Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Thảo luận trong 'Bài Bị Trùng' bắt đầu bởi Ninh Nấm Nùn, 30 Tháng sáu 2023.

  1. Ninh Nấm Nùn

    Bài viết:
    4
    Truyện Ngắn: Chữ người tử tù

    Nhân vật: Huấn Cao

    Tác giả: Nguyễn Tuân


    [​IMG]

    Nhà thơ Mỹ Ralph Emerson từng khẳng định: "Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính". Câu nói này rất đúng với nhà văn Nguyễn Tuân. Là nhà văn yêu đến say đắm với cái đẹp, trân trọng và tôn thờ cái đẹp trong cuộc đời, Nguyễn Tuân đã không ngừng tìm tòi và dùng ngòi bút và vốn ngôn ngữ phong phú của mình để tái hiện lại chân dung những con người tài hoa, nghệ sĩ hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Chữ người tử tù là một trong những tác phẩm như vậy. Thông qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi cái tài, cái đẹp mà còn khẳng định sức mạnh của nghệ thuật đối với cuộc đời.

    Là nhà văn "duy mỹ", suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào những trang viết, mang đến cho người đọc bao hình tượng đẹp. Tập truyện "Vang bóng một thời" có lẽ là nơi hội tụ những nét đẹp cao quý: Thú uống trà đạo, thú chơi thư pháp, thả thơ, đánh thơ.. Gắn liền với những thú chơi tao nhã ấy là những con người tài hoa bất đắc chí. "Chữ người tử tù" là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trích trong tập truyện ấy. "Chữ người tử tù" được viết ra như một phản đề đối với chế độ thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội "Tây Tàu – nhố nhăng" đầy rẫy phức tạp, bất công, đê hèn, độc ác và man trá. Trái với nó, là một vẻ đẹp sáng chói của nhân cách đầy khí phách và một tài hoa siêu việt, một thiên lương cao khiết. Trước đây, khi "Chữ người tử tù" được ra đời, nhiều nhà phê bình cũng như độc giả đều phê phán rằng, nó là tác phẩm tiêu biểu của xu hướng: "Nghệ thuật vị nghệ thuật". Tuy nhiên, khi nhìn nhận một cách sâu sắc, ta có thể thấy được rằng một cái đẹp tìm ẩn, cái đẹp làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn. Nhân vật Huấn Cao chính là một cái đẹp tiêu biểu ấy.

    Đó là anh hùng thời loạn hội tụ những phẩm chất tài năng: Khí phách hiên ngang - thiên lương trong sáng - tài hoa uyên bác. Huấn Cao được xây dựng từ một nguyên mẫu lịch sử có thật của thế kỉ XIX, là hiện thân của võ tướng – người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, một nhà thơ, nhà thư pháp Cao Bá Quát lừng lẫy một thời. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nguyên mẫu lịch sử này đã tự nhiên đi vào trang văn và hiện lên lung linh sáng tỏa trên từng con chữ.

    Sinh thời Cao Bá Quát có hai câu thơ sáng ngời nghĩa khí:

    Thập cổ luân giao cầu cổ kiếm

    Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

    (Mười năm lặn lội tìm gươm báu

    Chỉ biết cúi đầu trước cành hoa mai)

    Ngay từ đầu tác phẩm, Huấn Cao đã hiện lên như ánh hào quang phủ kín cả bầu trời tỉnh Sơn. Qua lời trò chuyện của quản ngục và thơ lại ta thấy tiếng tăm của Huấn Cao đã nổi như cồn. Điều làm cho bọn ngục quan phải kiêng nể không chỉ là tài viết chữ đẹp mà còn là "tài bẻ khóa, vượt ngục" của ông Huấn. Tuy nhiên, đây không phải là trò của bọn tiểu nhân vô lại đục tường khoét vách tầm thường mà là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng, một nam tử Hán đại trượng phu "đỉnh thiên lập địa" không cam chịu cảnh tù đày áp bức, muốn bứt phá gông cùm xiềng xích để thoát khỏi vòng nô lệ.

