Phân tích hình tượng con sông Đà hung bạo trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diều Nhỏ, 14 Tháng tư 2022.

  1. Diều Nhỏ

    Bài viết:
    37
    Phân tích hình tượng con sông Đà hung bạo trong tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân

    1. Giới thiệu chung

    - Nguyễn Tuân được coi là định nghĩa về người nghệ sĩ. Ông nổi tiếng bởi phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác. Tùy bút "Người lái đò sông Đà" trích trong tập tùy bút "sông Đà" xuất bản vào năm 1960 là kết quả của chuyến đi thực tế tới vùng Tây Bắc của Nguyễn Tuân, kết tinh cho phong cách nghệ thuật của nhà văn sau cách mạng tháng Tám. Ở tác phẩm này Nguyễn Tuân đã miêu tả hình tượng sông Đà như một nhân vật đặc biệt với hai đặc điểm nổ bật đó là hung bạo và trữ tình. Xây dựng hình tượng con sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiệ một trí tuệ uyên bác lĩnh lãm và ngòi bút độc đáo, tài hoa.

    [​IMG]

    2. Khái quát

    * Cảm tưởng chủ đạo của tác phẩm

    - Tác phẩm "Người lái đò sông Đà" xây dựng hai hình tượng nghệ thuật độc đáo đó là con sông Đà hung bạo, trữ tình và người lái đồ ngoan cường, tài trí. Quan hai hình tượng nghệ thuật này Nguyễn Tuân muốn ca ngợi thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ, nhân dân phát triển với anh hùng, trí dũng.

    - Như tên gọi tùy bút "Người lái đò sông Đà" hình tượng trung tâm của tác phẩm là con người lao động nhưng để làm nổi bật hình tượng của người lái đò Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng dòng sông như cái phông nền để chạm khắc hình tượng người lái đò tài hoa, anh hùng, trí dũng.

    - Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân sông Đà hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo không còn là dòng sông vô tri vô giác mà trở thành sinh thể sống động có cốt cách, cá tính, tâm trạng và tâm hồn. Đó là một con sông hùng vĩ mà thơ mộng, hiểm ác mà hoang sơ, hung bạo mà trữ tình.

    3. Phân tích chi tiết

    - Con sông Đà hung bạo, hùng vĩ

    "Chúng thủy giai đông tẩu

    Đà Giang độc bắc lưu."

    - Câu thơ đề từ mở đầu tác phẩm đã thâu tóm toàn bộ cái thần của Đà giang. Sông Đà bướng bỉnh và đầy cá tính, tự nó tìm cho mình một dòng chảy riêng để thỏa sức vẫy vùng.

    - Sự hung bạo của con sông Đà chủ yếu được khám phá ở khúc thượng nguồn. Nguyễn Tuân đã miêu tat dòng sông ở những thời điểm với những sắc thái đa dạng để làm bật một con sông hiểm trở, hùng vĩ, dữ dội- là kẻ thù số một của những người lái đò trên sông.

    a) Sự hung bạo của con sông Đà trước hết được thể hiện ở hai bên cảnh đá dựng vách thành.

    - Tác giả sử dụng một loạt xác chi tiết để miêu tả sự hiểm trở của dòng sông: "Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời". Chi tiết này không những giúp người đọc hình dung được cảnh đá hai bên bờ sông mà còn diễn tả được cái lãnh lẽo, âm u của nơi có đá dựng thành vách.

    - Để miêu tả dòng sông hẹp tác giả dùng hình ảnh so sánh liên tưởng: "Vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu". Lấy một bộ phận nhỏ hẹp của cổ họng con người, Nguyễn Tuân đã diễn tả một cách hình ảnh sự nhỏ hẹp của dòng chảy. Dòng sông bị thu hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném đá qua bên kia vách con hổ, con nai cũng có thể vượt qua sông.

    - Nguyễn Tuân đã thành công khắc sâu ấn tượng về độ cao của vách đá, sự lãnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy bằng liên tưởng độc đáo: "Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện" là một sự liên tưởng hết sức tự do, phóng túng. Đó là cảnh sông nước hoang vu lại được liên tưởng với hình ảnh chốn thị thành ồn ào, náo nhiệt để tạo nên một hình ảnh khá ấn tượng, đặc sắc. Đó là sự liên tưởng kì thú dựa trên sự quan sát tinh tường với trí tưởng tượng phóng túng của một bút lực tài hoa.

    b) Những ghềnh sông với dòng chảy cuồn cuộn và dữ dội có sự hợp sức giữa sóng, gió và đá.

    - Nguyễn Tuân đã nhân cách hóa con sông biến nó thành một kẻ chuyên đi đòi nợ thuê vô cùng dữ dằn. Sông Đà đã trở thành một thứ kẻ thù ghê gớm biết dùng sức mạnh của mình để uy hiếp đối phương.

