Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn Bà lão cúi đầu nín lặng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mình là cỏ, 14 Tháng sáu 2023.

  1. Mình là cỏ Cỏ

    Bài viết:
    24
    Cảm nhận về đoạn văn sau trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân

    "Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì.. Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt.. Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

    [..]

    -Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá.. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

    (Trích sách giáo khoa Ngữ văn 12, trang 27 - 28, tập 2, NXB Giáo dục)


    Từ đó anh chị hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

    [​IMG]


    Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với" đất "với" người "với" thuần hậu nguyên thuỷ "của cuộc sống nông thôn (Nguyên Hồng). Thật vậy bằng những am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán, về con người nông thôn. Kim Lân đã mang đến cho văn học những trang văn hết sức bình dị, cảm động về cuộc sống của những người nông dân trên đất nước ta. Vợ nhặt là một trong số đó. Lấy bối cảnh nạn đói lịch sử năm Ất Dậu, nhà văn đã xây dựng tình huống truyện độc đáo từ đó phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp của con người, nhất là người phụ nữ. Đoạn văn khắc họa diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ khi lần đầu gặp nàng dâu mới là một trong những đoạn văn đặc sắc trong tác phẩm.

    Vợ nhặt tiền thân là tiểu thuyết" Xóm ngụ cư ", nhưng thất lạc bản thảo. Tác phẩm được Kim Lân viết sau khi hòa bình lập lại (1954). Nhan đề" Vợ nhặt "là sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. Từ đó người đọc có thể phần nào hiểu được thân phận rẻ rúng của con người trong nạn đói, họ như hóa thành một" vật "nhỏ bé mà người ta có thể nhặt nhạnh được ở bất cứ nơi nào. Nhưng đồng thời cũng từ nhan đề ta cũng có thể cảm nhận được sự đồng cảm, sẻ chia giúp đỡ lẫn nhau trong cảnh khốn cùng.

    " Vợ nhặt "xoay quanh nhân vật Tràng, xấu xí, ngờ nghệch là dân ngụ cư, trong hai lần tình cờ, bằng bốn bát bánh đúc và một câu nói đùa, Tràng đã" nhặt "được vợ. Tình huống vừa độc đáo vừa éo le này không chỉ làm thay đổi cuộc đời Tràng, thị mà còn tác động tới tâm trạng của người mẹ già - bà cụ Tứ. Người mẹ nghèo đã mất cả chồng và đứa con gái trong nạn đói khủng khiếp, cả cuộc đời dài dằng dặc của bà đã chịu không ít nỗi cơ cực, bất hạnh. Qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ nhà văn đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình.

    Nếu như Tràng và thị hiện lên qua trang văn của Kim Lân bằng ngòi bút có phần hài hước thì bà cụ Tứ lại xuất hiện với những tâm tư lặng trĩu của một người mẹ nghèo đang sống bên bờ vực của cái chết. Trong cảnh đói quay quắt, con trai bà nhặt được vợ, trước sự việc ấy bà vừa mừng vừa tủi cho bà cho các con. Bà thương cho số kiếp đứa con trai mình" Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương ". Cái nín lặng như nhìn thấu cuộc đời của mình, của các con, của những số phận con người đang phải giành giật sự sống hằng ngày với cái đói. Trong phút chốc ngắn ngủi bà lão hiểu được rằng vì đói mà người phụ nữ hoàn toàn xa lạ đã theo con mình về làm vợ. Cái nín lặng cũng là sự chấp thuận đối với thị, người đàn bà đã theo con trai bà lão về làm vợ.

    Bà lão vừa " ai oán " cho số phận trớ trêu của con mình, vừa" xót thương "cho các con. Bởi lẽ bà nhìn ra bao nhiêu cơ cực đang chờ đợi các con mình trước mắt" người ta dựng vợ gả chồng trong lúc ăn ăn nên làm nổi, những mong nở mặt sau này. Còn mình thì.. ". Cái nghẹn ngào hiện rõ trong dòng suy nghĩ đứt quãng của người mẹ già. Một nỗi tủi hờn len lỏi vào tâm trí, có lẽ bà tủi cho số phận mình và hơn hết tủi cho con. Trong cái ngày trọng đại mà con bà" phải duyên, phải kiếp "với nhau lại chỉ có thể diễn ra trong tiếng hờ khóc, tiếng quạ kêu thê thiết và không khí vẩn lên mùi của xác người, của chết chóc đang bủa vây. Và nỗi lo lắng trong lòng người mẹ cũng xuất hiện như một lẽ hiển nhiên" Biết rằng chúng có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không ". Nhà văn đã tập trung khắc họa, làm nỗi bật tâm trạng của người mẹ, người đàn bà cả đời lam lũ cực nhọc nhưng không hề lo lắng cho mình. Cả tâm tư của bà dồn hết vào con, lo lắng cho con.

