Nguyễn Trãi không chỉ là nhà văn hóa vĩ đại mà còn là nhà thơ tài năng của dân tộc. Ông đã được UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới nhờ những đóng góp xuất sắc. Bộ 'Quốc âm thi tập' sáng tác bằng chữ Nôm của ông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của thơ ca tiếng Việt, trong đó có tác phẩm nổi bật "Mạn thuật" (bài 4) Đây là một tác phẩm có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện nhân cách và tư tưởng tốt đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi. Cũng như nhiều tác phẩm khác trong "Quốc âm thi tập", bài thơ "Mạn thuật 4" được sáng tác sau khi Nguyễn Trãi hoàn thành sự nghiệp Bình Ngô, trở về sống ở Côn Sơn. Với thể thơ thất ngôn xen lục ngôn bát cú Đường luật, bài thơ đã truyền tải đến người đọc những giá trị tốt đẹp. Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh tâm trạng của nhân vật trữ tình "Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay Trong thế giới phút chim bay" "Đủng đỉnh" là trạng thái nhẹ nhàng, thư thái, không vội vã mà thong thả, chậm rãi, dường như không vướng bận điều gì. Với phép đảo ngữ, từ "đủng đỉnh" đã làm nổi bật dáng vẻ cùng tâm trạng của nhà thơ, ung dung, nhàn nhã. Giữa một buổi chiều hôm trên quê nhà nhà thơ như lắng lại để ngắm khung cảnh nơi đây với bao vẻ đẹp bình dị, yên ả. Đây cũng là thời gian nhà thơ được trút bỏ hết tất cả những toan tính tầm thường chốn quan trường để sống đúng với lối sống tránh xa thị phi, hòa mình với thiên nhiên mà Người tâm niệm. Câu thơ đã gợi liên tưởng đến nơi hoàn toàn thuộc về thiên nhiên, tĩnh lặng, bình dị. Có thể nói, đây là hình ảnh của người nghệ sĩ với lối sống an nhàn, thư thái, mặc kệ sự đời mà trở về với thiên nhiên. Con người được dạo chơi ngắm cảnh mang tâm hồn của một người nghệ sĩ để nhận ra và rung cảm với vẻ đẹp xung quanh. Hai câu thơ tiếp theo đã diễn tả được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên "Non cao non thấp mây thuộc Cây cứng cây mềm gió hay" Phép đối được thi nhân sử dụng một cách đắc địa cùng các tính từ, phép liệt kê, nhân hóa được dùng trong hai câu thơ này. Qua hai câu thơ này, cảnh thiên nhiên, rừng núi hiện lên thật hùng vĩ, bao la, khoáng đạt, ngút ngàn. Nghệ thuật miêu tả được sử dụng đã gợi ra vẻ đẹp của núi rừng Côn Sơn – nơi Nguyễn Trãi tìm về để sống. Không chỉ vậy, câu thơ còn gợi ra không gian hoàn toàn thuộc về thiên nhiên, yên bình, êm ả, tĩnh lặng, cách xa với cuộc sống xô bồ, đầy rẫy những thị phi, toan tính ở bên ngoài. Sự liên tưởng phong phú tạo ra những câu thơ có mối liên hệ gần gũi, tương thông, tương đồng với nhau. Mây hiểu rõ địa hình núi non cao thấp cũng như gió biết được cây cứng hay mềm. Có thể nói, thiên nhiên cũng có sự thấu hiểu lẫn nhau cũng như mối quan hệ giữ con người với con người. Đến hai câu thơ luận, thi nhân đã lí giải về quy luật của thiên nhiên, cuộc đời "Nước mấy trăm thu còn vậy Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay" Hai câu thơ sử dụng những từ ngữ chỉ số đếm "mấy trăm thu", "bao nhiêu kiếp" mang tính ước lệ. Nước và trăng tồn tại và vận động theo quy luật tự nhiên. Các từ ngữ "mấy, trăm thu, bao nhiêu kiếp" là để nói khoảng cách tời gian dài vô tận, là sự trôi chảy nối tiếp nhau, không ngừng nghỉ của thời gian. Còn "vây, nhẫn nay" mang tính khẳng định: Nước và trăng cũng như vạn vật đều bất biến, vĩnh hằng từ xưa đến nay theo quy luật. Kết lại bài thơ là những chiêm nghiệm sâu sắc của NT về cuộc đời " "Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, Bui một lòng người cực hiếm thay." "Bui" là từ cổ, nghĩa là chỉ có, duy có. Nguyễn Trãi là trí thức uyên bác, có công với đát nước, giàu kinh nghiệm sống, có cách đánh giá nhìn nhận về con người và cuộc đời nên câu thơ thể hiện trí tuệ của nhà Nho khi đã hiểu rõ về thiên nhiên, về xã hội. Câu thơ cuối thể hiện sự xót xa, cay đắng bởi lẽ, non cao non thấp, cay cứng cây mềm thì có thể nhìn rõ, nước trong bất biến vĩnh hằng không ai là không hiểu. Nhưng duy chỉ có lòng người là thâm sâu khó lường, không dễ đoán nhất "Tri nhân tri diện bất tri tâm". Những thăng trầm của cuộc đời khiến NT thấm thía và nhận ra sự trắng đen, giả dối khi "lòng người quanh tựa nước non quanh". Dù hiểu như vậy, dù đã cố gắng tránh xa chốn quan trường nhưng sau này sự nguy hiểm của lòng người đã khiến gia đình của Nguyễn Trãi phải chịu án oan, tru di tam tộc. Và có lẽ, câu thơ cuối là lời dự cảm chẳng lành về cuộc đời và giữa cuộc sống an nhàn nhưng trong sâu thẳm con người ông là nỗi lo lắng, đau đáu trước sự xoay vần của thế sự. Với thể thơ sáng tạo, sáu câu thơ đầu là lục ngôn, hai câu thơ cuối mang tính triết lí và câu thơ thất ngôn cùng những hình ảnh thơ mang đậm tính dân tộc, bài thơ "MT 4" đã tạo ra giọng điệu giản dị và gợi nhiều bài học trong cuộc sống. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, phát huy được sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Phép đối, phép đảo ngữ được vận dụng, chất trữ tình và chất triết lí đan cài tạo khiến bài thơ vừa giàu cảm xúc, vừa sâu sắc, thấm thía. Bằng bài thơ này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Nguyễn Trãi đối với vẻ đẹp thiên nhiên và lòng nặng trĩu trước thời cuộc.