Phân tích khổ 1 bài thơ Từ ấy - Tố Hữu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lagan, 25 Tháng tư 2023.

  1. Lagan

    Bài viết:
    635
    Phân tích khổ thơ đầu tiên của bài thơ "Từ ấy".

    [​IMG]

    Bài làm 1

    Hơn 2000 năm trước, Trang Tử đã có một triết lí rất hay về biển cả: "Biển là nơi tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra nhưng nó không vơi đi, và nó cũng là nơi đón nhận tất cả mọi nguồn nước nhưng nó không đầy." Văn học cũng hiện thân cho những mạch nước ngầm cuồn cuộn chảy ra từ biển khơi cuộc đời đó. Hằng ngày, tiếng sóng rầm rĩ vẫn âm vang xô sóng dời dào dạt lên trang cũng giống như địa hạt cuộc đời chưa từng cằn cỗi khi người nghệ sĩ gánh gió mưa cuộc đời tưới mát muôn trang. Nảy nở giữa rừng già văn học Việt Nam, "Từ ấy" của nhà thơ Tố Hữu cũng là một tác phẩm mang "nặng hơi muối biển" như thế đó. Trái tim của Tố Hữu, tâm hồn của Tố Hữu đã khảm lên tượng đài văn học kháng chiến một viên ngọc quý, đặc biệt là khổ thơ đầu:

    "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

    Mặt trời chân lí chói qua tim

    Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

    Tố Hữu từ lâu đã được coi là cánh chim đầu đàn của nền thi ca cách mạng. Ông là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn với sức hút của chất men say lí tưởng Cộng Sản. Chính vì vậy, các thi phẩm của nhà thơ luôn song hành với cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc. Bài thơ "Từ ấy" được rút trong tập thơ cùng tên của người thi sĩ đã Tố Hữuể hiện niềm vui sướng của người thanh niên khi bắt gặp lí tưởng và lẽ sống của đời mình. Vào tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản và "Từ ấy" ra đời đã ghi lại dấu mốc Tố Hữ thời gian trọng đại ấy của nhà thơ. Đó không chỉ đơn thuần là một sự lột xác mà còn là khát khao hòa nhập và vươn tới.

    Mỗi cuộc đời đều được tô vẽ nên bởi những gam màu riêng biệt – đỏ và xám – hạnh phúc và buồn đau. Buồn đau là biển cả. Hạnh phúc là ngọc châu. Muốn tìm được ngọc châu phải lặn sâu nơi biển cả. Để rồi trên hành trình tìm kiếm những viên ngọc ấu, ta sẽ bắt gặp muôn vàn những điều lí thú, để lại trong hồn ta những dấu mốc không thể nào quên. Những giấy phút trọng đại và thiêng liêng ấy như thế thật là hiếm có và với Tố Hữu, đó là:


    "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ"

    Với những người mẹ, giây phút thiêng liêng nhất là khi được nghe con thơ cất tiếng khóc chào đời, với đôi lứa yêu nhau, thời khắc hạnh phúc nhất là khi nắm tay hướng chung lễ đường và với th, giây phút ông mong chờ là "Từ ấy". Nhà thơ cách mạng Tố Hữu bén duyên với lí tưởng Đảng Cộng Sản khi tuổi đời còn rất trẻ - 17 tuổi và "Từ ấy" đã chia vạch rõ ràng hai khoảng thời gian trước và sau từ ấy. Có lẽ, chẳng còn cái tuổi nào mềm yếu và bâng khuâng hơn cái tuổi biết buồn và chính lứa tuổi ấy cũng tạo ra những thay đổi rõ rệt nhất trong cốt cách con người. Trước "Từ ấy", người con xứ Huế mang nặng nỗi cô đơn, tuyệt vọng với cuộc sống chẳng còn kẽ hở để xông pha:

    "Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi

    Bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời

    Vẩn vơ theo mãi dòng quanh quẩn

    Muốn thoát thân ôi bước chẳng rời"

    (Nhớ đồng)

