Phân tích hình tượng Sông Đà hung bạo: Còn xa lắm mới đến cái thác dưới… có giỏi thì tiến vào

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi estoulam, 2 Tháng mười 2021.

  1. estoulam

    Bài viết:
    63
    Phân tích hình tượng Sông Đà hung bạo: Còn xa lắm mới đến cái thác dưới.. có giỏi thì tiến vào.

    Bài làm:

    Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

    Khi lòng ta đã hóa những con Tàu

    Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

    Tây Bắc đã được xem như một mảnh đất hứa cho văn chương nghệ thuật, bởi vùng núi ấy không chỉ để lại nhiều ân tình mà còn khiến cho các nhà văn, nhà thơ có được những nguồn cảm hứng bất tận. Nếu như Nguyễn Huy Tưởng đã có cho mình cuốn tiểu thuyết "Bốn năm sau", Tô Hoài ghi dấu ấn với VCAP, Nguyễn Khải viết nên "Mùa lạc" thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập "Tùy bút Sông Đà" mà linh hồn là bài kí "Người lái đò Sông Đà". Thưởng thức bài kí, người đọc không khỏi ấn tượng với vẻ đẹp hung bạo của dòng sông, trong đó, đoạn trích miêu tả những con thác cuồng nộ và trận địa đá đã góp phần in đậm bản ngã của Nguyễn Tuân vào sóng nước Đà giang.

    "Nếu Xuân Diệu xem tình yêu là tôn giáo thì Nguyễn Tuân xem cái đẹp như là tôn giáo của mình" (Gs Trần Đình Sử) Thật vậy, Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa, suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông sáng tác nhiều thể loại, song thành công nhất vẫn là thể tùy bút. "Người lái đò sông đà" trích trong tập tùy bút "Sông Đà", xuất bản năm 1960, là kết quả của chuyến đi thực tế đến miền Tây Bắc năm 1958 của Nguyễn Tuân, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây.

    "Nếu Xuân Diệu xem tình yêu là tôn giáo thì Nguyễn Tuân xem cái đẹp như là tôn giáo của mình" (Gs Trần Đình Sử) Thật vậy, Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa, suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông sáng tác nhiều thể loại, song thành công nhất vẫn là thể tùy bút. "Người lái đò sông đà" trích trong tập tùy bút "Sông Đà", xuất bản năm 1960, là kết quả của chuyến đi thực tế đến miền Tây Bắc năm 1958 của Nguyễn Tuân, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây.

    Nhà văn Thạch Lam từng nói: "Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức". Sông Đà đẹp, "độc bắc lưu" đã lọt vào cảm giác nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đến với dòng sông đặc biệt này, NT đã không quản ngại công phu để quan sát kĩ càng, ghi lại sự hung bạo, dữ dằn cũng như vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của dòng sông trên nhiều vẻ. Tuy nhiên, nhà văn không làm công việc của một nhà địa lí, địa chất học mà đã biến con sông của miền TB thành một hình tượng sống động, một đối tượng thẩm mĩ hoàn chỉnh. Không phải ngẫu nhiên NT viết hoa hai chữ SĐ trái với quy tắc thông thường. Ông không nói SĐ khơi nguồn mà nói "khai sinh", không nói chảy vào lãnh hổ mà nói "xin nhập quốc tịch", không nói SĐ trải rộng ra lưu vực mà dùng cách diễn đạt "trưởng thành mãi lên".. Đằng sau cách viêt ấy là cả một tấm lòng yêu mến, tự hào về con sông đất Việt. Nghệ thuật nhân hóa khiến SĐ hiện lên không còn là một dòng chảy vô tri mà như một con người có lai lịch, có tên gọi, có cá tính, tâm trạng.. SĐ đã trở thành một hình tượng chính của thiên tùy bút với hai nét tính cách: Hùng vĩ và thơ mộng.

    Đoạn văn nằm ở nửa đầu phần trích trong sách giáo khoa, miêu tả sự hiểm trở, hung bạo của thác đá và những trùng vi thạch trận trên sông Đà. Sau khi đã cho thấy nét đẹp hung bạo của SĐ ở "cảnh đá bờ sông dựng vách thành", "những quãng mặt ghềnh HL" "những hút nước", Nguyễn Tuân lại tiếp tục dẫn người đọc đến cảnh tượng hùng vĩ nhất cho nét đẹp ấy, đó là thác đá và thạch trận trên SĐ.

