Phân tích hình tượng con sông Đà hung bạo: Hùng vĩ của con sông Đà… dễ lật ngửa bụng thuyền ra

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi estoulam, 2 Tháng mười 2021.

  1. estoulam

    Bài viết:
    64
    Phân tích hình tượng con sông Đà hung bạo: "Hùng vĩ của con sông Đà.. dễ lật ngửa bụng thuyền ra"

    Bài làm:

    "Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

    Khi lòng ta đã hóa những con tàu"

    Tiếng hát con Tàu - Chế Lan Viên

    Tây Bắc từ lâu đã được xem như một mảnh đất hứa cho văn chương nghệ thuật, bởi vùng núi ấy không chỉ để lại nhiều ân tình mà còn khiến cho các nhà văn, nhà thơ có được những nguồn cảm hứng bất tận Nếu như Nguyễn Huy Tưởng đã có cho mình cuốn tiểu thuyết "Bốn năm sau", Tô Hoài ghi dấu ấn với tập "truyện TB", Nguyễn Khải viết nên "Mùa lạc" thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập "Tùy bút Sông Đà" mà linh hồn là bài kí "Người lái đò Sông Đà". Thưởng thức bài kí, người đọc không khỏi ấn tượng với vẻ đẹp hung bạo của SĐ mà trong đó, đoạn trích miêu tả đá bờ sông và gió nơi mạnh ghềnh HL đã góp phần in đậm bản ngã của NT vào sóng nước Đà giang.

    "Nếu Xuân Diệu xem tình yêu là tôn giáo thì Nguyễn Tuân xem cái đẹp như là tôn giáo của mình" (Gs Trần Đình Sử) Thật vậy, Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa, suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông sáng tác nhiều thể loại, song thành công nhất vẫn là thể tùy bút. "Người lái đò sông đà" trích trong tập tùy bút "Sông Đà", xuất bản năm 1960, là kết quả của chuyến đi thực tế đến miền Tây Bắc năm 1958 của Nguyễn Tuân, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây.

    Nhà văn Thạch Lam từng nói: "Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức". Sông Đà đẹp, "độc bắc lưu" đã lọt vào cảm giác nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đến với dòng sông đặc biệt này, NT đã không quản ngại công phu để quan sát kĩ càng, ghi lại sự hung bạo, dữ dằn cũng như vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của dòng sông trên nhiều vẻ. Tuy nhiên, nhà văn không làm công việc của một nhà địa lí, địa chất học mà đã biến con sông của miền TB thành một hình tượng sống động, một đối tượng thẩm mĩ hoàn chỉnh. Không phải ngẫu nhiên NT viết hoa hai chữ SĐ trái với quy tắc thông thường. Ông không nói SĐ khơi nguồn mà nói "khai sinh", không nói chảy vào lãnh hổ mà nói "xin nhập quốc tịch", không nói SĐ trải rộng ra lưu vực mà dùng cách diễn đạt "trưởng thành mãi lên".. Đằng sau cách viêt ấy là cả một tấm lòng yêu mến, tự hào về con sông đất Việt. Nghệ thuật nhân hóa khiến SĐ hiện lên không còn là một dòng chảy vô tri mà như một con người có lai lịch, có tên gọi, có cá tính, tâm trạng.. SĐ đã trở thành một hình tượng chính của thiên tùy bút với hai nét tính cách: Hùng vĩ và thơ mộng.

    Trước hết là những quan sát của Nguyễn Tuân về cảnh đá hai bên bờ sông. Hình ảnh "Đá bờ sông dựng vách thành" gợi liên tưởng đến những thành quách kiên cố, vững chãi, giống như cách nói "thành cao, hào sâu" của người xưa, không chỉ diễn tả đủ độ cao, cheo leo, hiểm trở, vừa gợi sự vững chãi, thâm nghiêm như những thành trì kiên cố, bí ẩn, đầy đe dọa của Sông Đà. Nét khắc họa này khiến ta nhớ đến sông Hương trong trang viết của HPNT: "Nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách". Không chỉ vậy, Nguyễn Tuân còn đưa đến cho người đọc chi tiết: "Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời". Có thể hình dung ra cảnh đá ở hai bên bờ sông đã chặn hết ánh nắng, chúng không cho một tia nắng nào lọt chiếu xuống mặt nước trừ lúc giữa trưa, khi mặt trời lên đến đỉnh. Bởi thế, quãng sông ngày ngoài lúc chính ngọ thì luôn thăm thẳm lạnh lẽo, thâm u, nguy hiểm, đe dọa con người. Chỉ với một câu văn, NT đã giúp người đọc hình dung một cách cụ thể về độ cao của hai bên vách đá bờ sông và không khí âm u, rợn ngợp nơi đây.

