Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Phan Hà Nhi, 20 Tháng bảy 2021.

  1. Phan Hà Nhi

    Bài viết:
    14
    Đề bài: Phân tích hình tượng đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc Thuyền ngoài xa. Từ đó hãy bình luận về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn minh Châu

    Hướng dẫn:

    A. MỞ BÀI

    Ai đó đã từng nói: ' Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo'. Phải chăng vì vậy mà ta có thể bắt gặp nhiều nghệ sĩ có phong cách hoàn toàn khác nhau trên cùng một giao lộ của hành trình kiếm tìm và khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người'. Nếu như với khả năng viết rất chân thực về nông thôn và cuộc sống của người dân quê, Kim Lân xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt qua tình huống truyện độc đáo thì với phong cách truyện tự sự-triết lí, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những nghịc lí của cuộc sống của người đàn b hàng chài-mang vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ việt nam. Với tài năng nghệ thuật của mình, Ng Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình đi sâu khám pá nội tâm của ng đàn bà, từ đó nhà văn bộc bộ suy nghĩ, cách nhìn đời, nhìn cuộc sống, những quan niệm về cuộc đời và con người, đặc biệt được thể hiện rõ qua đoạn văn: .

    B, THÂN BÀI

    1, Tác giả, tác phẩm.

    Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là một trong những 'người mở đường tinh anh và tài năng' của văn học nước nhà, ông là nhà văn suốt đời trăn trở, suy tư về nghề và về người. Với ông, ' nhà văn tồn tại trên đời trước hết để làm công việc nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, để bênh vực cho những người không có ai để bênh vực'. Trước những năm 1980, tác phẩm của ông mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, sau này khi bước ra khỏi quỹ đạo của văn học chiến tranh, NMC đã dõng dạc tuyên bố: 'hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn học minh họa'. Từ đó, nhà văn đã bắt tay viết những tác phẩm thấm đẫm chất đời tư, thế sự. Một trong số những tác phẩm xuất sắc phải kể đến là Chiếc thuyền ngoài xa- tác phẩm in đậm phong cách tự sự- triết lí của NMC sau 1975. Tuyện lúc đầu được in trong tập Bến Quê, sau in trong tập truyện cùng tên- Chiếc thuyền ngoài xa.

    - Tóm tắt tác phẩm (sơ lược)

    2, Cảm nhận nhân vật người đàn bà hàng chài

    A, Vị trí nhân vật
    : Người đàn bà hàng chài và hình ảnh phản chiếu của bức tranh hiện thực cuộc sống. Qua hình tượng người đàn bà hàng chài, tác giả bày tỏ nỗi suy tư, chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời, về nghệ thuật.

    b, Phân tích

    B1
    -Người đàn bà hàng chài là người phụ nữ có số phận bất hạnh

    - Hoàn cảnh, xuất thân: Không có tên gọi cụ thể, một người con gái xấu xí, chị có mang với anh hàng chìa đến mua bả về đan lưới, rồi từ đó trở thành vợ chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ. Gia đình nghèo lại đông con, thuyền lại chật. Đó là một người phụ nữ trạc ngoài bốn mươi tuổi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển với những đường nét thô kệch, mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệ mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ, gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ.

    -> Sự nghèo khổ, nhọc nhằn, sự vất vả thể hiện rõ thông qua ngoại hình, trang phục

    - Số phận bất hạnh đau khổ: - bất hạnh về cuộc sống gia đình: Cuộc sống mưu sinh vất vả, gia đình nghèo, thuyền chật, con đông

    - Nỗi bất hạnh theo đuổi chị như một định mệnh

    - Có lức hàng tháng trời, gia đình chị chỉ ăn xương rồng luộc chấm muối, đêm đêm chị phải thức trắng để kéo lưới..

    - Không chỉ vất vả cực nhọc về đời sống vật chất, chị còn bất hạnh về thể xác lẫn tinh thần: Bị chồng đánh đập, hành hạ, chịu tủi nhục..

