Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến trong khổ thơ thứ ba bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 5 Tháng chín 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đề bài: Phân tích hình ảnh người lính tây tiến trong đoạn thơ sau bằng một bài văn ngắn.

    "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

    Quân xanh màu lá dữ oai hùm

    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

    Rải rác biên cương mồ viễn xử

    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

    Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

    Bài làm

    Ta thấy bức tượng đài người lính tây tiến bi tráng và bất tử qua đoạn thơ sau:

    "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

    Quân xanh màu lá dữ oai hùm

    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

    Rải rác biên cương mồ viễn xử

    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

    Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

    Trước hết, ngoại hình được khắc họa bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoắc nhưng lại bắt nguồn từ thực tiễn

    "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

    Quân xanh màu lá dữ oai hùm"

    "Không mọc tóc", "quân xanh màu lá dữ oai hùm" đều là hậu quả của trận sốt rét rừng khủng khiếp mà ai cũng từng trải qua. Theo hồi ức Tây Tiến của những người còn sống sót kể lại, số người chết do sốt rét rừng còn nhiều hơn số người chết do bom đạn kẻ thù. Bởi lẽ, chốn rừng thiêng nước độc thuốc men không có. Quang Dũng đã không ngần ngại che dấu những gian nan, hiểm nguy, vất vả trên con đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến. Tác giả chỉ không phơi bày sự thật một cách trần trụi để làm giảm màu sắc tang thương. Qua ngòi bút khúc xạ của tác giả, ta thấy binh đoàn Tây Tiến hiện lên đầy ngang tàng, cứng cỏi chủ động "không mọc tóc" chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét. Cái vẻ xanh xao vì đói khát, bệnh tật của người lính qua cách miêu tả của Quang Dũng lại trở lên hung hãn, dữ tợn của những con hùm nơi rừng thiêng "quân xanh màu lá dữ oai hùm".

    Tiếp theo, ẩn sau ngoại hình ấy là vẻ đẹp hào hùng của sức mạnh nội tâm. Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" - Tố Hữu, "Ba quân tì hổ khí thôn ngưu"... "

    Ba quân sức mạnh nuốt trôi trâu" Phạm Ngũ Lão. "Dữ oai hùm" là khí phách tinh thần của đoàn quân ấy như mang oai linh sơn lâm rừng thẳm. "Mắt trừng" là chi tiết cực tả sự gian giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về phía nhiệm vụ. Thủ pháp đối lập được sử dụng đặc đắc địa trong việc khắc họa sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, cứng cỏi, ngang tàng.

    Không chỉ vậy, người lính Tây Tiến còn mang vẻ lãng mạn của thế giới nội tâm đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ:

    "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

    Những người lính Tây Tiến không phải những kẻ khổng lồ không trái tim. Họ là những chàng trai Hà thành tuổi mới đôi mươi luôn khát khao, thiết tha yêu thương. "Dáng kiều thơm" hình dáng thiết tha, duyên dáng của các cô gái Hà thành với vẻ đẹp sắc nước hương trời. "Dáng kiều thơm" là nguồn động lực to lớn để họ tiến lên phía trước là sợi dây thiêng liêng để họ vượt qua mưa bom bão đạn trở về.

    Ngoài ra, ta còn thấy được lý tưởng, khát vọng cao đẹp của người lính tây tiến

    Rải rác biên cương mồ viễn xứ

    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

    Câu thơ đầu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là câu thơ hết sức ảm đạm rải rác tức là xung quanh con đường hành quân, quanh biên giới vẫn có những nấm mồ nằm la liệt. Đó có thể là những nấm mồ vô danh không được ai đến hương khói cảnh tượng nhìn thật ảm đạm và thê lương. Ngay trong một câu thơ tác giả dùng đến 2 từ hán việt biên cương viễn sớ tạo không khí trang trọng, thành kinh. Có lẽ tác giả muốn dùng câu thơ đó để bao bọc lấy phần nào làm giảm bớt đi vẻ đìu hiu, quạnh quẽ. Tuy đường luôn phải thấy những nấm mồ ấy như người lính tây tiến lại hoảng sợ, chồn bước. Tuổi xanh vốn là tuổi trẻ của những người lính còn biết bao khát khao, đào mê. Nhưng họ đã bỏ lại tất cả vì một lý tưởng cao đẹp. Tình yêu tổ quốc của họ vượt lên trên những tình cảm khác trở thành tình cảm cao đẹp nhất. Họ đã nguyện cống hiến mà chẳng tiếc đời xanh 2 chữ chẳng tiếc vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

    Cuối cùng, đoạn thơ khép lại bằng sự hy sinh của những người lính Tây Tiến:

    "Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

    Trong bài thơ, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân có những người lính không thể vượt qua mà "gục lên súng mũ bỏ quên đời". Dọc đường Tây Tiến cũng vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên "rải rác biên cương mồ viễn xứ". Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ "áo bào thay chiếu anh về đất". Người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh. Thế nhưng, tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất đau thương của những mất mát. Áo bào (áo mặc ngoài của những vị tướng ngày xưa) đã khiến cho họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

    "Áo chàng đỏ tựa ráng pha

    Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in"

    "Về đất" là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng thanh thản và vô tư sau khi đã làm trọn nhiệm vụ. Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hy sinh của người lính Tây Tiến không bị lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội núi rừng như loại đại bác đưa tiễn những người anh hùng dân tộc về nơi vĩnh hằng.

    Cả đoạn thơ mang bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng. Bút pháp lãng mạn vừa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này được bộc lộ chủ yếu qua 4 câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát; song buồn mà không ủy mị, cúi đầu, mất mát vẫn cứng cỏi, gân quốc. Màu sắc bi tráng được thể hiện chủ yếu ở bốn câu thơ còn lại.

    Cái bi hiện ra qua những nấm mổ dọc đường hành quân, người chiến sĩ hy sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng ở lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho đất nước, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người.
     
    Hanho2525 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...