    Không chỉ nói về độ cao, ngòi bút nhà văn còn miêu tả độ hẹp của lòng sông bằng một phép so sánh đặc sắc và mới mẻ: "Vách đá chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hẩu". Lấy bộ phận nhỏ hẹp ở cổ họng con người để diễn tả độ hẹp của lòng sông, có lẽ chỉ có ở Nguyễn Tuân. Động từ "chẹt" được nhà văn sử dụng rất đắt, rất ấn tượng về lòng sông Đà khi bị những vách đá lớn hai bên bờ chèn ép đến nghẹt thở. Nó gợi cho ta hình dung dòng chảy SĐ khi đi qua quãng này phải qua một nút thắt mà hai bên là bờ đá hiểm trở, nơi ấy bao nhiêu nguy hiểm đang chực chờ, thuyền bè đi qua dễ bị mắt kẹt. Ngoài ra, nhà văn còn dúng những cách ví von đa phong phú: "Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách" hay "có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia."

    Tiếp đến là một nét khắc họa vô cùng ấn tượng và chân thực về cảm giác của Nguyễn Tuân khi ngồi trong khoang đò qua quãng thượng lưu sông Đà, "đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện". Đây là một tầng liên tưởng, cách so sánh đầy thú vị nhưng không mất đi sự tinh tế. Đá cao ngất như "trên cái tầng thứ mấy", đã vậy đèn lại còn tắt phụt, bóng tối bủa vây, con người đơn độc giữa hai bên vách đá sừng sững, rợn ngợp. Con người ta lúc ấy sẽ vô cùng choáng váng, mất phương hướng, như thể bị giam cầm, không tìm thấy lối thoát. Nguyễn Tuân đã vận dụng lối miêu tả tỉ mỉ, cụ thể, tạo ra ấn tượng tương phản của xúc giác, khi ngồi trong khoang đò mùa hè mà cũng thấy lạnh. Không chỉ có vậy, nhà văn còn cho ta cảm nhận lòng sông bằng thị giác khi lấy hè phố để tả mặt sông, lấy nhà cao để gợi vách đá, truyền cho người đọc hình dung về cái tối tăm, lạnh lẽo đột ngột khi thuyền qua sông này. Đó là sự khắc họa không chỉ qua sự chiêm ngưỡng mà còn là sự vận dụng tinh tế của tất cả các giác quan và cũng là một sáng tạo độc đáo của nguyễn tuân khi lấy một cảm giác mang màu sắc thị thành để nói đến sông đà sâu hun hút. Những so sánh vừa chính xác, vừa bất ngờ, vừa lạ lẫm, những liên tưởng tầng tầng lớp lớp, kiểu cấu trúc trùng điệp của những ngôn từ không xác định như "nào", "thấy" đã làm tăng thêm cảm giác về lòng sông Đà sâu thẳm của vách đá hai bên bờ sông. Cách miêu tả đó có lẽ chưa có nhà văn nào ngoài Nguyễn Tuân. Mà nói như nhà giáo Đỗ Kim Hồi, thì cách miêu tả tinh tế, chính xác như vậy không thể có ở "một sức bút bình thường", phải đi nhiều lần, đọc nhiều tài liệu, phải có tài năng và sống hết mình với con sông thì NT mới miêu tả được như thế.

