Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ Nhặt Kim Lân - Văn học 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Amalife, 8 Tháng tám 2021.

  1. Amalife

    Bài viết:
    12
    Phân tích nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân: Sơ lược về người vợ nhặt, tóm tắt; mở bài, thân bài, kết bài đầy đủ, chi tiết.

    Sơ lược về nhân vật người đàn bà không tên (người vợ nhặt) :

    a) Hoàn cảnh lai lịch

    - Người đàn bà mang nhiều cái không:

    + không tên tuổi

    + không nhan sắc

    + không quê quán

    + không lòng tự trọng, lim sỉ (cái đói đánh mất tính người)

    + không danh phận

    b) Trước khi về làm vợ Tràng

    - Đanh đá

    - Chua ngoa

    - Táo bạo

    - Bỏ cả tự trọng để gợi ý được ăn

    - Không suy nghĩ mà theo không Tràng về nhà

    c) Sau khi trở thành vợ Tràng

    1. Trên đường về nhà

    - Rón rén

    - E thẹn

    - Xấu hổ

    - Ngượng nghịu

    => Nhận ra sự rẻ rúng trong thân phận

    2. Khi vào trong nhà

    - Nén tiếng thở dài

    - Ngồi "mớp" mép giường

    - Chào bà cụ Tứ một cách nhỏ nhẹ

    => Sự chông chênh trong thân phận

    3. Sáng hôm sau

    - Đảm đang

    - Hiền hậu

    Đúng mực

    => Hạnh phúc gia đình đã giúp người đàn bà sống đúng với bản chất của mình. Sự đùm bọc, yêu thương đã đánh thức phẩm giá ở người vợ Nhặt.

    Tóm tắt ngắn gọn người ' vợ nhặt ':

    Người "vợ nhặt" là nạn nhân của nạn đói. Chị không có tên riêng. Tràng gọi là "đằng ấy". Kim Lân gọi người đàn bà là "thị" với dụng ý: Những mảnh đời phiêu bạt, trôi nổi, vật vờ trong cảnh đói kém năm 1945 không phải là hiếm. So với mấy hôm trước đó, Tràng đã thấy thị tiều tụy hơn: "Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.". Cong cớn, không đợi mời chào, thị "ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cuối đầu ăn một chập bốn bán bánh đúc". Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến thị trở nên chao chát, thô tục, phải vì miếng ăn làm "vợ nhặt". Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn khao khát một mái ấm. Trên đường về nhà Tràng, tính cách của chị thay đổi nhanh chóng. Từ chao chát, chỏng lỏn, thị trở nên tình tứ và ngượng ngùng, bẽn lẽn. Khi vào trong nhà, Thị chỉ dám ngồi vào mép giường của Tràng và chào hỏi bà cụ Tứ một cách lễ phép, khiêm nhường. Thị trở thành một con người hoàn toàn khác khi trở thành một người vợ trong gia đình. Đó mới chính là con người thực của người phụ nữ này: Đảm đang, dịu dàng, có trách nhiệm với tổ ấm gia đình.​

    Đề bài: Phân tích người vợ nhặt trong truyện ngắn "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân

    Bài làm

    Mở bài:

    Kim lân là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn về nông thôn và người nông dân. Ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm đặc sắc. Nổi bật cho phong cách nghệ thuật tiêu biểu dưới ngòi bút của ông không thể không kể đến là truyện ngắn "Vợ Nhặt" phản ánh thực trạng tình cảnh cuộc sống nghèo đói bần cùng của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Qua đó nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt khiến người đọc vô cùng cảm xúc - một người phụ nữ, một người vợ trân trọng hạnh phúc và luôn khao khát tìm được một mái ấm gia đình​

    Thân bài:

    Dưới ngòi bút của Kim Lân, người vợ nhặt xuất hiện là một người phụ nữ vô danh, không tên tuổi, không quê hương và cũng không quá khứ. Kể cả sĩ diện và cả danh phận khi bước chân vào nhà Tràng cũng là không có. Không phải là nhà văn nghèo ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho thị một cái tên mà bởi vì thị là cánh bèo nổi trôi trong nạn đói năm 1945, là người đàn bà vô danh tội nghiệp. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật này chỉ được gọi là "cô ả", "thị", "người đàn bà", "nàng dâu mới", "nhà tôi". Nhưng nhân vật này đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng đầy sâu sắc.