    Đó không phải là tâm trạng của riêng mình tác giả mà còn là nỗi niềm chung của cả một lớp thế hệ non tơ vừa bước ra đời đã chạm tới một vũng sình lầy vạn bước khó đi. Để rồi, "Từ ấy" đã khép lại chuỗi ngày đau khổ, dật dờ nơi góc tối để mở ra một cuộc sống đầy hứa hẹn. Nó toát ra một sức sống mạnh mẽ nội tại và vụt sáng lên như khi "bừng nắng hạ". Động từ "bừng" đã diễn tả sự thay đổi đột ngột, mạnh mẽ của nhà thơ khiến bao người cảm tưởng như trước đây, "trong tôi" chỉ là màu xám buồn, xám vô vọng thì phút chốc như được cả triệu màu sắc ùa vào. Và quả thật cũng đúng là như vậy! "Nắng hạ" là cái nắng chói chang, rực rỡ nhất của một năm và nói ẩn dụ cho những lí luận, những tư tưởng lớn của Đảng Cộng Sản. Tựa như một căn phòng âm u bỗng được xốc lên tấm rèm dày che kín, thứ ánh sáng vàng tươi của sức sống mới đã soi tỏ mọi ngóc ngách thầm kín nhất của con chim cô độc trong góc tối Tố Hữu, cảm hóa nhận thức, trí tuệ và tâm hồn để chú chim nhỏ phút chốc bay lên cây ngô đồng thành phượng hoàng. Tâm hồn khô kiệt phúc chốc được lấp đầy bởi chính sự lựa chọn đúng đắn của nhà thơ.

    [​IMG]

    "Trong tâm hồn con người đều có một cái van", và với Tố Hữu, chìa khóa để dẫn tới và mở cái van lớn ấy là:

    "Mặt trời chân lí chói qua tim"

    Suốt cuộc đời mình, Tố Hữu đã giữ nhiều cương vị trọng yếu trong trung ương Đảng, thế nhưng, dù là nhà thơ hay là người chiến sĩ, ông đều giữ trong tim mình một "mặt trời chân lí". Mặt trời của thiên nhiên đem lại sự sống cho muôn loài muôn vật thì Tố Hữu lại ghi dấu một "mặt trời chân lí" cho riêng mình. "Nắng hạ" đã đẹp thì "mặt trời" còn đẹp hơn, bởi mặt trời là khởi nguồn của nắng hạ, ẩn dụ cho lí tưởng của Đảng, của cách mạng, là nguồn sống và lẽ sống vừa bừng lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi. Nó không chỉ xua tan đi bao buồn đau mà còn mở ra một hướng đi mới của cuộc đời, báo hiệu những chuyển biến tốt lành và kì diệu.

    "Mặt trời" đã sáng, nay lại "chói" hơn, rực rỡ hơn khi đượm nồng chất máu đầu tim Tố Hữu. Giống như loài chim sơn ca gieo mình vào bụi mận gai để cất lên tiếng hót ca hat nhất, Tố Hữu nguyện hiến dâng trái tim và xác thịt mình cho "mặt trời chân lí" ngày càng chói lòa rực rỡ. Với ông, "mặt trời" phải chăng từ lâu đã không còn là riêng lí tưởng mà còn là cả một con người, một con người đại hiện cho cả một cộng đồng năm mươi tư dân tộc anh hùng – Hồ Chí Minh:


    "Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

    Mà Đế Quốc là loài dơi hốt hoảng

    Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người"

    (Sáng tháng Năm)

    Ta như vô tình bắt gặp sự đồng điệu giữa hồn thơ Tố Hữu và Viễn Phương, bởi trong lần ra thăm lăng Bắc, Viễn Phương cũng đã xúc động viết:

    "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

    (Viếng lăng Bác)

    Vậy là đã rõ, "mặt trời chân lí" của Tố Hữu không chỉ là những trang Các-Mác – Lê-nin mà còn là tượng đài người anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh. Và rõ ràng, ngay từ những bước đầu chập chững dưới ngọn cờ của Bác, Tố Hữu đã khẳng định tính đúng đắn và tất thắng trên con đường mình lựa chọn và chiến đấu:

    "Việt Nam có Bác Hồ

    Thế giới có Xta-lin

    Việt Nam phải tự do

    Thế giới phải hòa bình!"

    Hai câu thơ mở đầu diễn tả niềm vui sướng và mê say trước ngọn cờ cách mạng. Ẩn chứa trong đó còn là cả một sự chân thành đối với Đảng và Bác. Bởi: Từ ấy, nhà thơ như hồi sinh.

    Giống như đàn ong reo ca khi tìm được khu vườn tươi tốt, hoa lá cỏ cây hân hoan đón nắng mặt trời, Tố Hữu đã sung sướng đến vội vàng mà đón nhận lí tưởng cách mạng. Lí tưởng ấy như những hạt giống tốt lành, được gieo xuống khu vườn tâm hồn Tố Hữu, được phủ kín nắng "mặt trời" cùng mạch nước ngầm hi vọng để trở thành một khu vườn tựa cổ tích:


    "Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Rất đậm hương và rộn tiếng chim"