    "Đường lên Mường Lễ bao xa

    Trăm bảy mươi thác trăm ba mươi ghềnh"

    Dường như trong tiềm thức của nhiều người VN, SĐ là một dòng sông gập ghềnh, dữ dội, âm ba tiếng sóng thác. Thật vậy, chính thác đá đã trở thành một yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp hùng vĩ cho sông Đà và được nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện thật đặc sắc. Trước hết, đó là âm thanh cuồng nộ, hoang dã của nước thác: "Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên". Dường như khoảng cách giữa tác giả và con thác ngày càng gần. Khi đó, âm thanh càng trở nên khủng khiếp, trở nên kinh động cả một vùng hoang sơ: "Réo gần mãi", "réo to mãi lên". Có thể thấy, nhà văn Nguyễn Tuân đã cảm nhận bằng thính giác để bắt trọn âm thanh và đưa vào trong trang văn của mình những nét khắc họa vô cùng sống động.

    Sự hình dung về âm thanh nước thác ngày càng cụ thể, chi tiết hơn" "Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo". Đến đây, ta cứ ngỡ Nguyễn Tuân đang phô bày ra trước mắt người đọc một bữa tiệc ngôn từ với hàng loạt từ ngữ chỉ cảm xúc, thái độ, tâm trạng của con người. Dường như bao nhiêu âm thanh là bấy nhiêu đòn tâm lý mà con thủy quái sông Đà tung ra khiến ông đò nao núng. Cái hay ở đây là ông đã dùng ngôn ngữ của âm nhạc để tấu lên một bản giao hưởng man dại mà phấn khích của thiên nhiên, dùng từ ngữ gợi tả âm thanh theo những cung bậc tăng dần cả về sắc thái cảm xúc, cả về âm lượng để thấy trong đó có nhiều giọng điệu, trạng thái, nhiều cung bậc cảm xúc như con người mà cung bậc nào cũng nỉ non, cũng ai oán, cũng khiêu thích và cũng đầy hận thù. Âm điệu đa thanh ấy thể hiện một điều gì bí ẩn, bí hiểm của kẻ thù còn giấu mặt. Lắng nghe được âm thanh thác nước như thế phải là người nghệ sĩ am hiểu về âm nhạc và có trí tưởng tượng phong phú.

    Nhưng có lẽ câu văn giàu hình ảnh và tập trung bút lực bậc nhất về thanh âm nước thác nằm ở đây: "Thế rồi nó rống lên như tiếng một đàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng." Quả là một nét miêu tả thần tình, Nguyễn Tuân đã viết nên một câu văn dài đầy ắp những hình ảnh dữ dội gợi cho người đọc cảm giác như bị hụt hơi, dồn đuổi lấn lướt của rừng lửa đang bao vây đàn trâu mộng. Bút pháp tạo hình tạo âm của NT đã phô diễn toàn bộ sức mạnh hoang dại, bản năng của SĐ. Đó là sự cộng hưởng của hai thứ âm thanh: Tiếng gầm thét của ngàn con trâu mộng trong tình thế cuồng loạn, hung dữ đang dùng hết sức lực để tìm sự sống, để thoát thân kết hợp với nhiều âm thanh của rừng lửa cùng gầm thét, rừng lửa của rừng vầu, rừng tre, nứa nổ lửa dữ dội.

    Cái hay nằm ở chỗ, người đọc có thể thấy sức liên tưởng của nhà văn vô cùng độc đáo, ta vẫn thường lấy âm thanh thác nước để so sánh với những âm thanh khác. Ở đây, nhà văn đã thể hiện tài hoa của mình khi dùng những yếu tố thường tách biệt với nhau, đối lập nhau để miêu tả cho nhau. Đó là, ông đã lấy núi rừng để tả sông, lấy lửa dể tả nước. Những yếu tố tương khắc mà giờ lại tương sinh khiến cho hình ảnh so sánh càng trở nên độc đáo, sức mạnh hủy diệt của con SĐ càng trở nên đáng sợ, mà nói như nhà giáo Đỗ Kim Hồi, rằng "Nguyễn Tuân đã chơi ngông lắm trong nghệ thuật", và cái ngông ấy lại giúp chúng ta có được cái nhìn đầy lí thú về "sự tương giao sức mạnh giữa các lực lượng tự nhiên". Cách miêu tả ấy khiến âm thanh của thác đá không chỉ được cảm nhận bằng thính giác, không chỉ được hình dung qua trí tưởng tượng mà còn được gợi tả qua những ấn tượng đặc biệt sống độngcủa thị giác, xúc giác khiến con SĐ hiện ra như một loài thủy quái khổng lồ hỗn loạn, ầm ào, dữ dội tới mức khủng khiếp, đem lại cho người đọc cảm giác lạ lùng, kinh hoàng về sư hung bạo của con sông.