    Nhìn người đàn bà xa lạ trước mặt giờ đã trở thành con dâu mình, bà lão không nén nổi những lo âu trong lòng" bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà ". Cái thở dài của người mẹ ở đây có lẽ không phải là ngao ngán mà phải chăng là sự chút bỏ những băn khoăn trong lòng. Ánh mắt của bà dồn cả về phía" nàng dâu mới ". Nhìn thị" đang vân vê tà áo rách bợt " bà như thấu hiểu cảnh ngộ thị, hiểu được sự bối rối, e thẹn ngượng ngùng mà thị đang đối mặt " người ta gặp đến bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được.. ". Trong cái nhìn của người mẹ là cả sự hàm ơn với người đàn bà xa lạ trước mắt. Người phụ nữ rồi đây sẽ cho con trai bà một mái ấm, dù là trước mắt chờ đợi các con là những bấp bênh, đói khổ. Lòng thương cảm của bà cụ Tứ dường như xuất phát từ sự đồng cảm, từ lòng thương với con người, những con người bị cái đói làm cho rẻ mạt đáng thương, khổ sở.

    Đến đây, Kim Lân với sự am hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí người nông dân, bằng ngòi bút của mình ông đã cho người đọc đồng cảm với nỗi khổ tâm của người mẹ già" thôi thì bổn phận là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con.. ". Tấm lòng người mẹ thật thấm thía cảm động, trong suy tư của bà cụ Tứ nhói một nỗi tủi hờn, ai oán cho số kiếp, vừa như nén cảm giác bất đắc dĩ. Nhưng lại rưng rưng xao xuyến một niềm vui một niềm lạc quan vào cuộc sống" May ra qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ông giời bắt chết thì thì cũng phải chịu chứ biết làm thế nào mà lo cho hết được? ". Ở đây người đọc nhận thấy những suy tư của người mẹ không phải là sự phó mặc mà là niềm hi vọng. Và người mẹ ấy đã gieo cả hi vọng vào các con mình.

    Kim Lân đã để cho nhân vật của mình trải qua một loạt những diễn biến cảm xúc nội tâm phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật. Đó là sự thận trọng cần thiết của người mẹ đã trải qua cả cuộc đời đầy cực nhọc. Để rồi bà lão nhẹ nhàng đáp lời với con " Ừ, thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng ". Bà cụ Tứ cũng như Tràng đối với thị đều thể hiện sự trân trọng, bà coi cuộc gặp gỡ của các con là" phải duyên, phải kiếp với nhau ", là sự sắp đặt của số mệnh, se duyên của ông tơ bà nguyệt chứ không phải thân phận" nhặt nhạnh "rẻ rúng, coi thường. Hai tiếng" mừng lòng "cho thấy bà cụ Tứ thật tâm chào đón người con dâu mới, với tất cả niềm hi vọng vào cuộc sống đổi khác của các con ở phía trước. Sự chấp thuận của bà cụ Tứ đã xóa tan những lo lắng chờ đợi của Tràng" Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi ". Nhà văn đã rất tinh tế khi để một anh Tràng thô kệch, vụng về hồi hộp chờ đợi những hồi đáp từ người mẹ. Đối với Tràng dù chỉ là" người vợ nhặt "nhưng anh cũng gửi gắm biết bao hi vọng, ước mơ về hạnh phúc. Dù chỉ gặp gỡ vô tình những Tràng cũng rất coi trọng người phụ nữ bên cạnh mình. Vì thế mới có tâm trạng bối rối, lo lắng chờ đợi.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Tác giả: Cỏ
     
    TTQuynh, Lâm Anh1, sugarsugar8 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...