    Tâm hồn con người như Hugo từng nói, vốn là cảnh tượng rộng lớn hơn cả bầu trời và đại dương, thế nhưng trong thơ mình, Tố Hữu đã cụ thể hóa thế giới vô hình và nhiều tầng nghĩa ấy bằng hình ảnh so sánh ngang bằng: "Hồn tôi" – "vườn hoa lá". Nếu như nhà thơ Tế Hanh trong bài "Nhớ con sông quê hương" đã ví hồn mình:

    "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa bóng xuống lòng sông lấp loáng"

    Thì Tố Hữu mang đến cho người đọc cảm nhận cụ thể và êm dịu hơn. Tâm hồn người chiến sĩ cách mạng không có cái oi ả, chói chang của buổi hè về nữa mà dịu êm cùng cây cỏ, sự sống. Câu thơ có hai thanh trắc ở đầu và giữa câu tạo nên dáng hình của một dàn hợp ca đất mẹ. Mọi chất nhựa đều chảy về một và chỉ một khu vườn và khi ấy, khu vườn cằn cỗi tự bao giờ đã trở thành thiên đường cho vạn vật nảy nở sinh sôi. Hình ảnh "hoa" và "lá" như gợi ra nét xuân xanh mơn mởn và hài hòa. Rõ ràng, ở câu trước, ta còn có ấn tượng cái oi ả khi nắng hè sang thì tại câu thơ này, ta lại bắt gặp cái tươi xanh khi xuân đến. Là do thời gian chạy người hay sự hân hoan háo hức đã tua nhanh thời gian và làm cho người con xứ Huế mất đi nhận thức.

    [​IMG]

    Những xao xuyến, hứng khởi trong tâm hồn được tác giả phơi trải thật sống động. Đó không chỉ là thế giới của màu sắc nữa mà rộn ràng vào náo nức hẳn lên bởi hương hoa và tiếng chim hót vang yêu đời. Mùi vị, âm thanh, thậm chí là cả màu sắc có chăng chỉ là những vờn vẽ trong tâm tưởng mê say của người thi sĩ. Hương vị ngọt ngào trong những phút giây thiêng liêng của cuộc đời đã pha màu cho tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong trẻo, chân thành nay thêm cuộn trào nhiệt huyết.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem

    "Khi tác phẩm kết thúc, ấy là khi cuộc sống của nó mới bắt đầu". Quả thực vậy! Khi gấp lại những trang thơ Tố Hữu, lòng ta còn đọng lại cái gì háo hức, mê say của một lớp trẻ đi tìm "lẽ yêu đời". Và "Từ ấy" đặc biệt là khổ thơ đầu đã bộc lộ rõ hơn cả những thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra thơ Tố Hữu – thơ của một người thanh niên yêu nước đại diện cho cả một thời đại. Chính bởi lẽ đó mà "Từ ấy" đã vượt lên mọi băng hoại của thời gian mà trở thành một trong những vì sao sáng nhất trên nền trời văn học kháng chiến nước nhà.

    Xem thêm bài làm 2 bên dưới!
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng tư 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Lagan

    Bài viết:
    635
    Bài làm 2

    [​IMG]
    Tố Hữu là cánh chim tiên phong của nền thi ca cách mạng Việt Nam. Ông là nhà thơ của lẽ sống lớp, tình cảm lớn với sức hút lớn nhất là chất men say lí tưởng Đảng Cộng Sản. Ông đến với thơ ca không nhằm mục đích phụng sự cho lí tưởng của Đảng. Chính vì vậy, các thi phẩm của nhà thơ luôn song hành với cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc. Bài thơ "Từ ấy" rút trong tập thơ cũng tên của Tố Hữu đã thể hiện niềm vui sướng của người thanh niên khi bắt gặp lí tưởng của Đảng Cộng Sản và nguyện đứng trong hàng ngũ của quần chúng lao động cần lao, đặc biệt là ở khổ thơ đầu:

    "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

    Mặt trời chân lí chói qua tim

    Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Rất đậm hương và rộn tiếng chim"

    Tố Hữu đã mở đầu bài thơ bằng một câu tự sự, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như tự nói với chính bản thân, tự kể về mình chân thực và gần gũi:

    "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ"