    [​IMG]

    Câu văn "tới cái thác rồi!" ngắn gọn giống như một tiếng reo ngỡ ngàng, thích thú khi cái thác hiện ra. Đây cũng là lúc, nhà văn tạm bỏ lại sau lưng cảnh thác gầm bạo liệt để vẽ ra trước mắt người đọc một cảnh tượng mới: "Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá" Cách nói phóng đại, khoa trương, mang đến cảm giác choáng ngợp về đá. Đá ở đây lớp lớp, miên man, trùng điệp, lại ẩn hiện trong bọt sóng và chiếm lĩnh suốt chiều dài dòng sông. Tính từ "trắng xóa" còn được lặp lại hai lần trong đoạn văn, gây ấn tượng về sóng, về gió, về bọt nước trào sôi mãnh liệt, gợi tả làn nước như mờ đi trên mặt sóng, trên một diện rộng mênh mông, trên mặt của sông.

    Đá sông Đà trên trang văn Nguyễn Tuân hoàn toàn không phải sự vật vô tri: "Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền" Từ "ngàn năm" kết hợp thuật ngữ "mai phục" gợi cảm nhận như có tầng tầng lớp lớp đá đang ẩn mình dưới lòng sông sâu lúc nào cũng rình rập, tấn công thuyền. Rõ ràng SĐ không chỉ dậy sóng, đầy gió trên mặt nước mà SĐ vẫn muôn đời bí ẩn và hiểm ác trong lòng sông sâu. Có những tảng đá gồ ghề, tác giả cảm thấy nó nhăn nhúm, nó méo mó, nó ngỗ ngược, có những hòn đá bệ vệ, oai phong lẫm liệt, có những hòn hất ngược lên như đang hất hàm thách thức đối với người lái đò, có những hòn đá xanh chảy từ trên xuôi xuống giống như là thằng đá tứ tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng. Mỗi hòn một diện mạo, hòn nào trông cũng ngỗ ngược, dữ tợn, mang dáng dấp của một tên côn đồ hung hãn, một lũ du côn của thiên nhiên hoang dại, như kẻ trịch thượng và ngổ ngáo. Bằng nghệ thuật nhân hóa, chúng ta nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù của đá khiến cho chúng trở nên sống động, rõ nét, lạ lùng. Chúng như một bầy thủy quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Sẵn sàng ăn tươi nuốt sống mọi con thuyền. NT đã tận dụng hết sức mạnh điêu khắc của ngôn từ mà truyền sự sống cho từ thớ đá trên SĐ.

    "SĐ đã giao việc cho mỗi hòn." Cả một tập hợp đá là một chuỗi những nguy hiểm, rình rập người lái đò. Nó "bày thạch trận trên sông" với ba lớp trùng vi kiên cố, "chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền". Mỗi trùng vi được thần sông, thần dá thiết kế theo một sơ đồ riêng đầy cửa tử với những boong-ke chìm, pháo đài nổi và luôn có ba lớp án ngữ: Có hàng tiền vệ, có tuyến giữa, tuyến sau và mỗi tuyến lại có một nhiệm vụ khác nhau, cùng phối hợp với nhau trong việc tấn công đối phương. Hàng tiền vệ có nhiệm vụ canh cửa và dẫn dụ đối tượng vào sâu bên trong đến khi con thuyền của đối phương lọt vào sâu bên trong thì tuyến 2 phải đánh khuýp quật vu hồi. Nếu con thuyền du kích ấy vẫn lọt lưới khỏi tuyến 2 thì nhiệm vụ của tuyến ba phải đánh tan con thuyền và tiêu diệt tất cả thuyền trưởng, thủy thủ dưới chân thác. Có thể thấy, dưới ngòi bút NT, những hòn đá ấy trở thành những binh sĩ được huấn luyện tinh nhuệ, lại thêm chiến thuật bài bản, sẵn sàng tấn công mọi thuyền bè qua đó.

