Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Mị Trong Đoạn Trích Sau: Ai Ở Xa Về Có Việc Vào Nhà Thống Lí Pá Tra

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi hoanganh79, 20 Tháng bảy 2023.

  1. hoanganh79

    Bài viết:
    67
    Đề ra: Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích sau: "Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra.. cõng Mị đi".

    I. Mở bài

    II. Thân bài

    1. Giới thiệu chung

    - Tác giả, tác phẩm

    - Khái quát hình tượng Mị

    + Nhân vật chính

    + Có số phận bi thảm, có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Đặc điểm này của Mị được thể hiện ngay từ đoạn văn mở đầu tác phẩm.

    2. Phân tích hình tượng Mị trong đoạn trích

    A) Trước hết, qua đoạn trích, Tô Hoài đã phản ánh thực tại tăm tối, đau khổ, đã phác họa chân dung, cảnh ngộ bi đát của Mị trong gia đình thống lí. Như chúng ta đã biết, nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại, văn học là tấm gương soi chiếu hiện thực. Ở đây, Tô Hoài là một nhà văn như thế. Bằng những dòng văn chân thực, tác giả dẫn người đọc đến với hình ảnh của một người con dâu gạt nợ bất hạnh dưới ách áp bức của bọn thống trị.

    • Mị bị bóc lột thậm tệ sức lao động.

    - Mở đầu tác phẩm, với lối trần thuật khách quan, Tô Hoài đã giới thiệu cụ thể, tỉ mỉ sự xuất hiện của Mị. Người phụ nữ ấy hiện lên trước mắt ta khi gắn với công việc. "Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá, trước cửa cạnh tàu ngựa.

    ▪ Vốn dĩ công việc quay sợi không quá khó nhọc, và đó là việc làm bình thường, quen thuộc thường ngày của bao người phụ nữ miền núi. Nhưng ở trong đoạn trích, với giọng văn đượm buồn, chậm, nhà văn khắc họa ấn tượng về công việc quay sợi ấy lại có cảm giác nặng nề, u tối.

    ▪ Đồng thời, tác giả để cho người con gái ấy xuất hiện cạnh tàu ngựa, bên tảng đá. Đây là dụng ý nghệ thuật của Tô Hoài nhằm thể hiện số phận bất hạnh của Mị. Đối lập với gia đình thống lí giàu có, người vào ra đông đúc thì không gian của Mị thật lạnh lẽo. Chỉ có Mị và tảng đá vô tri, với cái chuồng nhốt gia súc. Phải chăng, đời người phụ nữ ấy cũng đang lẫn vào những vật vô tri, vô giác, âm thầm, cô đơn, buồn khổ.

    ▪ Hình ảnh tàu ngựa còn gợi sự liên tưởng giữa cuộc đời của Mị với kiếp trâu ngựa nhà giàu. Cô ấy cũng không khác gì con ngựa phải chịu một đời khổ sai, bị hành hạ và làm việc nặng.

    - Sau đó, Tô Hoài tiếp tục tái hiện, miêu tả chuỗi công việc Mị phải làm: Thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, cõng nước dưới khe suối lên..

    - > Bằng biện pháp liệt kê, nhà văn tô đậm nỗi thống khổ của Mị khi bị áp bức, bóc lột sức lao động. Kể từ khi về làm dâu nhà thống lí, cô ấy bị vắt kiệt sức lực. Cuộc đời của người con dâu gạt nợ dệt nên bởi những ngày tháng chồng chất, triền miên trong công việc. Mị như một công cụ, như tù khổ sai. Trăm công ngàn việc đổ lên đầu, lên vai người phụ nữ bé nhỏ ấy.

    - Để làm rõ hơn sự bất hạnh của Mị, nhà văn đã đưa ống kính nghệ thuật lia cận cảnh ghi lại gương mặt Mị. Lúc nào Mị cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.

