Phân tích hai phương pháp sản xuất của giá trị thặng dư. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 8 Tháng ba 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,243
    Phân tích hai phương pháp sản xuất của giá trị thặng dư. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.

    Học phần: Kinh tế chính trị Mác - Lê nin

    Trường: Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu Miền Trung

    [​IMG]

    - Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người bán sức lao động (người lao động làm thuê) tạo ra và thuộc về nhà tư bản (người mua hàng hóa sức lao động).

    Ví dụ về giá trị thặng dư: Một người lao động làm việc trong một giờ được giá trị sản phẩm là 2000 đồng. Nhưng đến giờ thứ hai trở đi, trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra ở giờ thứ nhất, người lao động đó sẽ làm ra được 3000 đồng. Số tiền chênh lệch là 2000 đồng đó chính là giá trị thặng dư sức lao động.

    - Để thu được nhiều giá trị thặng dư cần có phương pháp nhất định, C. Mác đã chỉ ra nhà tư bản sử dụng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

    + Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối :(tăng cường độ lao động) là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động cần thiết không thay đổi.

    • Ví dụ: Nếu ngày lao động là 8 giờ thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Giả định nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa với mọi điều kiện không đổi thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng từ 4 giờ lên 6 giờ và tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là: M'= (6 giờ/4 giờ) *100%=150%

    • Như vậy trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, ngày lao động kéo dài tức là thời gian lao động thặng dư tăng lên và kéo theo tỷ suất giá trị thặng dư cùng tăng theo. Bởi vậy mà các nhà tư bản đã tìm mọi cách kéo dài ngày lao động nhằm mục đích sản xuất ra ở mức độ tối đa nhất.

    • Khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên. Phương pháp nâng cao trình độ bóc lột bằng cách kéo dài toàn bộ ngày lao động một cách tuyệt đối gọi là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

    • Bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối gặp phải giới hạn về thể chất và tinh thần, đồng thời vấp phải sức đấu tranh càng mạnh mẽ của công nhân. Nha tư bản luôn cố gắng tìm mọi cách để kéo dài ngày làm việc của công nhân nhưng việc kéo dài ngày lao động không thể vượt qua giới hạn sinh lý (vì công nhân còn phải có thời gian ngủ nghỉ ngơi giải trí để phục hồi sức khỏe) thì gặp phải sự phản kháng gay gắt của giai cấp công nhân đòi giảm giờ làm. Điều này cũng chính là hạn chế của việc kéo dài ngày lao động của các nhà tư bản.

    • Khi độ dài ngày lao động không thay đổi, nhà tư bản sẽ nâng cao trình độ bóc lột bằng việc tăng cường độ lao động. Thực chất tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài ngày lao động. Vì vậy, kéo dài thời gian lao động, tăng cường độ lao động là để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

    + Sản xuất giá trị thặng dư tương đối :(tăng năng suất lao động) là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độ dài của ngày lao động không đổi hoặc thậm chí rút ngắn nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư.

    • VD: Ngày lao động là 8h và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư thì tỷ suất giá trị thặng dư là m' = 4/4 x 100% =100%. Giả định rằng ngày lao động không thay đổi nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3h lao động đã tạo ra được một lượng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi 3h gọi là thời gian lao động tất yếu và 3 thời gian là thời gian lao động thặng dư. Như vậy tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 150%

    • Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải làm giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động, do đó phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt đó.

    + Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối:

    • Xét từng trường hợp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, xuất hiện rồi mất đi, nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch lại là hiện tượng tồn tại thường xuyên.

    • Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Hoạt động riêng lẻ đó của từng nhà tư bản đã dẫn đến kết quả làm tăng năng suất lao động xã hội, hình thành giá trị thặng dư tương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

    - Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này:

    + Quá trình nghiên cứu 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cho thấy khi gạt bỏ mục đích và tính chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản thì sản xuất giá trị thặng dư chính là khoa học sử dụng lao động có hiệu quả nhất mà bất kỳ xã hội nào cũng cần phải quan tâm. Bởi vậy, các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư có thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kĩ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.

    + Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi ra cho nhà hoạch định chính sách phương thức làm tăng của cải thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong điều kiện điểm xuất phát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần tận dụng triệt để các nguồn lực nhất là lao động và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản lâu dài cần phải coi trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội.

    + Quy luật giá trị thặng dư đã phát huy vai trò to lớn của nó đem lại những tiến bộ vượt bậc và thành tựu kinh tế cho CNTB. Nước ta nói riêng và các nước XHCN nói chung cần nỗ lực không ngừng trên con đường của mình để xây dựng XHCN trên thế giới. Riêng nước ta, đang trong giai đoạn độ lên CNXH từ chế độ PK bỏ qua giai đoạn TBCN với xuất phát điểm là một nền kinh tế lạc hậu chủ yếu là dựa vào nông nghiệp. Yêu cầu đặt ra là phải từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Vì vậy, chúng ta phải học tập những thành tựu mà CNTB đã đạt được trong đó quan tâm đặc biệt đến quy luật kinh tế cơ bản của nó là giá trị thặng dư, sửa chữa quan niệm sai lầm trước kia trong xây dựng kinh tế.
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng tư 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...