    Hai chữ 'Từ ấy "đã trở thành một mốc quan trọng, một thời điểm có ý nghĩa khai sinh trong cuộc đời cách mạng, cuộc đời thơ." Từ ấy "là thời điểm bén duyên với cách mạng để hình thành nên một hồn thơ lớn và sau cái mốc thời gian quan trọng mang tính bước ngoặt ấy là một sự kì diệu đã xảy ra:" Bừng nắng hạ ". Động từ" bừng "diễn tả sự chuyển biến đột ngột, rõ rệt, mạnh mẽ của tâm hồn nhà thơ." Nắng hạ: Là ánh nắng mùa hè chói chang, rực rỡ ẩn dụ cho sự bừng sáng trong tâm hồn nhà thơ. Cội nguồn để tạo nên "nắng hạ" là "mặt trời chân lí". "Mặt trời chân lí" là ẩn dụ cho lí tưởng của Đảng, của cách mạng. Đó là nguồn sống mới, nguồn sống vĩ đại làm bừng sáng tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi. Nếu mặt trời tự nhiên đem đến cho hoa, lá, cỏ, cây ánh sáng và sự sống thì "mặt trời chân lí" tức là lí tưởng cách mạng cũng đem đến ánh sáng và sự sống cho tâm hồn nhà thơ. Nó không chỉ xua tan bao buồn đau, u ám mà còn mở ra một hướng đi mới trong cuộc đời, báo hiệu một điều tốt lành, kì diệu sắp xảy đến.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chúng ta biết rằng, lí tưởng cách mạng vốn là một cái gì đó rất trừu tượng, nhờ hình ảnh mặt trời chân lí mà trở nên gần gũi, thiêng liêng. Lí tưởng cách mạng không chỉ tác động đến trí tuệ mà còn tác động đến tâm hồn nhà thơ:

    "Mặt trời chân lí chói qua tim"

    "Chói qua tim gợi ánh sáng chói là và rực rỡ. Hai câu thơ mở đầu diễn tả niềm vui sướng tột cùng với sự say mê mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Ẩn chưa trong đó còn là cả một sự chân thành, đằm thắm, thiết tha, bởi: Từ ấy, nhà thơ hồi sinh.

    Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng cách mạng như cỏ, cây, hoa, lá đón nhận ánh sáng mặt trời. Chính lí tưởng ấy đã đem đến cho nhà thơ sức sống tràn trề, ý nghĩa:


    " Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Rất đậm hương và rộn tiếng chim "

    Tâm hồn nhà thơ được so sánh như một khu vườn rộn rã và đang đơm hoa kết trái. Niềm vui sướng hóa thành âm thanh rộn rã của tiếng chim hòa ca, thành sắc lá tươi xanh, sắc hoa rực rỡ, thành hương thơm lan tỏa ngọt ngào. Tâm hồn ấy khác hẳn với tâm hồn cô đơn của các nhà thơ trên thi đàn ngày trước:

    " Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

    Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

    Để tâm hồn treo ngược cành cây

    Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu "

    (Cảm xúc – Xuân Diệu)

    Trong khổ thơ, Tố Hữu đã sử dụng phép so sánh và lối vắt dòng từ câu ba tràn xuống câu bốn để diễn tả niềm reo phấn khởi, hân hoan và tự bày tỏ niềm vui sướng trong lòng khi bắt gặp" lẽ yêu đời ". Đặt những câu thơ của Tố Hữu vào thời điểm trước" Từ ấy ", ta mới thấy niềm vui của Tố Hữu quả thật lớn lao tới mức nào. Trước đó, nhà thơ từng băn khoăn đi tìm lí tưởng:

    " Bâng khuâng đứng trước đôi dòng nước

    Biết chọn dòng nào hay để nước trôi "

    Rồi" mặt trời chân lí chói qua tim "đã tạo ra bước ngoặt to lớn trong cuộc đời để rồi bao nhiêu năm sau tác giả vẫn bồi hồi cảm ơn cuộc đời đã cho mình phút giây" Từ ấy ":

    " Tôi đã khô như cây sậy bên đường

    Đâu dám ước là hoa thơm trái ngọt

    Tôi đã chết lặng im như con chim không biết hót

    Một tiếng ca lanh lảnh cho đời

    Nếu chậm mùa xuân ấy em ơi "

    Bằng những câu thơ giàu hình ảnh, nhịp điệu kết hợp với biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, sử dụng từ ngữ mang sắc thái nhấn mạnh:" Bừng nắng hạ "," chói qua tim ", Tố Hữu đã diễn tả thành công niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của mình trong buổi đầu bắt gặp lí tưởng Cộng Sản của Đảng và sự quyết tâm theo đuổi đến cùng. Khổ thơ xứng đáng là lời đề từ cho toàn bộ" Từ ấy ".

    Nhà thơ Chế Lan Viên đã nhận xét:" Tất cả thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra thơ Tố Hữu có thể tìm thấy trong tế bào này. Anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại ". Và" Từ ấy"là thi phẩm bộc lộ rõ lẽ sống, tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng, đặc biệt là khổ thơ đầu. Bằng những tài hoa trong ngôn ngữ của mình, Tố Hữu đã góp một viên châu sáng cho kho tàng văn học nước nhà.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...