    --> Người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói cái khổ cái ác dồn đến chân tường, nỗi bất hạnh của người phụ nữ làm nghề chài lưới

    B2- Người đàn bà hàng chài là người phụ nữ từng trải sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:


    - Chịu đựng, hi sinh xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh vì sợ con sẽ bị tổn thương khi chứng kiến cảnh bố đánh mẹ

    - Vì lo cho những phản ứng dữ dội của thằng Phác

    - Khi bị đánh, chị lặng lẽ chịu đựng, nhẫn nhục như một người câm những khi thằng Phác bị đánh, chị mếu máo, gọi con, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để rồi ôm chầm lấy

    - Được mời đến tòa án huyện để giải quyết việc gia đình, chị là một người thấu hiểu lẽ đời: Nêu ra lí do không bỏ chồng..

    b3- Người đàn bà hàng chài mang những phẩm chất tốt đẹp: Thương con, cảm thông, nhân hậu, chắt chiu hạnh phúc

    - Chị hiểu, cảm thông với người chồng mình

    - Chị cam chịu, nhẫn nhục, tự nguyện cho chồng đánh mà không chống trảm không trách chồng mà đổi lỗi về phía mình.

    - Chị chấm nhận những trận đòn như một cách giải tỏa những bức bachs, u uất trong lòng người chồng.

    b4- vẻ đẹp tình mẫu tử thiêng liêng

    - Người đàn bà làng chài chúng tôi sống cho con chứ không phải sống cho mình

    - Khi nhắc đến cảnh hòa thuận trên thuyền, chị hạnh phúc khi nhìn đàn con được ăn no, khuôn mắt xám xịt của chị bỗng ửng sáng lên một nụ cười

    - Muốn gia đình có cả cha mẹ để con cái không phải chịu thiệt thòi

    c, Cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn minh Châu

    – Nhìn con người, cuộc sống ở góc nhìn đa chiều, quan tâm đến số phận cá nhân con người – nhất là con người lao động vất vả, lam lũ sau chiến tranh.

    – Sau chiến tranh, cuộc sống con người vẫn còn nhiều những khó khăn, gian khổ: Cái nghèo, cái đói chi phối cuộc sống của con người. Bởi vậy vấn đề cần thiết đặt ra là phải làm sao cho cuộc sống ấy ngày càng tốt đẹp hơn.

    Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vượt qua được cái nhìn đơn giản, dễ dãi để đem đến cho ta một truyện ngắn có chiều sâu nhận thức và có giá trị phát hiện bằng những nghịch lí của đời thường. Chiếc thuyền chỉ đẹp khi nó ở ngoài xa trong sương mù bồng bềnh huyền ảo, nhưng khi nó đến gần thì bên trong nó lại bộc lộ những cái thật xấu xa của cuộc sống con người và trong cuộc sống bất hạnh của người đàn bà khốn khổ kia vẫn ánh lên những nét đẹp của người phụ nữ lao động - cho dù đó là những nét đẹp của sự âm thầm nhẫn nhục cam chịu không đáng có và không nên có của người phụ nữ trong thời đại ngày nay. Đó chính là cuộc sống thật đang diễn ra đâu đó trên đất nước ta - một cuộc sống trần trụi, gai góc, nhức nhối - nhưng rất dễ bị che lấp bởi một vẻ đẹp thoáng qua bên ngoài. Và khi nhà văn đã vạch ra cái sự thật của cuộc sống đó thì cũng tức là họ đã đặt ra những câu hỏi bức xúc để góp phần thay đổi cuộc sống, hoàn thiện nhân cách con người.

    – Trần thuật hấp dẫn, khách quan. Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ. Tâm lý nhân vật được miêu tả tinh tế, chân thực. Ngôn ngữ mộc mạc, gian dị, chắt lọc.

    KẾT BÀI
     
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng bảy 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...