    Nguyễn Tuân đã đem kiến thức quân sự và võ thuật, thể thao để xây dựng hình ảnh những tượng đá, quân đá ở SĐ. Đá phối hợp với thác dàn bày thạch trận không chỉ hung dữ mà còn xảo quyệt, nhan hiểm – một trận chiến "thiên la địa võng" giống như "bát trận đồ" của khổng minh theo binh pháp Tôn Ngô mà NT soạn lại. Tất nhiên, trận đồ của Nguyễn Tuân không có Long xà trận nhưng có thạch trận đủ cửa tử, cửa sinh, không đủ bát trận nhưng cũng có trận nước, trận sau, trận trên, trận dưới, nhiều lớp, nhiều tuyến có tiên phong, có dự bị.. Cả một tập hợp đá là một chuỗi những nguy hiểm rình rập người lái đò. Tưởng tượng ông lái đò một mình lẻ loi trên con thuyền xuôi ngược nếu không có được sức mạnh của chiến binh Héc-quyn thì ắt phải giống như chiến thần Triệu Vân đơn độc mà oai phong phá vòng vây kẻ thù, chỉ khác mặt trận của ông là muôn trùng sóng nước.

    NT đã dùng hết bút lực của mình để quyết một phen thi tài với tạo hóa, gieo ấn tượng với người đọc. Nhà văn dùng những câu văn góc cạnh, giàu chất tạo hình, tạo nhạc, ngôn từ biến hóa phong phú, những câu văn nổi hình, nổi sắc, trúc trắc, gập ghềnh, mà nói như nhà thơ Phạm Tiến Duật là những câu văn "dài khúc khuỷu, tỉa tót mà vẫn mạch lạc", những động từ, tính từ phép liên tưởng, ẩn dụ, so sánh độc đáo để chạy đua với sóng, với thác, với đá sông Đà. Nhà văn cũng vận dụng hiểu biết của nhiều ngành khác nhau như địa lí, lịch sử, hội họa, văn chương và những tri thức về tự nhiên để khắc họa vẻ đẹp của SĐ. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, sự hùng vĩ của Đà giang đã hiện ra ở nhiều dáng vẻ khác nhau khiến người đọc rùng mình, sởn gáy như đứng trước cảnh thực. Tất cả đều toát lên sức mạnh kì bí của một đối tượng ẩn chứa nội lực phi thường. Nó thực sự trở thành thử thách lớn đối với con người, nó chính là những thử thách của thiên nhiên mà con người cần khám phá, chế ngự, chinh phục. Con sông độc lạ ấy thật thích hợp với ngòi bút độc lạ của NT. Khi miêu tả con sông hung bạo, đặc biệt là cảnh thác đá, NT không giấu được niềm ngưỡng mộ, say mê, phấn khích đối với những hình ảnh, âm thanh, những hoạt động của dòng sông. Đúng là NT đã in bản ngã của mình trên sóng nước Đà giang.

    Huy-gô đã từng nói: "Bình thường là cái chết của nghệ thuật". Có lẽ đó là điều mà Nguyễn Tuân sợ nhất. Con người ấy luôn muốn đề cao bản ngã của mình, "không để mình giống ai và cũng không ai bắt chước được mình" (Phan Cự Đệ). Với tùy bút NLĐSĐ và việc xây dựng thành công hình tượng sông đà, đặc biệt là đoạn văn con sông Đà hùng vĩ nơi thượng nguồn, NT vượt qua được quy luật nghiệt ngã của sự sáng tạo nghệ thuật, vượt lên trên cái bình thường để cho nhân vật SĐ mãi mãi bất tử trong lòng người yêu văn. Và sóng nước Đà giang sẽ còn tô điểm cho vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước:

    Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

    Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

    Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

    Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi

    Trích:

    Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
     
    chiqudoll, Quỷ sai, khiet le3 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 2 Tháng mười một 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...