Phân tích nguyên tắc tự do biển cả theo luật biển quốc tế - Tự do biển cả là gì?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi con mèo tháng 11, 18 Tháng năm 2022.

  1. con mèo tháng 11

    Bài viết:
    11
    Mình có để sẵn nguồn mình tham khảo cho bạn nào cần

    Bài làm cá nhân mong nhận được sự góp ý của các bạn

    Thực tiễn áp dụng nguyên tắc này tại Việt Nam sẽ cập nhật ở bài tiếp theo trong trang

    Mình xin cảm ơn rất nhiều.

    A. MỞ ĐẦU.

    Ở Trái Đất, nước mặn bao phủ một diện tích khoảng 360.000.000 km2 và thường được chia thành một số đại dương chính và những biển nhỏ hơn, trong đó đại dương chiếm khoảng 71% bề mặt và 90% sinh quyển

    (Nguồn: 1 "National Oceanic and Atmospheric Administration" Link ) Từ rất sớm con người đã có các hoạt động trên biển. Biển có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú đa dạng và hơn hết việc thiết lập mạng lưới giao thông trên biển chứa đựng vô vàng lợi ích. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển đặt ra hàng loạt nhu cầu trong việc khai thác sử dụng tài nguyên biển của các quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của Luật Biển cũng như tính cấp thiết của việc giải quyết các vấn đề trên biển trong thực tiễn mà Luật Biển ra đời từ rất sớm. Sau Đại chiến thế giới thứ hai quá trình pháp điển hóa Luật biển phát triển mạnh thông qua ba hội nghị lớn của Liên hợp quốc vào các năm 1958, 1960 và năm 1973 - 1982 các nguyên tắc lớn của Luật biển đã được hình thành như Nguyên tắc tự do biển cả, chủ quyền quốc gia trên biển.. Trong đó nguyên tắc tự do biển được xem là nguyên tắc tiên quyết.

    B. NỘI DUNG.

    I. KHÁI QUÁT CHUNG.

    1. Luật Biển quốc tế. Luật Biển quốc tế là một trong những ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế. Khi vừa hình thành Luật Biển tồn tại dưới dạng những tập quán quốc tế và chỉ được một số quốc gia thừa nhận và áp dụng. Qua thời gian Luật Biển từng bước phát triển và hoàn thiện hình thành nên môi trường pháp lý cho cộng đồng quốc tế trong việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên biển có hiệu quả. Luật Biển quy ddịnh những quyền hạn và nghĩa vụ của các quốc gia (có biển hay không có biển) điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác ở những vùng biển với chế độ pháp lý khác nhau.

    2. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. (Nguồn: Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - Wikipedia Bách khoa toàn thư mở)

    Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (tiếng Anh: United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển hay cũng được những người chống đối nó gọi là Hiệp ước Luật biển, là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hợp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994. Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương.

    II. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC TỰ DO BIỂN CẢ.

    1. Phân biệt khái niệm "biển cả" và "biển" :

    - Biển cả. Dưới gốc độ pháp lý theo Điều 86, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã định nghĩa biển cả là những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo

    - Biển. (nguồn 3 Biển - Wikipedia Bách khoa toàn thư mở)

    Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi, biển Chết. Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với một số hồ nước ngọt khép kín hoặc có đường thông tự nhiên ra biển cả như biển Galilee ở Israel là một hồ nước ngọt nhỏ không có đường thông tự nhiên ra đại dương hay Biển Hồ ở Campuchia. Thuật ngữ này được sử dụng trong đời sống thông thường như một từ đồng nghĩa với đại dương, như trong các câu biển nhiệt đới hay đi ra bờ biển, hoặc cụm từ nước biển là chỉ một cách rõ nét tới các vùng nước của đại dương nói chung

    Có thể hiểu: "Biển cả là Vùng biển chung của tất cả các quốc gia, không thuộc chủ quyền của bất kì quốc gia nào. Vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo nào"

