Phân tích hai câu thơ tiếng chửi trong tác phẩm Thương vợ của Trần Tế Xương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huongthu2401, 20 Tháng mười 2021.

  1. Huongthu2401

    Bài viết:
    479
    [​IMG]

    Phân tích hai câu thơ "tiếng chửi" trong tác phẩm "Thương vợ" của Trần Tế Xương

    Bài làm:

    Nguyễn Đình Chú đã từng nói về quan điểm thơ của Tú Xương như sau: "Với Tú Xương, thơ không cần ngâm hoa, son phấn. Thơ đến thẳng với cuộc đời. Thơ từ cuộc đời. Mà cuộc đời đây lại là cuộc đời với tất cả cái sần sùi, cái xù xì của nó ." Thật vậy, thơ của Tú Xương quả thực sinh ra từ đời sống dân dã, phát triển thành tiếng nói châm biếm, trào phúng, chua cay. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua tác phẩm "Thương vợ", và điển hình chính là hai câu kết của tác phẩm:

    "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

    Có chồng hờ hững cũng như không."

    Chúng ta biết đến nhà thơ Trần Tế Xương là một "bậc thần thơ thánh chữ". Là Tú Xương, giống trong buổi giao thời đầy nghèo khổ nửa thực dân nửa phong kiến. Ông là người thông minh ham học có tài làm thơ nhưng lại lận đận trong thi cử. Ông nổi tiếng trong hai mảng thơ trữ tình và trào phúng có pha chút giọng cười châm biếm, sắc sảo bắt nguồn từ tâm huyết với dân với nước, với đời. Tú Xương đã từng được mệnh danh là nhà thơ trào phúng xuất sắc nhất của văn học Việt Nam cuối thể kỷ XIX. Những tác phẩm ông để lại chủ yếu là thơ Nôm và có nhiều bài rất đặc sắc, có thể nói là tuyệt mỹ cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Minh chứng rõ nhất là bài thơ Thương vợ. Tú Xương đã bộc lộ tình yêu thương, sự trân trọng và cả nỗi ăn năn trước sự hi sinh của vợ trong bài thơ này. Hình ảnh người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở trong nền thi ca Việt Nam. Tuy nhiên, thơ văn viết về người vợ bằng tình cảm của người chồng đã ít, nay lại viết "tế sống" người vợ còn hiếm hoi hơn. Và Trần Tế Xương là người đàn ông đã đưa hình ảnh người vợ của mình vào những dòng thơ trữ tình nhưng cũng không kém phần trào phúng.

    Thương vợ nằm trong những sáng tác của Tú Xương về bà Tú cũng là một trong những bài thơ hay, cảm động nhất của ông về vợ mình. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm với những ngôn từ bình dị và hình ảnh đẹp đẽ. Nó không chỉ đề cập đến nhiều khía cạnh trong xã hội mà còn là tiếng lòng tha thiết đầy xót xa của Tú Xương – nạn nhân của xã hội bấy giờ, đã biến con người trở nên vô tích sự với chính bản thân và gia đình. Đồng thời bài thơ cũng giúp người đọc thấy được đức hi sinh to lớn của người phụ nữ xưa đối với gia đình.

    Ở sáu câu thơ đầu của bài thơ, nhà thơ Tú Xương đã sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, cách nói đối chữ, các thành ngữ "một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa" một cách rất tài hoa. Để rồi từ đó, hình ảnh một người vợ chu đáo, tần tảo, một thân một mình gánh vác cả gia đình trên lưng mà không một lời oán trách. Thậm chí, ông Tú còn tự coi mình như một đứa con "đặc biệt" khi dùng cách nói "năm-một" trong câu: "Nuôi đủ năm con với một chồng" chất chứa bao nỗi hổ thẹn của người chồng phải sống dựa vào vợ, "ăn lương vợ". Bên cạnh đó, xuyên suốt những câu thơ của Tú Xương luôn thấp thoáng tinh hoa của văn học dân gian, chẳng hạn như hình ảnh "thân cò" – chắc hẳn chính là sự đổ bóng của ca dao Việt Nam:

    "Cái cò lặn lội bờ sông

    Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non"

    Hay khi tác giả miêu tả cái rờn rợn của không gian, cái khắc khoải của thời gian nơi "mom sông" mà bà Tú vẫn hằng mưu sinh nuôi cả gia đình trong câu: "Eo sèo mặt nước buổi đò đông" cũng là sự phát triển từ câu ca dao quen thuộc:

    "Con ơi, mẹ bảo con này,

    Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua"