    Không chỉ hùng vĩ ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành, Nguyễn Tuân còn giúp người đọc chiêm ngưỡng sức mạnh của gió sông Đà. Lại như quăng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hang cây số nước xô đá, đá xô song, sóng xô gió. Cuốn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm "Chỉ với hai câu văn nhưng bằng sự kết hợp của nhiều thủ pháp nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã cực tả sự hùng vĩ, dữ dằn, khắc nghiệt của sóng, của gió sông Đà. Qua đó, nhà văn đã tái hiện sinh động một quần thể sức mạnh thiên nhiên tạo âm hưởng dữ tợn như vừa xô đẩy, vừa hợp sức của gió, của sóng, cảu nước sông đà khiến cho cả ghềnh sông như sôi lên, cuộn chảy giữa dòng. Tất cả các yếu tố ấy dồn tụ vào gió khiến gió cuồn cuộn, gió trở thành trận cuồng phong hung bạo, gầm thét. Gió" cuồn cuộn "," gùn ghè "giữa chốn hoang dã, thâm sơn cùng cốc tạo ra sự gầm rú, reo rắc sự sợ hãi cho con người. Câu văn được ngắt ra làm nhiều vế, viết theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, biện pháp điệp từ, điệp ngữ nối tiếp luân chuyển, thế chỗ nhau.. được sắp xếp theo lối tịnh tiến" nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió ", nhịp ngắt ngắn, nhanh, dồn dập, những thanh trắc được gieo liên tiếp. Động từ" xô "điệp lại trong cả ba vế câu gây ấn tượng về những chuyển động vĩnh hằng và cả sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên, của ghềnh thác, đem đến cho người đọc cảm giác như có một cuộc dồn đẩy dữ dội: Nước xô đá, đá xô vào sóng, sóng xô vào gió, tạo ra sự va đập, vang động hàng cây số.

    [​IMG]

    Câu văn đang đi theo những nhịp ngắn bỗng duối dài ra khiến những ảnh hưởng của sóng, gió càng thêm mãnh liệt. Nghệ thuật nhân hóa con sông như một kẻ chuyên đi" đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào tóm được qua quãng đấy "Nhà văn như thổi hồn người vào dòng sông, khiến con sông như một kẻ đi đòi nợ thuê dữ dằn, gắt gao, tàn độc đối với bất kì người lái đò nào đi qua đó. Dường như sông Đà đang có một tâm trạng, một sự bức bối được hiện hình ngay trên mặt nước, mặt sóng, mặt gió. Câu văn cuối cùng của đoạn trích giống như một lời cảnh báo:" Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra "Thật vậy, bất kì ai không cẩn thận cũng có thể trả giá bằng tính mạng, bởi sông đà đã trở thành mối đe dọa thực sự đối với con người, muốn tiêu diệt con người. Dường như trong lòng con sông Đà đã có một cuộc thủy chiến dữ dội.

    Chỉ với một đoạn trích, Nguyễn Tuân đã thể hiện khả năng liên tưởng, tưởng tượng tài hoa, khả năng quan sát, miêu tả tỉ mỉ sông Đà bằng các giác quan cả bên ngoài và bên trong, cái nhìn đa chiều, lối so sánh tinh tế, chính xác, bất ngờ, vô cùng kì thú và độc đáo, những liên tưởng nối tiếp liên tưởng, những cảm xúc nối tiếp cảm xúc. Từ ngữ phong phú, sống động, tái hiện chân thực không chỉ là cảnh vật mà còn là những cảm giác khác nhau, nói như Phan Huy Đông thì đó là" sự tự do của một tài năng, một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ ". Tất cả những điều ấy khiến cảnh SĐ phía thượng nguồn hiện lên thật dữ dội, hiểm trở.

    Huy-gô đã từng nói:" Bình thường là cái chết của nghệ thuật ". Có lẽ đó là điều mà Nguyễn Tuân sợ nhất. Con người ấy luôn muốn đề cao bản ngã của mình," không để mình giống ai và cũng không ai bắt chước được mình"(Phan Cự Đệ). Với tùy bút NLĐSĐ và việc xây dựng thành công hình tượng sông đà, đặc biệt là đoạn văn con sông Đà hùng vĩ nơi thượng nguồn, NT vượt qua được quy luật nghiệt ngã của sự sáng tạo nghệ thuật, vượt lên trên cái bình thường để cho nhân vật SĐ mãi mãi bất tử trong lòng người yêu văn. Và sóng nước Đà giang sẽ còn tô điểm cho vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước:

    Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

    Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

    Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

    Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi

    Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
     
    dinhthidieuxuan, Sói, Admin1 người nữa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 29 Tháng mười một 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...