    Đẹp ở nhân cách thanh sạch, đẹp ở tâm hồn nghệ sĩ, hình tượng Huấn Cao còn mang vẻ đẹphiên ngang, bất khuất của một bậc anh hùng hào kiệt. Ở đây, ta đã bắt gặp Huấn Cao có bóng dáng một đại nhân sĩ: Cao Bá Quát, con người cả cuộc đời chỉ biết cúi đầu trước một nhành mai, con người dám chủ xướng cuộc khởi nghĩa nông dân Mĩ Lương chống lại triều đình phong kiến. Dù rằng chí lớn không thành, bản thân bị khép tội chu di tam tộc, Cao Bá Quát vẫn giữ một phong thái ung dung, bình thản ngay cả khi bước vào đoạn đầu đài tư thế hiên ngang của ông vẫn được thể hiện trong bài thơ tuyệt mệnh mà ông để lại cho đời;

    "Thằng tớ hôm nay trả lại đầu

    Trần gian ngoảnh lại nhắn đôi câu

    Thằng nào chém tớ, chém cho đứt

    Có lấy tiền công tớ trả sau"

    Nhà văn đã đặt nhân vật vào một tình cảnh hết sức éo le, một cuộc gặp gỡ khác thường. Cuộc gặp gỡ của hai kẻ trái ngược nhau trên bình diện xã hội nhưng lại là kẻ tri kỉ trên bình diện nghệ thuật. Họ gặp nhau trong những ngày cuối cùng trước khi Huấn Cao bị đưa đi xét xử.

    Trong truyện, Huấn Cao xuất hiện trong hình tượng người tài hoa, nghệ sĩ - tài viết chữ đẹp. Ông có tài viết thư pháp vốn là một thú vui tao nhã của người xưa, bên cạnh cầm, kỳ, thi, họa nhưng nó là một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc từ ngàn đời, cần được bảo tồn, gìn giữ. Theo quan niệm một thời, chữ viết không chỉ là nơi con người bộc lộ sự tài hoa mà còn là nơi con người gửi gắm tâm hồn, cá tính, khát vọng. Treo chữ, treo câu đối trong nhà vì thế là sở thích của những người sống có văn hóa, có trình độ thẩm mĩ cao. Những câu đối ấy vừa có vẻ đẹo của cách viết chữ, vừa có cái hay của nội dung nghệ thuật và văn chương, lại chứa đựng những ý nghĩa tham trầm cả của người cho chữ và xin chữ. (Thường những người xin chữ sẽ nói ra sở nguyện của mình để người cho chữ tùy theo sở nguyện ấy mà cho chữ) Là một nhà thư pháp, tài viết chữ của Huấn Cao đã trở nên huyền thoại, một tiếng vang lớn trong xã hội "Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm; đẹp đến mức trở thành niềm khao khát của cả những con người theo đuổi sách vở thánh hiền mà có được chữ của ông treo trong nhà là có một vật báu trên đời".

    Để làm nổi bật vẻ đẹp này của nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã sử dụng thủ pháp "vẽ mây nẩy trăng". Tác giả đã để cho tài năng của Huấn Cao hiện lên gián qua cuộc đổi thoại của viên quan coi ngục và thầy thơ lại: Người mà khắp tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp "," Thế ra y văn võ đều có tài cả ". Dù chưa xuất hiện nhưng nhà văn đã" gieo "trên trang văn của mình một lời giới thiệu thuyết phục về tài năng của Huấn Cao. Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn mượn sở thích của quản ngục để làm nổi bật tài năng của Huân Cao: Quản ngục từ lâu đã ôm ấp một sở nguyện, ao ước được treo trong nhà đôi câu đối do chính tay Huấn Cao viết. Vì" chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông làm "có được chữ của ông Huấn mà treo là có một vật bầu trên đời. Hơn nửa tháng tại trại giam, Quản ngục đã biệt đài Huấn Cao hàng ngày sai dâng rượu thịt, thân chinh đến tận phòng giam vừa ăn cần vừa nhún nhường trước Huấn Cao. Có thể thấy, tài năng thư pháp của Huấn Cao phải vô cùng xuất chúng mới có thể khiến viên quan coi ngục bất chấp nguy hiểm, biển tử tù thành thần tượng. Cái tài của Nguyễn Tuân là dù không có một từ nào miêu tả cụ thể về chữ của Huấn Cao, về người tử tù có phẩm chất nghệ sĩ cuối cùng, thế mà ấn tượng về tài năng của người ấy vẫn đậm sâu trong long độc giả.

    Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao càng được thăng hoa trong đêm cho chữ. Dù biết sáng mai ông sẽ bị giải vào kinh thụ án. Dù cổ đeo gỗng, chân vướng xiêng trong thân phận của một tù nhân nhưng Huấn Cao vẫn ung dung, đình đạc đậm tố nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh, trước đôi mắt ngưỡng mộ của Quản ngục và thơ lại. Phải là người nghệ sĩ có tâm hồn, có tài năng Huấn Cao mới có thể vượt lên hoàn cảnh đế sáng tạo ra cái đẹp trao cho tri âm, tri kỉ. Như vậy, để làm nổi bật vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của Huấn Cao. Nguyễn Tuân đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật khi giản tiếp, khi trực tiếp. Đặt trong phẩm ra đời, khi nghệ thuật thư pháp đã lùi vào quá khứ. Trân ngợi ca tài năng của Huấn Cao là cách Nguyễn Tuân bảy tỏ tấm hoàn cảnh tác trọng, lòng hoài cổ, tha thiết muốn bảo lưu giá trị văn hóa cổ truyền. Bởi thế tác phẩm được coi là khúc" vẫn ca "về cái đẹp một thời nay chỉ còn vang bóng. Cũng là cách thể hiện lòng yêu nước mang màu sắc riêng của Nguyễn Tuân. Như nhà nghiên cứu phê binh văn học Nguyễn Đăng Mạnh từng đánh giá:" Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

    Huấn Cao không chỉ là một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp mà là một người có khí phách, hiên ngang, bất khuất của một trang anh hung. Là người chọc trời khuấy nước, không chịu được triều đình phong kiến ngày càng suy thoái, mục nát, Huấn Cao chống lại triều đình ấy. Bị gọi là giặc nhưng là vì nghĩa lớn, vì lí tưởng lớn nên điều đó có hề gì. Đến khi bị bắt giam giải đến nhà giam ở tỉnh Sơn chờ ngày ra pháp trường, sắp lên đoạn đầu đài Huấn Cao vẫn hiên ngang, bất khuất "đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là..". Dù là kẻ chiến bại nhưng Huấn Cao không hề đánh mất khí phách của mình. Ông giữ phong thái ung dung, đường hoảng, hiện ngang, bất khuất của một bậc anh hùng hào kiệt. Dưới con mắt Huấn Cao, bọn cầm quyền chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng. Ông không thèm chấp lời dọa dẫm của tên lính áp giảI khi cùng các bạn tù thực hiện động tác "dỗ gông" trước cửa nhà lao. Huấn Cao "cúi đầu thúc mạnh đầu thang gông xuống đất đánh thuỳnh một cái" làm vỡ tan đi chốn trang nghiêm của chốn ngục tù. Đó là thái độ ngang tàng, bất chấp luật pháp của một xã hội dơ bẩn. Hành động này chứng tỏ sự thách thức của Huấn Cao với ngục tù ; Huấn cao có thể bị gian cầm về thể xác nhưng hoàn toàn tự do về tinh thần. Trong những ngày ở nhà giam tỉnh Sơn, Huấn Cao vẫn giữ phong thái ung dung, tự do, tự tại, không quan tâm đến bất kì ẩn ý nào trong cách cư xử đặc biệt của quản ngục. Ông thản nhiên nhận rượu thịt của quản ngục và coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. "Khi viên quản ngục đến tận phòng giam, khép nép hỏi ông có cần gì nữa không, ông trả lời như hắt nước vào mặt quản ngục:" Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây ". Phân biệt đãi mà vẫn tỏ ra khinh bạc với quản ngục. Đó là khí phách của một trang anh hùng đầy dũng khí, vẫn bình tĩnh sống những ngày cuối đời một cách oanh liệt. Ngay cả khi được tin ngày mai tinh mơ" sẽ về kinh chịu án tử hình "Huấn Cao cũng chỉ lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười, Nhà văn không tái hiện cả cuộc đời của nhân vật mà chỉ chọn thời điểm những ngày cuối đời của Huấn Cao, đặt nhân vật vào một hoàn cảnh đặc biệt nơi tù ngục, Nghệ thuật miêu tả gián tiếp (thông qua lời đánh giá của người đời đặc biệt là của quản ngục và thầy thơ lại) và trực tiếp, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật hình tượng nhân vật Huấn Cao: Trang anh hùng dùng liệt, đám làm dám chịu ; có khí phách hiện ngang của một kẻ chọc tời khuấy nước, trên đầu chẳng còn biết cái gì nữa, có cái khí phách của đấng nam nhi coi cái chết nhẹ tựa long hồng. Ngợi ca phẩm chất anh hung của Huấn Cao, một phần Nguyễn Tuân muốn thể hiện sự cảm phục đối với những bậc anh hung thời xưa như Cao Bá Quát, mặt khác Nguyễn Tuân cũng bày tỏ tấm long đối với những bâc anh hùng cách mạng lúc bấy giờ. Dù bị bắt bớ, tù đày cũng vẫn rất hiên ngang bất khuất.