    Tú Xương sử dụng nguyên liệu dân gian vừa thể hiện cái tính riêng, sự sáng tạo mang tính thời đại trong phong cách thơ của mình, vừa đồng nhất thân phận của bà Tú nói riêng và hình ảnh của người phụ nói chung. Đức hi sinh cao cả của bà Tú còn được nhắc đến qua hai cụm từ "âu đành phận" và "dám quản công". Nguyên nhân dẫn đến sự lam lũ hi sinh âm thầm đầy cam chịu của bà tuy giản đơn mà cao quý. Đó là vì mối nhân duyên với người chồng và đàn con thơ. Từ việc pha trộn lời thơ đan xen với những thành ngữ và biện pháp đảo ngữ cực kì tinh tế, nhà thơ Tú Xương đã khắc họa thành công tấm chân tình của người vợ với đầy đủ đức hi sinh, tần tảo như một người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

    Và cũng vì thương vợ, thương cho thân phận đời nữ nhi mà lại sắm vai trụ cột trong gia đình, Tú Xương đã tự trách bản thân mình. Hai câu thơ cuối cũng vì thế giống như tiếng chửi vừa cay đắng vừa phẫn nộ cho những định kiến khắt khe:

    "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc"

    Mạch cảm xúc của thi phẩm dường như có sự chuyển biến đột ngột. Tú Xương không còn ẩn mình sau những dòng thơ để tán dương vợ mà đã xuất hiện để nói thay, để trách ông chồng, để trách phận mình của bà Tú. "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc" là một cách nói rất phù hợp với phong cách thơ trào phúng đó là sự giận đời vì cái xã hội thối nát lúc bấy giờ. Ông Tú đã sử dụng lối nói nơi "mom sông" dân dã để gây dựng thành dòng thơ này. Cái "thói đời" ấy chính là cái xã hội nửa thực dân phong kiến thối nát, là cái xã hội nhiễu nhương làm con người mất đi nhân tính.

    "Có chồng hờ hững cũng như không"

    Thói đời bạc bẽo đã đày ải người vợ hiền "con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ", đã biến Tú Xương thành ông chồng vô tích sự, ông chồng bạc. Đằng sau tiếng chửi đời đầy dứt khoát ấy lại là một bi kịch của con người chất chứa bao nỗi đau xót. Tú Xương coi mình là một người "hờ hững" trong trách nhiệm của một kẻ đáng lẽ phải là trụ cột gia đình. Thế nhưng, khi nhìn nhận lại sự việc thì Tú Xương quả là đáng thương hơn đáng trách. Bởi, suy cho cùng chính xã hội kia đã đẩy ông vào đường cùng. Hai câu thơ kết của tác phẩm là lời tự rủa mình, rủa đời của Tú Xương nhưng lại mang đậm ý nghĩa lên án xã hội sâu sắc, góp phần khẳng định tình cảm của ông với vợ mình. Người ấy tuy phải để vợ "nuôi" nhưng rất chu đáo luôn dõi theo bà, đặc biệt luôn tỏ lòng biết ơn của mình đối với người phụ nữ ông yêu thương. Thi phẩm kết thúc thật bất ngờ vừa thấm đượm được cái bi, cái bất hạnh trong nỗi niềm riêng của tác giả, vừa dí dỏm hài hước.

    Hơn thế nữa, đặt bài "Thương vợ" vào trong lịch sử thơ mà đối chiếu, lại càng thấy nó đáng quý bao nhiêu. Suốt thời đại phong kiến, trong văn học viết, hỏi đã mấy ai trực tiếp làm văn thơ về người vợ của mình, trừ lúc vợ chết mà họ thường làm văn tế. Trước sau Tú Xương một ít, có Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, đều có thơ văn khóc vợ. Có nhiều trường hợp khá chân thành, thắm thiết, nhưng nói chung vẫn chưa ai làm thơ văn về vợ, đặc biệt là khi vợ chồng đang sống với nhau kiểu Tú Xương. Phải chăng hệ ý thức phong kiến đã không cho phép những bà vợ Việt Nam xưa trở thành đề tài trong thơ văn của chính những ông chồng của họ? Ở phương diện này, có lẽ Tú Xương thành ra một trường hợp mới mẻ, độc đáo của văn học. Bài thơ Thương vợ cũng thành ra một hiện tượng đặc sắc, quý báu của lịch sử văn học dân tộc.

    Tóm lại, hai câu kết chỉ ra hai nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ: Ấy là mình và đời. Đời đen bạc, chồng hờ hững. Hận đời, giận mình chính là đính điểm của tình thương, là cao trào của cay đắng khổ tâm. Câu thơ thực sự là tiếng chửi đời. Đời bạc, mình cũng bạc. Đời bạc đã đày ải người vợ hiền và đời bạc đã biến mình thành ông chồng vô tích sự, ông chồng bạc. Câu thơ là tiếng chửi đời căm phẫn, gay gắt nhưng sắc thái xỉ vả bản thân còn thậm tệ hơn nữa. Lời chửi ẩn sâu từ trong tâm khảm sự thương yêu và có cả những ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng. Đúng như ai đó đã nói:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Cảm ơn các bạn đã đọc bài <3
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...