Ngô Tất Tố là một trong những tác giả có nhiều tác phẩm tiêu biểu phản ánh sự bất công, tàn bạo của xã hội đương thời. Trong đó tác phẩm "Tắt đèn" của ông là một tác phẩm tiêu biểu. Nội dung kể về cuộc sống khổ cực, bất hạnh, của gia đình chị Dậu. Ngô Tất Tố đã khắc họa hình ảnh nhân vật chị Dậu là một người phụ nữ dù sống trong hoàn cảnh khốn cùng thì phẩm chất cao quý, sống gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn của mình. Ta có thể thấy rõ sự yêu thương chồng con, hết lòng chăm sóc gia đình của chị thông qua những cử chỉ dịu dàng đối với chồng khi anh Dậu bị bệnh. Chị đã nấu cháo cho anh ăn, cẩn thận chăm sóc, dùng những lời nói dịu dàng khuyên bảo chồng mình. Cũng vì tình yêu chồng mà chị đã dám đứng lên đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh khi thấy tên cai lệ xông lên vào đánh và bắt anh đi. Là người hiền lành nên khi cai lệ vào nhà chị dùng lời nói nhẹ nhàng van xin hắn mong gợi được lòng thương hại của hắn. Tuy chị hiền lành, hết mực yêu thương chồng con nhưng ẩn sau những điều đó là một sức mạnh tiềm tàng. Khi bị bọn cai lệ áp bức, dồn vào bước đường cùng, chị đã đứng lên đánh trả lại bọn chúng chỉ vì bảo vệ anh Dậu. Chị Dậu khiến tôi vô cùng khâm phục sức mạnh tiềm tàng của chị cũng như tình yêu sâu nặng mà chị dành cho chồng mình. Vì chồng chị đã không sợ uy quyền của bọn thống trị mà đánh tên cai lệ và người nhà lí trưởng khiến hắn ngã chỏng quèo ra mặt thềm. Ngô Tất Tố xây dựng hình ảnh nhân vật bằng cách đặt tình huống gây cấn, hấp dẫn. Thể hiện tính cách, diễn biến tâm trạng nhân vật thông qua những hành động, ngôn ngữ, cử chỉ. Có thể nói tác giả đã thành công xây dựng nhân vật chị Dậu góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng trong tác phẩm.