    Là con người chọc trời khuấy nước, hiên ngang bất khuất, không sợ bất cứ cái gì nhưng Huấn Cao lại trọng cái bản chất tốt đẹp của con người. Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp. Giáo sư Ngô Bảo Châu từng nói:" Không phải ai cũng có thể đạt được giải thưởng Fields hay Nobel nhưng ai cũng có thể trở thành người tử tế. Vì vậy, Nguyễn Tuân đã xây dựng một nhân vật toàn diện, một Huấn Cao không chỉ có tài năng, khí phách mà còn có thiên lương cao cả. Chính cái "tâm" đã làm cho cái tải được tỏa sáng hơn nữa. Trước hết, thiên lương của Huấn Cao thể hiện ở chỗ biết giữ lấy cái tài, biệt trận trọng tài năng đích thực của mình và biết dùng nó đũng lúc, đúng chỗ. Con người ấy: "Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ", cả đời Huấn Cao cho đến trước khi cho chữ viên quản ngục mới chỉ "viết có hai bộ tứ binh và một bức trung đường" cho ba người bạn thân. Trong bất cứ hoàn cảnh nào Huấn Cao cùng giữ trọn "thiên hương" của mình. Khi chưa hiểu con người quản ngục, Huấn Cao không hề tỏ ra sợ hãi cảng không phải vì cái "uy vũ" đó để phải quỳ xuống viết chữ. Khi được "biệt đài" Huấn Cao không hề mềm lòng, thỏa hiệp, nhún minh. Ngay cả khi đã hiểu con người quản ngục và đã cho chữ viên quan này thì điều mà Huấn Cao khuyên nhủ viên quản ngục chính là mong muốn ông hãy "giữ thiên lương cho lành vững", đừng để nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi ". Đó đích thực là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, một biểu tượng của" thiên lương "lành vững mà thời đại nào cũng cần. Đặc biệt, cái tâm của Huấn Cao còn bộc lộ ở cách ứng xử cao thượng và đây tinh thân văn hóa. Đến khi hiểu được con người bên trong của viên quan coi ngục, khi đã" cảm "được cải tắm lòng" biệt nhờn liên tài "thì Huấn Cao đã bỏ qua những nghi kị trước đó và vui vẻ tự nguyện cho chữ. Lời nói của Huấn Cao" thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ "đã bộc lộ lẽ sống của ông. Sống là phải xứng với những tấm lòng cao đẹp của tri kỉ, phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ. Đây chính là lẽ sống cao đẹp, cách ứng xử tràn đầy tinh thần văn hóa của vật Huấn Cao, cũng là bài học về đạo lí, lẽ sống cho mỗi người ở trên đời. Đồng thời thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân và cái tài và cái tâm, cái đẹp và cải thiện. Cái tài phải đi đôi với cái thiện không thể tách rời nhau.

    Huấn Cao đúng là một nhân vật đẹp nhất đời Nguyễn Tuân. Ở nhân vật này có sự hội tụ của ba phẩm chất tài, tâm, dũng. Ba vẻ đẹp ấy hỏa quyện với nhau và tỏa sáng rực trong cái đêm Huấn Cao cho chữ quản ngục. Điểm hội tụ của tài hoa và khí phách của Huấn Cao trước hết là ở tư thế cho chữ. Tuy ở trong hoàn cảnh: Nhà tù tỗi tăm, chật hẹp, do bản, người viết chữ" có đeo gông, chân vướng xiềng "ngày mai ra pháp trường nhưng Huấn Cao vẫn có cái tư thế của người nghệ sĩ thư pháp. Ông đã vượt lên hoàn cảnh để viết những" dòng chữ cuối cùng "để lại cho đời, những dòng chữ" nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người ". Tương phản với hình ảnh Huấn Cao là hình ảnh của viên quan coi ngục và thấy thơ lại, những kẻ đại diện cho uy quyền, pháp luật đương thời, những kẻ nắm trong tay quyển sinh quyền sát nhưng lại đang" khúm núm "," run run "trước những nét chữ của Huấn Cao. Sự tương phản này đã giản tiếp tô đậm thêm cái hiên ngang, khi phách của người tử tù. Đồng thời cho thấy, trong khoảnh khắc này, tại chính nhà ngục này không phải cái ác cái xấu đang làm chủ mà chính là cái đẹp, cái tài của người sĩ đang tỏa sáng, cái chỉ khi của người anh hùng đang được tôn vinh.

