, chân chất nhưng lại đáng quý vô ngần bởi chính họ đã hết lòng yêu nước và góp phần công sức cho độc lập, tự do nước nhà. Bản thân ta may mắn được sống trong thời bình càng phải biết cố gắng học tập, làm việc để phát triển, dựng xây non sông - đừng yêu nước bằng lời nói, hãy yêu nước bằng hành động. P/s: Vì là phân tích văn học nên dù là một học sinh giỏi văn thì mình cũng đi tham khảo ở những nguồn tài liệu khác (nguồn mình hay tham khảo nhất là thuthuat) để chỉnh chu câu văn của mình hơn đồng thời biết được những điều mới mẻ mà có thể là mình chưa kịp chiêm nghiệm ra cho nên khi đọc chắc chắn sẽ có một số hay thậm chí là nhiều câu văn các bạn sẽ ồ lên rằng" cái này hình như mình thấy ở đâu đó rồi"hihi. Và điều mình ngán ngẩm nhất khi làm văn là việc đọc lại thế nên khi các bạn đọc thấy có thiếu sót hãy thông cảm cho mình và bình luận phía dưới để mình còn biết mà sửa nhé .