Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Bội Chung, 20 Tháng chín 2020.

  1. Bội Chung

    Bài viết:
    2
    Nhà thơ Quang Dũng quê ở Hà Nội, xuất thân là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là người nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc nhưng thành công nhất là lĩnh vực thơ ca. Phong cách sáng tác của Quang Dũng mang hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn, hồn hậu và tài hoa. Ông sở hữu cho mình các tác phẩm tiêu biểu như "Mây đàu ô", "Thơ văn Quang Dũng".. trong đó Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thơ thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ được in trong tập thơ Mây đầu ô. Tác phẩm được sáng tác khi Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, ngồi Phù Lưu Chanh với nỗi nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác ra Tây Tiến.

    Tây Tiến là bài thơ in đậm phong cách tài hoa, lãng mạn, phóng khoáng của hồn thơ Quang Dũng. Tác phẩm đã bộc lộ nỗi nhớ sâu sắc của nhà thơ với người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng. Đoạn thơ thứ ba đã phác họa bức chân dung người lính Tây Tiến ở nơi chiến khu hùng vĩ và tráng lệ.

    Hai câu thơ đầu trong đoạn thơ thứ ba tác giả đã cho ta thấy hình ảnh đầy gian khổ của người lính:

    "Tây Tiến đoàn binh không moc tóc

    Quân xanh màu lá dữ oai hùm"

    Cụm từ "không mọc tóc" chỉ sự thiếu thốn của người lính, thiếu thốn không chỉ về tinh thần mà còn về vật chất, tuy vậy vẫn không làm xấu đi hình ảnh đáng ngưỡng mộ của mình. "Quân xanh màu lá" chúng ta có thể nghĩ theo hai hướng, đầu tiên là do thiên nhiên khắc nghiệt, đời sống thiếu thốn khiến da các anh xanh xao vì bệnh. Hay cũng có thể hiểu là những bộ trang phục màu xanh, những bộ trang phục mang đầy trọng trách thiêng liêng trên người các anh lính Tây Tiến, hình ảnh đầy oai hùm vốn có.

    Hai câu tiếp nhà thơ nói về suy nghĩ của các anh thực tại:

    "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

    "Mắt trừng" đây là trạng thái mắt mở to, hung hăng với ý muốn bảo vệ quê hương, đất nước của dân tộc mình, đồng thời là chỉ sự căm thù, nỗi hận đối với quân giặc muốn xâm chiếm nước ta. "Dáng kiều thơm" ở đây có thể là người yêu của các anh nơi quê nhà hay cũng có thể là cô bạn từng học chung với các anh. Nỗi nhớ về đêm của các anh da diết mà đầy buồn tủi.

    Bốn câu cuối là nét đẹp bi tráng của người lính:

    "Rải rác biên cương mồ viễn xứ

    Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh

    Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

    Các anh chiến đấu cho quê hương, cho đất nước nhưng các anh không chết. Các anh chỉ trở về nơi cũ, trở về với đất mẹ đầy ấm áp và trả lại sự yên bình cho các anh. Dùng từ Hán - Việt "Áo bào" là bộ trang phục các anh mặc chiến đấu, nó mang đầy dũng khí của các anh, lúc ra đi nó cũng chính là áo bào mang đầy đau thương, nước mắt, mồ hôi, nó gắn liền với các anh lẫn ở lại hay ra đi. Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh "về đất" cho thấy các anh không chết, và đến hôm nay các anh vẫn đang sống, sống trong trí nhớ người ở lại và hiện diện trên mảnh đất dân tộc này. "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" ở cuối bài thơ Sông Mã không còn là nhân chứng lịch sử nữa mà đã trở thành con sông minh chứng cho chiến công, gian khổ, sự mất mát của người lính Tây Tiến.

    Qua bài thơ trên, Quang Dũng không chỉ thể hiện thành công bức chân dung đầy bi tráng và ướt lệ của đoàn quân Tây Tiến mà còn thành công với các biện pháp tu từ, nghệ thuật như cảm hứng lãng mạn, bi tráng. Sử dụng ngôn từ đặc sắc về địa danh, từ tượng hình kết hợp hài hòa chất nhạc và họa thơ.

    Đoạn thơ Tây Tiến có ngôn ngữ giàu chất tạo hình, nhạc điệu, gây ấn tượng táo bạo, dựng lên bức tranh sinh động có chiều sâu về cảnh hành quân của đoàn quân Tây Tiến, trên cái nền không gian đầy khó khăn, khóc liệt. Qua đó ta cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc, nỗi nhớ da diết của tác giả về những kí ức, kỉ niệm khi chiến đấu hay ở bên đoàn quân Tây Tiến. Đối với Quang Dũng, Tây Tiến là một thời mãi mãi để nhớ về, một thời đáng để tự hào, không chỉ riêng Quang Dũng mà Tây Tiến cũng đã cho chúng ta có được nhiều cảm xúc khó quên. Và có thể sau này hay mãi mãi về sau không có được bài thơ Tây Tiến thứ hai.

    Đọc bài thơ:

    [Bài Thơ] Tây Tiến - Quang Dũng
     
    Sói thích bài này.
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...