    Cho chữ xong, Huân Cao đã đờ quản ngục dậy để khuyên những lời chân tinh. Khuyên quản ngục thay chỗ ở vì ngục tù không phải là nơi treo" một bức lụa với những nét chữ vuông tuổi tắn "Thầy Quản nền tìm về quê mã ở, thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyển chơi chữ". Đáp lại lời khuyên của Huấn Cao, quản ngục cảm động: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Nghĩa là Quản ngục sẽ nghe theo lời khuyên của Huấn Cao, bỏ nghề về quê ở để xứng đáng với những dòng chữ ấy và giữ thiên lương trong sáng. Qua chi tiết này, Nguyễn Tuân muốn khẳng định, cái đẹp phải có khả năng cảm hóa và cứu vớt con người. Đây chính là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, của "thiên lương". Đó cũng là sự chứng thực cho chân lí: Giữa nơi tưởng như chỉ có thể tồn tại cái ác, cái xấu thế nhưng tài năng và phẩm giá cao cả của con người vẫn tỏa sáng

    Cũng như Cao Bá Quát, ở Huấn Cao khí phách hiên ngang là một khía cạnh nổi bật nhất làm

    Nên vẻ đẹp rực rỡ, tầm vóc lớn lao của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Hình ảnh ông Huấn Cao lạnh lùng đứng đầu chiếc gông dài 8 thước, nặng 7, 8 tạ, dẫn sáu đồng chí tù lừng lững, thản nhiên bước vào nhà giam giữa chốn lao tù đầy tử khí vẫn ung dung nhắm rượu thịt do thơ lại mang tới "coi như đó là việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm".. đã gieo vào lòng người đọc biết bao niềm cảm phục. Con người ấy còn cả gan trả lời viên quản ngục bằng những câu hết sức cao ngạo, tỏ một thái độ khinh bạc ra mặt dù biết rất có thể phải chịu những trận báo thù khủng khiếp..

    Bằng tất cả tình cảm ngưỡng mộ, Nguyễn Tuân đã dựng lên một bức chân dung về người anh hùng khí phách Huấn Cao, con người chọc trời, quấy nước, suốt đời chưa từng biết cúi đầu trước một uy lực nào. Trong bất cứ mọi hoàn cảnh, lúc làm người tự do cũng như khi trở thành người tử tù, Huấn Cao đều sống rất đẹp, rất hiên ngang. Hình ảnh ông Huấn Cao hiện lên trong tư thế ung dung, đĩnh đạc, đường hoàng, ngang tàng, bất khuất vào những ngày cuối của cuộc đời, những ngày đối diện với cái chết toát lên vẻ uy nghi rực rỡ của một bậc anh hùng hào kiệt.

    Quả thật "Văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức" (Vũ Ngọc Phan). Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao rất đặc sắc. Hầu như không có chi tiết nghệ thuật nào thừa. Tiếng đồn đại, lai lịch, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động.. của nhân vật được tác giả lựa chọn rất "đắt" làm hiện lên một Huấn Cao hiên ngang bất khuất, tài tử tài hoa, quý trọng bằng hữu và trân trọng những tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ. Từ một nhân vật lịch sử trong thế kỉ XIX gắn liền với những giai thoại, những câu đối: "Một chiếc cùm lim chân có đế – Ba vòng xích sắt bước thì vương", Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên một hình tượng văn học Huấn Cao cho chữ trước lúc ra pháp trường. Văn học lãng mạn Việt Nam thời tiền chiến chỉ có một hình tượng Huấn Cao đẹp bi tráng như vậy.

    Xây dựng nhân vật Huấn Cao – kẻ sĩ tài tử, anh hùng – nhà văn Nguyễn Tuân vừa biểu lộ một tấm lòng kính phục, ưu ái đặc biệt, vừa thể hiện một bút pháp tài hoa, độc đáo tuyệt vời. Ngoài việc ca ngợi một con người tài tử, bất khuất, anh hùng, truyện "Chữ người tử tù" còn hàm chứa một ý tưởng sâu sắc: Thương tiếc những tài năng bị hãm hại, khẳng định cái đẹp có một sức mạnh kì diệu không một thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt được. Cái đẹp của tài hoa, cái đẹp của thiên lương đã làm lung linh nhân cách kẻ sĩ Huấn Cao, để chúng ta ngưỡng mộ. Thấm thía biết bao bài học thiên lương ở đời. Sống vì thiên lương. Và chết cũng giữ trọn thiên lương. "Chữ người tử tù" là một truyện ngắn kiệt tác lung linh vẻ đẹp thiên lương. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Ngoài ra, nó còn là sự hy sinh cho cái đẹp và cái tâm thế luôn luôn bảo vệ cái đẹp. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc họa tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói "Chữ người tử tù" với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng sáu 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...