    ▪ Hành động cúi mặt cho thấy sự trĩu nặng trong nỗi lòng, thể hiện nỗi buồn tủi, xót xa

    ▪ Bên cạnh đó, bằng cụm từ" buồn rười rượi ", nhà văn diễn tả nỗi buồn não nề, buồn héo hon, dường như không còn sức sống. Sự buồn bã, xót xa thấm đượm, bao trùm gương mặt. Đó là khuôn mặt hé lộ số phận bất hạnh, đau khổ.

    ▪ Không chỉ vậy, Tô Hoài còn dùng cụm từ chỉ thời gian" lúc nào cũng vậy' để diễn tả rõ hơn, để nhấn mạnh quãng đời đau khổ của người con dâu gạt nợ. Triền miên, liên tục theo thời gian, bất cứ ở giây phút nào, Mị cũng đau buồn như thế. Có lẽ, chưa bao giờ cô ấy được hưởng một chút niềm vui, hạnh phúc. Cuộc đời của Mị thật u ám, tăm tối.

    - Cảnh ngộ của Mị thật cô đơn, lạc lõng, đau khổ đối lập hoàn toàn với gia đình thống lí. Trong những câu văn tiếp theo, nhà văn kể cho độc giả tỉ mỉ về sự giàu có của bọn thống trị: Nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán.. con trai thống lí "

    - > Với cách kể và giới thiệu có tính chất đối lập đó, tác giả làm nổi bật hình ảnh đau khổ, bất hạnh của Mị. Bọn thống trị càng giàu có boa nhiêu, thì thân phận người con dâu càng thống khổ, bị áp bức bấy nhiêu. Mị là con dâu nên phải chịu cuộc sống cực nhục.

    • Mị là nạn nhân của món nợ truyền kiếp. Sau khi khắc họa sự bất hạnh, khốn khổ của người phụ nữ bị áp bức sức lao động, Tô Hoài dẫn người đọc trở về quá khứ để cho ta thấy Mị đã trở thành dâu nhà thống lí như thế nào, và tại sao lại phải chịu cuộc sống bi thảm như vậy. Thì ra, người con gái ấy bị bóc lột, áp bức bởi thân phận là dâu gạt nợ. Qua đoạn trích, nhà văn nói rõ nỗi khổ, sự cực nhục và cuộc sống đầy bất công ấy.

    - Tô Hoài ngược dòng thời gian kể về món nợ năm xưa mà bố mẹ Mị vay thống lí Pá Tra.. (tái hiện cụ thể)

    - > Như vậy, qua đây ta thấy, bọn chúa đất phong kiến miền núi sử dụng hình thức cai trị, bóc lột thâm độc đó là cho vay nặng lãi. Từ đó, trói buộc người dân nghèo vào món nợ truyền kiếp. Món nọ đó đeo đẳng, đè nặng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và họ đã trở thành nô lệ, trở thành công cụ làm giàu cho bọn chúa đất. Mị nạn nhân như thế.

    B) Số phận bất hạnh

    • Vắt kiệt sức lao động, thân phận cô đơn, âm thầm, lẻ loi.

    - Giới thiệu: + Ngồi quay sợi gai -> nặng nề

    + Tảng đá cạnh tàu ngựa

    - Liệt kê chuỗi công việc

    - Đối lập với cảnh giàu có

    • Mị là con dâu gạt nợ, là nạn nhân món nợ truyền kiếp: Bởi món nợ đó mà Mị đã phải đánh đổi bằng cả tuổi xuân, hạnh phúc của chính mình, phải trở thành thân phận trâu ngựa, thành công cụ lao động cho nhà giàu. Kể từ đó, cuộc đời cô ấy thật bi thảm nơi chốn địa ngục trần gian.