    2. Nguyên tắc tự do biển cả

    2.1 Nguồn gốc - tiền đề của nguyên tắc Tự do biển cả trong Công ước 1982.

    Từ cuối thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, nhiều cường quốc khác nhau tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển. Năm 1609, luật gia và nhà triết học người Hà Lan Hugo Grotius đã viết điều được coi là nền tảng của học thuyết pháp lý quốc tế liên quan đến biển và đại dương - Mare Liberum, một tiêu đề tiếng Latinh có nghĩa là "tự do của biển" 4. Khái niệm "tự do trên biển" của Grotian chỉ được chấp nhận sau một thế kỷ tranh luận giữa ý tưởng của Grotius và của John Selden 5. Theo đó, biển và đại dương không thể bị chiếm hữu mà phải được mở tự do để tàu thuyền tất cả các quốc gia đều có thể qua lại. Quan điểm về "tự do biển cả" được đưa ra nhằm phản đối việc Bồ Đào Nha ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài đi lại ở Ấn Độ Dương, bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển và phản đối sự thống trị trên mặt biển của một số cường quốc về biển. Mặc dù người ta thường cho rằng Grotius lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc tự do trên biển, các quốc gia ở Ấn Độ Dương và các vùng biển châu Á khác đã chấp nhận quyền đi lại không bị cản trở từ lâu trước khi Grotius viết cuốn De Jure Praedae (Về Luật Chiến lợi phẩm) vào năm năm 1604. Trước đó, vào thế kỷ 16, nhà thần học người Tây Ban Nha Francisco de Vitoria đã công nhận ý tưởng về quyền tự do của biển theo một cách thức thô sơ hơn theo các nguyên tắc của jus gentium6. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia bắt đầu mở rộng và tuyên bố nhiều tài nguyên và lãnh thổ nước trên khắp các bờ biển xung quanh của họ. Có bốn điều ước quốc tế được soạn thảo tỉ mỉ vào cuối những năm 1950 "Protecting the Untamed Seas (Published 2015)".

    The New York Times. Retrieved November 2, 2020 Trullio Treves, High Seas, MAX PLANCK FOUNDATION FOR INTERNATIONAL PEACE AND THE RULE OF LAW (2009).

    Arthur Nussbaum (1947). A concise history of the law of nations. Macmillan Co. P. 62.

    Đến những năm 1970, nhưng các vấn đề vẫn chưa được giải quyết giữa các quốc gia cho đến năm 1982 khi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển được ban hành. UNCLOS là một hiệp ước Luật Biển: Một thỏa thuận về quyền và trách nhiệm của các quốc gia và việc sử dụng đại dương của thế giới với các hướng dẫn về thương mại, môi trường và quản lý tài nguyên biển và biển mở. UNCLOS đã thay thế bốn điều ước quốc tế được soạn thảo vào cuối những năm 1950 đến những năm 1970 bằng các công ước:

    Công ước về Lãnh hải có hiệu lực từ ngày 10/9/1964 với 48 quốc gia là thành viên) ;

    Công ước về Biển cả (có hiệu lực từ ngày 30/9/1962 với 59 quốc gia là thành viên) ;

    Công ước về Đánh cá và Bảo tồn các tài nguyên sinh vật của biển cả (có hiệu lực từ ngày 20/3/1966 với 54 quốc gia là thành viên)

    Công ước về thềm lục địa (có hiệu lực ngày 10/6/1964, 54 quốc gia là thành viên)

    Tính đến năm 2013, 165 quốc gia và Liên minh Châu Âu đã tham gia công ước.

    2.2 Nội dung nguyên tắc "Tự do biển cả"

    2.2. 1. Tự do biển cả là gì?

    - Tự do biển cả được quy định tại Điều 87 trong UNCLOS như sau:

    Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển. Quyền tự do trên biển là chế độ pháp lý đặc thù được ghi nhận trong cả Điều 2 Công ước Giơnevg 1958 về biển cả và Điều 87 Công ước luật biển 1982

    Tự do biển cả bao gồm:

    Tự do hàng hải;

    Tự do hàng không ;

    Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ Phần VI; Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI;

    Tự do đánh bắt hải sản trong các điều đã được nêu ở Mục 2;

    Tự do nghiên cứu khoa học với các điều kiện tuân thủ các Phần VI và VII Theo Điều 87, biển cả là vùng biển tự do để ngỏ cho tất cả các quốc gia. Không một quốc gia nào được phép yêu sách chủ quyền đối với bất kỳ vùng biển nào thuộc biển cả.

    2.2. 2 Các quyền tự do biển cả.

    a) Tự do hàng hải

    Theo Công ước Liên Hợp Quốc vầ Luật biển 1982 "biển" của các quốc gia ven biển được chia thành từng vùng với giá trị pháp lý khác nhau, và căn cứ theo từng vùng này mà tàu thuyền của các quốc gia nước ngoài có quyền đi lại tương ứng. Đối với lãnh hải, vùng nước rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, tàu thuyền nước ngoài có quyền "đi lại vô hại". Tức là các tàu thuyền này phải đi qua một cách nhanh chóng, liên tục và khẩn trương. Nhưng với các vung biển còn lại, vùng biển đặc quyền kinh tế và xa hơn là vùng biển cả tàu thuyền nước ngoài được hưởng tự do hàng hải. Khái niệm tự do hàng hải có nội hàm rộng hơn "đi lại vô hại, bởi các tàu thuyền không phải đi qua một cách nhanh chóng.

