Nghệ Thuật: : AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG Nhà văn Nga Lêônit Lêônốp có nói: "Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung". Một trong những yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung phải kể đến những đặc sắc về nghệ thuật. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả nên dòng sông.. (y/c đề bài) một cách sinh động, hấp dẫn. Qua ngòi bút ấy, sông Hương hiện lên với những vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo mà không dòng chảy nào có được. Bằng vốn hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực, cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn của những biện pháp tu từ, lối hành văn nhẹ nhàng nhưng giàu sức biểu đạt, tác giả đã tô vẽ một sông Hương khắc cốt ghi tâm trong lòng độc giả, khiến cho ai chưa từng đến thăm nơi này cũng phải thốt lên trước vẻ đẹp của nó. Tác phẩm thuộc thể kí, nhưng bản chất lại rất đậm chất tùy bút, thể hiện cái tôi tài hoa, độc đáo. Ẩn sau hình tượng Hương giang, nhà văn đã bày tỏ cái tôi mê đắm cảnh sắc quê hương đất nước, cái tôi uyên bác, giàu tri thức về lịch sử, văn hóa, địa lí, cái tôi yêu quê, gắn bó một lòng sâu nặng với xứ Huế mộng mơ. Nghệ thuật: VỢ CHỒNG A PHỦ Nhà văn Nga Lêônit Lêônốp có nói: "Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung". Một trong những yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung phải kể đến những đặc sắc về nghệ thuật. Chỉ với một đoạn văn ngắn cùng những chi tiết được chọn lọc một cách tỉ mỉ, Tô Hoài đã thể hiện được biệt tài phân tích tâm lí nhân vật đầy sắc sảo của mình khi nhà văn đã đặt điểm nhìn từ bên trong nhân vật. Nghệ thuật trần thuật độc đáo với cách kể chuyện theo trật tự thời gian đảo tuyến, dẫn dắt linh hoạt, khéo léo khiến cho mạch truyện phát triển và vận động liên tục, biến đổi hấp dẫn mà không bị trùng lặp. Tác giả cũng bày tỏ sự am hiểu của mình đối với con người và mảnh đất miền núi Tây Bắc với ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu chất thơ cùng với cách tả thực.. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp với cô Mị/ chàng A Phủ đầy.. Nghệ thuật: VỢ NHẶT Nhà văn Nga Lêônit Lêônốp có nói: "Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung". Một trong những yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung phải kể đến những đặc sắc về nghệ thuật. Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo với bối cảnh loạn lạc, nạn đói bủa vây cùng kết cấu truyện hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tác giả đã khắc họa bức tranh ngày đói nhưng đầy tình cảm. Cùng với đó, nghệ thuật xây dựng nhân vật sâu sắc, cách miêu tả tâm lí nhân vật đầy tinh tế và chân thực, giọng văn mộc mạc, giản dị.. Tất cả đã tạo nên một áng văn xuất sắc, vừa giàu giá trị hiện thực lại đậm giá trị nhân văn. Nghệ Thuật: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Một trong những yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung phải kể đến những đặc sắc về nghệ thuật. Thành công của tác phẩm là đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Qua một chuyến đi săn ảnh của một người nghệ sĩ, nhà văn đã thể hiện được những quan sát, chiêm nghiệm về con người và cuộc đời. Cùng với đó, nghệ thuật viết truyện già dặn, các chi tiết tiêu biểu, hình ảnh giàu tính biểu trưng. Ngôn ngữ khách quan, chân thật, đời thường và bình dị, giọng điệu trần thuật đầy tính triết lí.. Tất cả phối hợp hài hòa với nhau tạo nên một thiên truyện đặc sắc, mang nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Nghệ Thuật: RỪNG XÀ NU Một trong những yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung phải kể đến những đặc sắc về nghệ thuật. Thành công của Nguyễn Trung Thành nằm ở việc xây dựng hình tượng độc đáo cùng cách kể chuyện hấp dẫn, thu hút độc giả. Những câu văn được gọt giũa tỉ mỉ, chỉn chu cùng ngôn ngữ giàu cảm xúc và giọng điệu ngợi ca, hào hùng, kết hợp giữa cảm xúc suy tư và trầm lắng. Việc dùng hình tượng đặc sắc, chân thực, sinh động, đặc biệt gắn hình tượng cây xà nu/ Tnú với con người Tây Nguyên khiến cho hiện thực hiện lên vừa hùng tráng, vừa lãng mạn. Làm sao có thể đến với văn chương khi trái tim chai cứng không hồn, khi đôi mắt, đôi tai không mở để đón lấy cuộc sống? Có thể nói, bằng đôi mắt tinh tế, trái tim nhạy cảm, tác giả đã dẫn chúng ta say trong thứ ngôn ngữ của "Rừng xà nu". Nghệ Thuật: ĐẤT NƯỚC Nhà văn Nga Lêônit Lêônốp có nói: "Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung". Một trong những yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung phải kể đến những đặc sắc về nghệ thuật. Tác giả đã lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng, có sự biến đổi linh hoạt về nhịp điệu, tạo nên cảm xúc tự nhiên, liền mạch cho tác phẩm. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng rộng rãi và linh hoạt các chất liệu văn hóa dân gian: Từ ca dao tục ngữ đến cổ tích, truyền thuyết, từ phong tục tập quán đến thói quen sinh hoạt hàng ngày trong đời sống nhân dân. Đồng thời, giọng thơ trữ tình, chính luận là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người. Ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian, quen thuộc như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Qua đó bộc lộ thái độ trân quý của nhà thơ đối với nhân dân và đất nước. Nghệ Thuật: VIỆT BẮC Nhà văn Nga Lêônit Lêônốp có nói: "Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung". Một trong những yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung phải kể đến những đặc sắc về nghệ thuật. Bài thơ được xây dựng theo kết cấu đối đáp. Tác giả đã sử dụng sáng tạo hai đại từ "mình - ta" với lối đối đáp giao duyên trong dân ca, để diễn đạt tình cảm cách mạng. Cùng với đó, nhà thơ cũng sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống, ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm đà sắc thái dân gian. Các biện pháp nghệ thuật xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm, từ điệp từ, liệt kê đến so sánh, ẩn dụ, tượng trưng.. Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt. Qua đó, Tố Hữu đã thể hiện phong cách thơ đậm tính sử thi, dạt dào cảm hứng lãng mạn, thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với con người và đất nước, quê hương. Nghệ Thuật: HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT Nhà văn Nga Lêônit Lêônốp có nói: "Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung". Một trong những yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung phải kể đến những đặc sắc về nghệ thuật. Lưu Quang Vũ đã sử dụng nhuần nhuyễn một số thủ pháp nghệ thuật một cách độc đáo. Nhà biên kịch xây dựng tác phẩm dựa trên sự sáng tạo lại cốt truyện dân gian nên tác phẩm rất quen thuộc nhưng cũng rất mới mẻ. Ngôn ngữ giàu chất triết lí, ngôn ngữ của nhân vật được cá thể hóa một cách cao độ. Nghệ thuật dựng cảnh, viết lời đối thoại, độc thoại, hành động, tính cách, tình huống.. tất cả đều đạt tới trình độ bậc thầy về kịch sân khấu. Thông qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm nhiều thông điệp, bài học cuộc sống, là tấm gương phản chiếu cuộc sống xã hội một cách chân thực cho thế hệ hôm nay và mai sau. Hãy vượt qua kì thi thật tốt cùng Pitna nhé!