Đề bài: Viết bài văn ngắn phân tích hình ảnh con đường Tây Tiến trong cảm nhận của nhà thơ Quang Dũng. Bài làm Hồi tưởng về con đường Tây Tiến, trước hết tác giả nhớ lại không gian núi rừng miền tây. Tác giả gợi nhắc nhiều địa danh xa lạ như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu để đưa người đọc đến những địa hạt heo hút, hoang vu theo bước hành quân của người lính Tây Tiến. Ấn tượng đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến là sương lối mù mịt: : Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi ". Trên đỉnh Sài Khao sương dày đến độ bồi lấp cả đường đi, vùi lấp đoàn quân trong mờ mịt. Đoàn quân hành quân trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi rã rời. Con người trở nên hết sức bé nhỏ trong biển sương mù dày dặc ấy. Ấn tượng tiếp theo được tác giả tập trung bút lực để khắc họa là núi cao vực sâu, đèo dốc điệp trùng: " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Héo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống " Những câu thơ chủ yếu dùng thanh trắc tạo nên những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ, chạm nổi trước mắt người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên. Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ bảy chứ bẻ gãy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa 2 miền dốc núi. Nhịp ngắt trở thành điểm phân định rạch ròi hai hướng lên xuống của vô vàn con dốc tạo thành các cung đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến, gợi ra những dãy khối xếp hình lan quạt trải dài khắp miền Tây Bắc. Người đọc hình dung ra hình ảnh dốc rồi lại dốc nối tiếp nhau, khúc khuỷu gập ghềnh đường lên, rồi lại thăm thẳm hun hút đường xuống. Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điệp. Dốc khúc khuỷu, quanh co, hiểm trở, gặp cảnh khó đi, vừa lên cao đã vội đổ dốc cứ thế góc khúc nối tiếp nhau. Thăm thẳm không chỉ là chiều cao mà còn gợi ấn tượng về độ sâu, cảm giác như hút tầm mắt ngời, không biết đâu là giới hạn cuối cùng. Heo hút gọi ra sự vắng vẻ, quạnh hiu của chốn rừng thiêng nước độc. Từ láy cũng mang đến cảm tưởng cho người đọc rằng người lính tây tiến đã vượt qua vô vàn những đèo dốc để chinh phục đỉnh núi cao nhất. Tiếp theo, nỗi nhớ Tây Tiến của tác giả được mở ra theo chiều thời gian " Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người" Chiều chiều, tiếng thác nước gầm thét thị oai sức mạnh hoang sơ bản năng của núi rừng. Cái dữ dội của thiên nhiên được đẩy cao cực độ trong âm thanh gầm thét mạnh mẽ kia. Đêm đêm, sự hiện diện của cọp dữ thấp thoáng đâu đây đe dọa tính mạng con người. Hai chữ Mường Hịch như một dấu nặng to rơi xuống dòng thơ không chỉ còn là một địa danh cụ thể (nơi đặt sở chỉ huy của mặt trận Tây Tiến) mà trở lên đầy ám ảnh, gợi ra dấu chân lởn vởn của thứ dữ trong thoáng vẻ. Cảnh núi rừng miền tây hoang sơ và hiểm trở, qua ngòi bút Quang Dũng, hiện lên đổ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác cầm, cọp dữ.