    Tự do hàng hải được định nghĩa như sau: Mỗi quốc gia, không phụ thuộc vào việc quốc gia đó có biển hay không có biển, đều có quyền để tàu mang quốc kì nước mình qua lại tự do trên biển. Nguyên tắc này không chỉ áp dụng đối với tàu buôn mà cả tàu chiến nếu như tàu chiến đó kiềm chế việc dùng vũ lực hay đe dọa bằng dùng vũ lực thể theo Hiến chương Liên hợp quốc. Những vấn đề thực tiễn của việc qua lại trên biển cả thể theo nguyên tắc tự do hàng hải được điều chỉnh bằng các điều ước quốc tế trong đó xác định quy chế của các tàu biển, giải quyết vấn đề cứu hộ trên biển, bảo đảm an toàn cho tàu biển, tránh gây ô nhiễm môi trường biển, vv. Để đảm bảo tự do hàng hải, pháp luật quốc tế cấm xây dựng các đảo nhân tạo và các công trình trên biển nếu như chúng cản trở những đường trên biển có ý nghĩa quan trọng đối với hàng hải quốc tế. (nguồn:" Tự do hàng hải "- Từ điển tiếng việt. Link )

    b) Tự do hàng không

    Theo nguyên tắc này, trong vùng trời quốc tế, các phương tiện bay của tất cả các quốc gia đều có quyền tự do hàng không. Đồng thời, khi hoạt động ở vùng trời quốc tế, phương tiện bay chỉ chịu thẩm quyền tài phán của quốc gia đăng tịch phương tiện bay, phát sinh từ cơ sở pháp lý của nguyên tắc thẩm quyền phương tiện bay. Tuy nhiên, quyền tự do này cũng có một số hạn chế nhất định như trong thời gian bay trong không phận quốc tế, các phương tiện bay phải chấp hành và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định, yêu cầu về an ninh hàng không được ghi nhận trong điều ước quốc tế về hàng không cũng như các văn bản do tổ chức hàng không quốc tế ban hành. Ngoài ra, tất cả các quốc gia phải áp dụng các biện pháp an ninh an toàn hàng không cho các phương tiện bay của mình, tuân thủ nghiêm túc các quy định của luật hàng không quốc tế.

    c) Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm . Căn cứ theo điều 79 của Công ước thì việc đặt dây cáp và ống dẫn ngầm cần phải đảm bảo rằng hạn chế, chế ngự sự ô nhiễm do ống dẫn gây ra và quốc gia ven biển không được cản trở việc lắp đặt hay bảo quản các ống dẫn dây cáp đó. Đối với việc muốn đặt ống dẫn ở thềm lục địa cần phải có sự thỏa thuận của quốc gia ven biển. Quyền này bao gồm.

    Các quốc gia khi đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có nghĩa vụ đặc biệt quan tâm đến tình trạng của chúng, không được gây cản trở cho quá trình sửa chữa các dây cáp và ống dẫn ngầm hiện có.

    d) Tự do xây dựng đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác .

    Đảo nhân tạo: là một phần đất bồi do con người tạo lập thông qua việc đổ đất và/hoặc đá xuống biển hay nói chung là một vùng nước. Từ lâu con người đã xây dựng đảo nhân tạo vì những mục đích khác nhau thông qua việc kiến thiết đảo mới, mở rộng đảo tự nhiên hiện hữu hoặc hợp nhất các đảo nhỏ thành đảo lớn hơn (nguồn: Khái niệm đảo nhân tạo - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Biển Việt Nam 2012, đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển bao gồm

    - Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm bảo hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển;

    - Các loại báo hiệu hàng hải;

    - Các thiết bị, công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển.

    Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quy định phải tuân thủ các quy định tại Điều 80 Phần VI về thềm lục địa và được dẫn chiếu tới Điều 60. Quốc gia trên biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiệt bị, công trình kể cả về luật và các quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư. Tuy nhiên việc xây dựng cần phải theo đúng thủ tục, đảm bảo các thiết bị báo hiệu sự tồn tại của các công trình, đảo nhân tạo.. và các công trình không sử dụng phải được tháo gỡ để đảm bảo an toàn hàng hải. Không được xây dựng những đảo nhân tạo, thiết bị hoặc công trình, không được thiết lập các khu vực an toàn xung quanh các đảo, thiết bị, công trình đó khi việc đó có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.

    Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng khu vực an toàn và tuân theo tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận chung liên quan liên quan đến hàng hải trong khu vực.

    e) Tự do đánh bắt hải sản.

    Các quốc gia có quyền tự do khai thác đánh bắt hải sản sinh vật biển trong phần chủ quyền hợp pháp của mình và vùng biển quốc tế. Tàu thuyển, công dân của mỗi quốc gia đều có quyền sử dụng nguồn tài nguyên của biển cả tùy theo khả năng, phương tiện của con người và bất kỳ thời điểm nào khi đảm bảo tuân thủ các quy định về phương tiện và phương thức khai thác đánh bắt. Cùng với việc có thể tự do khai thác đánh bắt, các quốc gia cũng có nghĩa vụ bảo tồn quản lý tài nguyên sinh vật biển. Trừ phần biển cả đã được tính vào vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven bờ.

    f) Tự do nghiên cứu khoa học .

    Tự do nghiên cứu khoa học phải tuân thủ các quy định tại Phần VI về thềm lục địa như các qyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa ; Chế độ pháp lý của vùng nước và vùng trời ở phía trên, các quyền tự do của các quốc gia khác.. và Phần XIII về nghiên cứu khoa học. Điều 238 Quyền tiến hành các cuộc nghiên cứu khoa học biển; Điều 239 nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học biển;..

    Công tác nghiên cứu khoa học được tiến hành nhằm vào những mục đích hoàn toàn hòa bình; được tiến hành bằng cách dùng các phương pháp và phương tiện khoa học thích hợp phù hợp với Công ước; không cản trở một cách vô lý những việc sử dụng biển hợp pháp khác phù hợp với Công ước; Được tiến hành theo đúng mọi quy định tương ứng được thông qua để thi hành Công ước, kể cả các quy định nhằm bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

    2.2. 3 Nguyên tắc" Tự do biển cả "đối với quốc gia không có biển Theo công ước về Luật biển năm 1982 thì các quốc gai không có biển chỉ được hưởng quyền sử dụng biển và đại dương trong một số trường hợp đặc biệt như quyền quá cảnh ra biển, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển quốc tế, đáy đại dương và các quyền tự do khác trên vùng biển quốc tế chứ không thể có lãnh thổ trên biển hoặc các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.

    2.3 Vai trò - tầm ảnh hưởng của nguyên tắc" Tự do biển cả "

    Nguyên tắc tự do biển cả tạo ra một khung pháp lý cho việc ứng xử trên biển của các quốc gia từ đó tạo nên sự công bằng trong việc khai thác sử dụng tài nguyên biển. Không chỉ thiết lập một trật tự pháp lý quốc tế trên biển mà còn ảnh hưởng đến những quy định trong pháp luật của các quốc gia ven biển hình thành nên sự thống nhất trong việc tham gia sử dụng biển.

    Tuy nhiên mức độ của nguyên tắc tự do biển cả đối với việc hình thành quy chế pháp lý các vùng biển tăng dần khi từ đất liền ra biển. Ngược lại càng đi sâu vào đất liền thì ảnh hưởng của nguyên tắc này càng giảm đi.

    Nguyên tắc này ít ảnh hưởng đến vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia hơn so với vùng biển khác. Ví dụ như đối với lãnh hải thể hiện trong nguyên tắc" qua lại không gây hại "quy định tại Điều 17 Công ước 1982" với điều kiện phải chấp hành công ước, tàu thuyền của tất cả quốc gia, có biển hay không có biển đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải"quyền này được cộng đồng quốc tế thừa nhận vì lợi ích phát triển hợp tác trên tất cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại.. quyền này được cụ thể hóa tại Điều 18, 19 của Công ước 1982. Nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia không có biển di chuyển thuận lợi ra vùng biển quốc tế để khai thác sử dụng tài nguyên biển. Thứ hai nguyên tắc tự do biển cả thể hiện ở việc quốc gia ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở trên một con tàu nước ngoài khi vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi tàu đi vào lãnh hải hoặc tàu chỉ đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy. Đối với nội thủy ảnh hưởng của nguyên tắc này rất hạn chế. Mặc dù trong vùng nội thủy quốc gia ven biển có chủ quyền như trên đất liền tuy nhiên chủ quyền này chỉ được áp dụng với con tàu chứ không áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân, người nước ngoài.. trên con tàu.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...