    • Mị vừa là nạn nhân của món nợ truyền kiếp, của hình thức bóc lột cho vay nặng lãi, vừa là nạn nhân của hủ tục lạc hậu" cướp vợ ". Đó vốn dĩ là tục lệ đẹp của người dân miền núi Tây Bắc xưa. Nhưng bọn thống trị miền núi tàn ác đã lợi dụng điều đó để bắt Mị đi, tước đoạt quyền tự do của cô gái trẻ. Hành động của chúng thật tàn nhẫn, phi nhân tính. Năm ấy, trong khung cảnh mùa xuân tưng bừng, trai gái vui chơi đánh pao đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi thì tai họa ập đến với Mị. Đêm đó, nghe tiếng gõ vách, Mị tưởng là tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp, lặng lẽ quơ tay lên thì gặp 2 ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón thấy có đeo nhẫn. Người yêu Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách ra, một bàn tay dắt Mị bước đi.

    ⇨ Như bao cô gái miền sơn cước khác, Mị cũng có tình yêu. Giây phút này, trái tim Mị bồi hồi, rạo rực. Những tưởng phía sau tấm vạch kia là người mình yêu, là cuộc hò hẹn nồng nàn, say đắm. Nào ngờ đó là cái bẫy giăng ra của bọn thống lí, của những kẻ" săn người ". Chúng đã dùng tục lệ bắt vợ để lừa gạt, rình bắt, cưỡng ép Mị về làm dâu gạt nợ. Một đoàn người ập đến bịt mắt, cõng Mị đi. Bắt đầu từ đây, cuộc đời Mị bị cột chặt vào gông cùng vô hình, vào địa ngục trần gian. Sự phản kháng, khao khát tự do cũng không thể giúp Mị thoát khỏi phận ttôi tớ, kiếp trâu ngựa.

    C) Vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn.

    • Người con gái bất hạnh, khốn khổ ấy vốn dĩ có vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn đáng trân trọng. Như chúng ta đã biết, người nghệ sĩ chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Tô Hoài là một nhà văn như thế. Ở đây, tác giả vừa bộc lộ niềm cảm thương, xót xa cho nỗi thống khổ của Mị, vừa phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp của những con người miền núi. Mị là một cô gái tài hoa xinh đẹp, có khát vọng tự do và tinh thần phản kháng mãnh liệt, giàu lòng tự trọng, hiếu thảo.

    - Tài hoa, xinh đẹp: Bông hoa ban của núi rừng, thổi sáo giỏi..

    - Khát vọng tự do, tình thần phản kháng, giàu lòng tự trọng, yêu lao động tập trung thể hiện ở lời cầu xin của Mị với bố khi thống lí Pá Tra đến đề nghị cho Mị làm con dâu gạt nợ. Mị phản bác:" Con này đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu"..

    ⇨ Mị không muốn biến thành vật đổi chác, thành trâu ngựa cho nhà giàu, không chấp nhận cuộc hôn nhân không có tình yêu.. Khao khát tự do khiến người con gái ấy sẵn sàng chấp nhận khổ cực, lao động, làm việc để trả nợ. Mị muốn sống bằng giá trị của bản thân..

    - Mị có khát vọng tình yêu, và đã từng có hạnh phúc đôi lứa..

    3. Đánh giá

    - Nội dung

    - Nghệ thuật:

    ▪ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, kích thích sự tò mò của độc giả.

    ▪ Nghệ thuật khắc họa nhân vật: Vừa miêu tả trực tiếp qua sự xuất hiện của Mị, qua dáng vẻ, khuôn mặt, tư thế, công việc; đồng thời gián tiếp khi liên hệ Mị với các sự vật khác: Tảng đá, tàu ngựa; miêu tả Mị trong sự đối lập với gia đình thống lí; nhân vật được khắc họa qua nhiều điểm nhìn: Từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ hiện tại ngược về quá khứ..

    ▪ Chi tiết tiêu biểu, chân thực

    ▪ Ngôn từ phong phú, mang màu sắc dân tộc thiểu số
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...