Phân tích người đàn bà hàng chài trong chiếc thuyền ngoài xa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lunsa, 8 Tháng tư 2020.

  1. Lunsa

    Bài viết:
    2
    Phân tính hình ảnh người đàn bà hàng chài trong tác phẩm "Chiếc Thuyền Ngoài Xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

    ***​

    Nguyễn Minh Châu quê ở Nghệ An. Ông là nhà văn quân đội đã từng chiến đấu ở nhiều chiến trường, là một trong số "những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất". Ông quan tâm đến đời sống dưới góc độ thế sự. Không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn. "Chiếc thuyền ngoài xa" là một trong những tác phẩm nổi bật của ông được in trong tập Bến quê. Tác phẩm mang đến cái nhìn đa chiều về cuộc sống và con người. Đằng sau câu chuyện về người cuộc đời người đàn bà hàng chài là những tâm tư suy nghĩ của bao người đọc. Về người phụ nữa, về câu chuyện và về cuộc sống xung quanh.

    Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" kể lại chuyến đi thực tế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng theo lời trưởng phòng để chụp ảnh cho bộ lịch năm sau. Anh trở về vùng biển miền Trung, nơi anh đã từng chiến đấu, và phát hiện một "cảnh đát trời cho". Cảnh một chiếc thuyền lưới vó lấp ló trong biển sớm và một cảnh tượng thẩm mỹ, phi nhân tính. Một gã đàn ông to lớn dữ dằn đánh đâp người vợ mệt mỏi một cách thô bạo. Từ cảnh tượng ấy Phùng cay đắng nhận ra những ngang trái nghịch lí trong đời sống. Nhưng sau phiên tòa, sau khi nghe xong câu chuyện về sự thật cuộc đời, Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lí.

    Nếu như ngày xưa Thúy Kiều xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Du để lại cho người đọc sự đồng cảm với hình ảnh người phụ nữ đẹp đẽ, kiêu sa. Hay như cô kĩ sư trong 'Lặng lẽ SaPa "của Nguyễn Thành Long được sống đúng với tuổi trẻ nhiệt huyết và tình cảm với anh kĩ sư. Thì trong tác phẩm này của Nguyễn Minh Châu, người đàn bà hàng chai lại được nhắc đến một cách phiếm định không tên không tuổi," người đàn bà "," mụ "như một người phụ nữ làng chài vô danh vô tình được nhắc đến. Và đúng với con người làng chài, chị được phác họa với hình dáng" cao lớn "," thô kệch "," rỗ mặt ". Chị bước đi với gương mặt mệt mỏi" như đang buồn ngủ ". Có lẽ là sau khoảng thời gian dài lam lũ cực nhọc phải đi kéo lưới chài, đây chính là hình ảnh miêu tả đúng nhất với thực tế cuộc sống của họ.

    (Lunsa)

    Đằng sau dáng vẻ thô kệch ấy, đằng sau cái vẻ ngoài rách rưới ấy, chị vẫn hiện lên với hình ảnh của sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng. Tính cách cam chịu nhẫn nhục của người vợ được nhà văn khắc họa qua một loạt hành động. Mặc dù chồng chị rút chiếc thắt lung của lính ngụy ngày xưa" nghiến răng ken két "quất từng đòn xuống nhưng người đàn bà này vẫn nhẫn nhục," không hề kêu một tiếng, không chống trả, không chạy trốn ". Dường như đây đã là một phần thói quen trong cuộc đời mình. Chị quen phải chịu đựng, quen với những đòn roi, những lần đánh đập vô cớ từ chồng. Phải chăng rằng chị muốn nói để tồn tại thì phải chấp nhận, phải nhẫn nhịn, phải chịu đựng.

    Ở người đàn bà ấy còn hiện lên sự sợ sệt, lung túng khi được mời về nơi công sở hỏi về công việc gia đình. Chị được mời ngồi lên một chiếc ghế mây sau khi thấy chị chọn một góc tường để ngồi. Thói quen nhỏ càng làm đậm thêm nét khổ cực, cảnh đói nghèo, cuộc sống túng quẩn hằng ngày của chị nói riêng và người phụ nữ làng chài nói chung. Chị chấp tay sợ sệt" Con lạy quí tòa ". Đó là những lời chị thốt ra sau khi được hỏi về cuộc sống với chồng vũ phu ấy. Đối với chồng, dù bị ngược đãi, chị vẫn bênh vực hắn ta và không đồng ý ly hôn. Bởi lẽ, chị biết chị cần một người đàn ông trên một chiếc thuyền vượt biển hàng giờ liền, cần một người đàn ông để" chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp con ". Không khó để người đọc cảm nhận nỗi niềm của chị, của phụ nữ, của người đàn bà hàng chài qua lời nói chất phác đó. Đằng sau lời nói đó, là tấm lòng bao dung, nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó vì con, vì gia đình của người đàn bà hàng chài. Từ đó, ta như hiểu thêm về sự thật cuộc đời những cái phi lí bổng trở nên có lí. Từ người đàn bà ta thấy thấp thoáng bóng dáng người phụ nữ VN, người bà, người mẹ trong gia đình luôn bao dung, nhân hậu, luôn nghĩ cho con cái, cho tổ ấm đôi khi quên luôn cả bản thân mình.

    Nhẫn nhục, chịu đựng, hi sinh thầm lặng là thế, ở người đàn bà ấy vẫn rất tự trọng và hiểu thấu lẽ đời. Giọt nước mắt chị đã trào ra, không phải vì đau đớn khi bị đánh, không phải vì uất ức vì bị chửi, là những giọt nước mắt của sự" xấu hổ, nhục nhã "khi bị thằng Phát và Phùng chứng kiến cảnh cha nó đánh mẹ. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiếng và thương xót, càng không muốn con mình phải thấy cảnh không nên thấy. Phải chăng, sự chịu đựng một mình còn đỡ hơn bị nhìn bằng con mắt thương hại từ người khác. Tình mẫu tử thiêng liêng không loại bỏ bất cứ người mẹ nào. Chị xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Chị ôm chầm lấy con để tránh con bị thương. Theo lời chị nói" Người đàn bà hàng chài chúng tôi sống cho con chứ không phải sống cho mình. Cũng không khó để thấy được điều đó. Ở chị sáng lên tình mẫu tử khi được hỏi về khoảnh khắc vui nhất trên đời. Chị không ngần ngại mà trả lời "Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no.." Đây có lẽ là hình ảnh đẹp nhất của người mẹ. Hình ảnh ấy như ngọn đuốc rực rỡ làm sáng bừng cả cuộc sống tối tăm, khổ cực của chị.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Dưới ngòi bút điêu luyện, Nguyễn Minh Châu đã phác họa thành công nhân vật người đàn bà hàng chài vẫn bừng lên những phẩm chất tốt đẹp của con người nghèo khổ. Chính tác giả là người làm rõ hơn sức sống mãnh liệt tiềm tàng của nhân vật. Qua đó thể hiện khát vọng cuộc sống âm no, bình đằng trong xã hội, trong đời
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng năm 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...