    Lần đầu người đàn bà này xuất hiện là hình ảnh lẫn trong đám con gái chờ nhặt hạt rơi hạt vãi trước cổng chợ tỉnh. Khi nghe Tràng hò một câu chơi cho đỡ nhọc "Muốn ăn cơm trắng mấy giò. Lại đây mà đẩy xe bò với anh". Thì Thị không chút chần chừ suy nghĩ "ton ton" chạy lại đẩy xe cho Tràng.. cười tít mắt ". Thị đẩy xe với hi vọng được ăn nên cũng rất nhiệt tình và cũng chẳng cần ý tứ.

    Lần thứ hai, Thị gặp lại Tràng với ngoại hình khiến người đọc không khỏi xót thương. Đó là một người phụ nữ nữ gầy vêu vao," áo quần tả tơi như tổ đỉa "," khuôn mặt lưỡi cày xám xịt "nổi bật với" hai con mắt trũng hoáy ". Có thể nói chính cái đói đã khiến thị đã nhếch nhác, tội nghiệp lại càng nhếch nhác tội nghiệp, bần cùng hơn nữa. Cái đói không chỉ hại dung nhan của Thị mà còn tàn phá cả tính cách lẫn nhân phẩm. Vì đói mà Thị trở nên" chao chác "," chỏng lỏn "," chua ngoa "," đanh đá ". Thị" cong cớn "," sủng sỉa "khi giao tiếp, nói chuyện với Tràng. Cái đói khiến Thị quên cả việc phải giữ ý tứ, lòng tự trọng của một người con gái vốn có vì vậy mà Thị cứ thế mà đòi ăn. Được Tràng cho ăn, thị sẵng sàng" sà xuống cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì ". Thị đã đặt sự tồn tại của mình, sự sống hơn hết chính là đặt miếng ăn lên trên cả nhân cách. Khi anh cu Tràng lại đùa" có muốn theo tớ về nhà thì ra khuân đồ lên xe rồi ta cùng về "thì Thị im lặng nhưng đã ngầm đồng ý mà không hề do dự phân vân. Phải chăng Thị theo Tràng chỉ vì miếng ăn? Thị dễ dàng, hời hợt thế ư? Thực ra hành động theo Tràng của Thị xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống, từ lòng khao khát sự sống vô cùng mãnh liệt của mình. Nhưng sau tất cả vẫn là cái đói đã đánh mất sĩ diện, lòng tự trọng của chính bản thân Thị. Vì đói mà Thị tự biến mình thành rơm thành rác để người ta có thể" nhặt "lượm ngoài đường. Cái đói đã đẩy con người đến cảnh ngộ thảm đạm, đau thương.

    Trên đường về nhà Tràng, tâm trạng của Thị có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như anh Cu Tràng sung sướng, tự mãn, cái mặt vênh lên tự đắc thì người đàn bà lại cảm thấy xấu hổ trước cái nhìn của những người dân trong xóm Ngụ Cư. Thị e thẹn, ngượng nghịu, rón rén; thậm chí Thị còn xấu hổ đến mức" chân nọ bước díu cả vào chân kia ". Cái dáng lầm lũi, chiếc nón rách nghiêng về một bên mà e thẹn, xấu hổ khi mọi ánh mắt cứ nhìn cả vào Thị khiến người đọc thấy được ở Thị là cái duyên của người con gái cảm thấy sợ, xấu hổ khi mọi người chú ý vào mình. Lúc này Thị không cảm thấy cái đói nữa, không còn cái suy nghĩ táo bạo" đòi ăn "như trước nữa mà người đàn bà tội nghiệp này thấy được cái thân phận rẻ rúng của mình. Về đến nhà chồng, nhìn thấy" ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trước mảnh vườn mọc lổn Nhổn những búi cỏ dại "thì Thị chỉ" nén một tiếng thở dài ". Đây là tiếng thở dài nhưng cũng là sự chấp nhận ăn Thị đã không bỏ đi bởi Thị cũng cần một chỗ nương tựa cũng khao khát một mái ấm gia đình. Vào trong nhà Thị e thẹn, dè dặt, chỉ" ngồi mớm ở mép giường "," hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần ". Cái dáng" ngồi mớm "của Thị là cái dáng ngồi đầy tâm trạng, ẩn chứa nhiều nổi tuổi hổ, sự lo lắng cho quyết định của bản thân. Trong cái đói, người phụ nữ đó đã mang cuộc đời mình ra đánh cược. Thị sang sông mà không cần biết bến đỗ của mình đục hay trong. Đơn giản vì bản thânc Thị cần một chỗ dựa; còn Tràng thì cần sống như một con người. Khi gặp mẹ Tràng, thị chào bà cụ Tứ lẽ phép, nhỏ nhẹ, Thị không còn sự táo tợn, liều lĩnh nhưng khi gặp Tràng trên tỉnh mà là sự lo lắng" đứng vân vê tà áo đã rách bợt ".