    - Sư dụng cấu trúc trùng điệp theo lối tăng tiến kết hợp động từ "xô" được lặp đi lặp lại nhiều lần các từ láy "cuồn cuộn", "gùn ghè". Tạo âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, tô đậm sự hung bạo, hùng vĩ của dòng sông.

    c) Những cái hút nước chết người

    - Sử dụng những hình ảnh độc đáo

    + Những cái hút nước giống như cái giếng khoan bê tông "gợi độ sau vô cùng vô tận.

    + Nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc"

    + Nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào

    => Cộng hưởng để gợi tả những cái hút nước với độ sâu và xoáy vô cùng với những âm thanh cuồn cuộc, ghê sợ.

    - Liên tưởng bất ngờ, thú vị: Đi thuyền qua quãng sông ấy thì phải đi nahnh giống như: "Ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng được mượn cạp ra ngoài bờ vực." Từ thuyền liên tưởng đến ô tô, đường sông và đường bộ soi chiếu cho nhau trong cái nhận táo bạo đậm tính chủ quan để làm nổi bật sự nguy hiểm, dữ dội của dòng sông.

    - Nguyễn Tuân lại tiếp tục liên tưởng ra "anh bạn quay phim táo tợn muốn truyền lại cho người xem những cảm giác mạnh nên đã dũng cảm ngồi vào một cái thuyền thúng rồi cho cả người, cả thuyền và cả máy quay xuống cái đáy hút sông Đà. Từ nơi cái hút nhìn ngược lên để thu về những thước phim ấn tượng với những cột nước cao đến vào sải như những khối pha lê thủy tinh đúc dày."

    => Trí tượng tượng phi thường, bay bổng cùng với sự vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông, xây dựng, điện ảnh.. Nguyễn Tuân không chỉ tô đậm ấn tượng nơi người đọc sự dữ dội, dung bạo của những cái hút nước sông Đà mà còn đem đến những cảm nhận về vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây.

    d) Những thác trên sông

    - Ở đây sông Đà hung tợn như một con quái vật mang diện mạo và tâm địa là kẻ thù số một của con người.

    + Đặc tả âm thanh: "Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo." Ở đây được so sánh với nhiều hình ảnh, các hình ảnh được đặt trong kết cấu tăng tiến kết hợp giữa tả và gợi khiến sông Đà hiện lên như một sinh thể dữ dằn, gào thét với những âm thanh ghê sợ.

    + Dùng rừng tả sông, dùng lửa để tả nước -> những thứ vốn đối lập, trái ngược nhau được liên tưởng đặt cạnh nhau để tạo nên ấn tượng về sức mạnh dữ dội, hoang dã của tự nhiên, "Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng." Đây là đọa văn tiêu biểu thể hiện phong cách của Nguyễn Tuân, đó là sự phóng túng, tài hoa, uyên bác, tìm cảm hứng ở những hình ảnh mạnh mẽ, ấn tượng, tác động trực tiếp đến các giác quan.

    e) Những trùng vi thạch trận

    - Dòng sông như một đối thủ bày thạch trận có đủ hàng tiền vệ, hậu vệ, có những cửa tử, của sinh với những với những tên tướng đá lầm lì, nham hiểm, khôn ngoan.

    - Trong trậ giao đấu với con người nó tung ra mọi mưu ma chước quỷ dể lừa đối phương vào thế trận bày sẵn. Nó phục kích ở chỗ ngoặt khi thuyền đi vào thì nó khuýp quật vu hồi. Khi thuyền đã chọc thủng thì nó chuyển snag đánh giáp lá cà. Nó vừa đánh vừa hò la vang trời, thanh la não bạt.

    4. Nghệ thuật

    + Sử dụng thủ pháp nhân hóa cường điệu khiến hình ảnh trở nên sinh động, đá trên sông Đà như một lũ giặc điên cuồng sẵn sàng uy hiếp người lái đò.

    - Sử dụng một loạt các từ ngữ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như thể thao, quân sự, văn hóa, điện ảnh, võ thuật.. để làm nổi bật tính chất hung bạo của sông Đà

    [​IMG]

    5. Tiểu kết

    - Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ hình tượng sông Đà để lại cho người đọc ấn tượng khó quên về một con sông dữ dội, hung bạo mà hùng vĩ.

    - Hình tượng sông Đà hùng vĩ và hung bạo hiện lên sống động qua những trang văn tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân:"Trí tưởng tượng phong phú, liên tưởng, so sánh bất ngờ, phóng túng, ngôn ngữ hết sức giàu có, huy động kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng tư 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...