* Lão hà tiện của Molière đã tạo dựng hết sức thành công chân dung một gã tư sản Khát vàng, keo kiệt. - Tiền là: "Tri kỷ", là "lẽ sống". - Mất tiền, "mất nơi nương tựa, mất nguồn an ủi, mất niềm vui sướng". => Tính hám tiền đã khiến Harpagon trở thành một kẻ méo mó về nhân cách, nó bóp chết Những tình cảm trong sáng, tự nhiên của con người. Nhân vật Harpagon được tạo dựng Qua các điểm nhìn khác nhau nhưng đều quy chụm lại ở một đặc tính nổi bật: Hà tiện. ❖ Harpagon là đại diện độc đáo của thói hà tiện với những thời điểm điển hình: Hà tiện Tính chuyện hôn nhân, hà tiện cho vay, hà tiện thết tiệc, hà tiện mất cắp và hà tiện Phải lựa chọn giữa tình và tiền. • Hồi 1: Một Harpagon chi li, tính toán, lo liệu hôn sự cho gia đình. Tình cảm Với Harpagon dường như nó cũng là một bài toán lợi ích được đưa lên so đo, đong đếm. ▪ Con trai định gả cho một bà già góa với một lí do duy nhất là bà ta giàu có. ▪ Con gái lão ép lấy ông quý tộc già Anselme bởi ông này "không đòi của hồi môn". ➢ Luôn nghĩ làm sao để được lợi nhất. Với Harpagon, hạnh phúc không quan trọng, tiền của lão mới là cốt yếu. • Hồi 2: Một Harpagon cho vay nặng lãi hết sức gian tham, quỷ quyệt. ▪ Màn hài kịch trở nên đặc sắc khi để cho lão - người cho vay nặng lãi Đối mặt với con trai - kẻ đi vay tiền. ▪ Cha tằn tiện chắt bóp còn con lại ăn tiêu hoang tàn. ➢ Một người keo kiệt đến táng tận lương tâm – Harpagon. • Hồi 3: Một "kỳ công" của Harpagon - lão dám bỏ tiền túi ra để mở tiệc đãi khách. ▪ Khẩu phần ăn mười người cắt giảm thành tám, bởi "đủ cho tám người Ắt đủ cho mười". ▪ Hai đầy tớ Brindavoine và La Merluche với công việc là tiếp rượu Khách cũng được chỉ dạy rất cẩn thận. ➢ Đi ngược với thông lệ của người Phương Tây, đặc biệt là người Pháp, khách tới nhà là một niềm vinh dự, việc đón tiếp rất chu đáo. • Hồi 4: Tính keo kiệt của Harpagon ngày càng bộc lộ rõ khi lão mất tráp bạc, kêu la trời đất. ▪ Mất một tráp tiền lớn khiến lão rơi vào tình trạng đau đớn giằng xé, mê sảng lú lẫn ▪ "tiền tội nghiệp của tôi ơi", "mất mày tao không sống nổi", "Tôi chết rồi, người ta chôn tôi rồi", "Tôi muốn đi tìm công lý để tra khảo tất cả nhà này: Đầy tớ gái, đầy tớ trai, con trai, con gái và cả tôi nữa", "tôi muốn treo cổ tất cả thiên hạ và nếu tôi không tìm thấy tiền của tôi, tôi sẽ treo cổ cả tôi nữa".. ➢ Tính hà tiện, hám tiền đã khiến Harpagon thành một kẻ nhẫn tâm, tính mạng con Người không đáng gì so với tráp tiền "tri kỉ" của lão. • Hồi 5: Gần sáu mươi tuổi Harpagon vẫn còn say đắm một cô gái đôi mươi, oái oăm thay lại là người yêu của con trai lão. ➢ Tiền và tình, đã đến lúc Harpagon bắt buộc phải chọn một thứ. Đây là lúc lão cho mọi người thấy rõ "mối tình" nồng cháy của mình. Không phải cô gái trẻ trung, xinh đẹp mà tráp tiền mới quyến rũ được Harpagon ➔ Đồng tiền đã hủy hoại tư cách, giết chết tình cảm, cắt đứt mọi quan hệ xã hội của Harpagon. ➔Qua ngòi bút của Moliere, Harpagon đã mang bóng dáng của giai cấp tư sản Pháp sau này. Các quan hệ gia đình cũng như xã hội, đối với lão chỉ còn là quan hệ tiền nong.