    Sáng hôm sau, người đọc người đọc dễ dàng nhận ra sự thay đổi trong con người của người đàn bà không tên. Nếu hôm qua Thị chua ngoa, đanh đá chỏng lỏn bao nhiêu thì nay Thị Hiền lành bấy nhiêu. Thị trở thành người vợ" hiền hậu "," đúng mực ", đem đến một sinh khí mới cho gia đình Tràng. Những bề bộn, lộn xộn ở gia đình Tràng đã được người đàn bà thay đổi. Người phụ nữ ấy đã biến căng lều rúm ró, tối om trở thành tổ ấm. Trong bữa cơm đón dâu mới chỉ là cháo loãng nhưng đã rất vui vẻ đầm ấm. Khi cháo hết, cực chẳng đã, bà mẹ phải dọn món cám mà bà gọi là chè khoán lên. Đón bát cháo cám từ tay mẹ chồng chồng thì" hai con mắt thị tối lại "bởi thị nhận ra đó không phải là chè khoán nhưng chị vẫn" điềm nhiên và vào miệng". Miếng cám đắng chát thế nhưng có lẽ Thị trân trọng cái hạnh phúc gia đình, coi trọng tấm lòng cao quý của người mẹ mẹ đã dành cho thấy mà thấy không nỡ làm mất niềm vui hớn hở của người mẹ tội nghiệp này. Chính hạnh phúc đã thổi hồn và làm đổi thay người phụ nữ bất hạnh khi cô được sống với thiên chức của mình. Qua đó tác giả đã gửi vào nhân vật niềm tin về bản chất tốt đẹp của người lao động. Cho dù không được sống như một con người nhưng họ vẫn sống và làm người theo một cách kiêu hãnh. Họ sống với nghị lực phi thường để được công nhận là người.​

    Đánh giá nghệ thuật và nội dung:

    Bằng tình thương, sự đồng cảm và sự quan sát miêu tả tinh tế sắc sảo, nhà văn đã khắc họa sinh động hình ảnh người vợ nhặt. Với cách xây dựng hình tượng một người đàn bà không tên, Kim Lân đã gián tiếp tố cáo xã hội khi đã đẩy con người đến bước đường cùng, phải biến hóa về nhân phẩm vì đói khát nhưng trong cảnh ngộ bi đát, con người vẫn không chịu buông xuôi khuất phục trước số phận mà luôn vươn tới sự sống tốt đẹp. Đồng thời nhà văn cũng muốn khẳng định được sống trong sự đùm bọc yêu thương phẩm giá con người sẽ sống dậy.​

    Kết bài:

    Tóm lại, người vợ nhặt là một sáng tạo độc đáo của Kim Lân. Thông qua nhân vật này, nhà văn nếu thể hiện một ý nghĩa nhân văn vô cùng cao đẹp: Con người Việt Nam dù sống trong hoàn cảnh khốn cùng nào cũng sẽ luôn hướng về tương lai với niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.
     
    chantbin thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...