Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Heo nhỏ dễ gần, 4 Tháng tám 2021.

  1. Heo nhỏ dễ gần

    Bài viết:
    6
    PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA "VỢ CHỒNG A PHỦ"

    Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của tác phẩm văn học chân chính được tạo nên từ niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. Chủ nghĩa nhân đạo mới không chỉ yêu thương, đồng cảm với nỗi khổ của con người mà còn hướng tới việc tìm ra con đường nhằm giải phóng họ khỏi mọi xiềng xích, áp bức, bóc lột, tạo điều kiện cho họ trở thành những con người tự do, những con người tự chủ chiến đấu chống lại mọi thế lực tàn bạo để xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình. Hiểu giá trị nhân đạo như vậy, ta có thể thấy trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" là một giá trị mới mẻ, tiến bộ dưới ngòi bút tài hoa, tâm huyết của Tô Hoài.

    Giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" trước hết là được thể hiện ở thái độ tâm trạng con người thông qua các phẩm chất tốt đẹp của Mị và A Phủ



    Mị được khắc họa là một cô gái xinh đẹp, tài hoa, có tài "thổi lá cũng hay như thổi sáo". Trai làng vì say mê tiếng sáo mà ngày đêm đi theo Mị. Mị cũng là người con giá có tính cách mạnh mẽ, tự chủ, Mị khao khát tình yêu, không trông chờ, nương tựa vào việc làm dâu con nhà giàu. Cô muốn tự quyết định số phận của mình, không chấp nhận biến mình thành thứ hàng hóa gạt nợ. Mị cũng là một cô gái có trái tim vị tha, nhân hậu, hiếu thảo, nết na, chăm chỉ. Tuy Tô Hoài không dùng những từ này để trực tiếp miêu tả phẩm chất của Mị nhưng qua giọng điệu ngợi ca của ông ta thấy được đây là một cô gái có đủ phẩm chất tốt đẹp và xứng đáng được hưởng bình yên, hạnh phúc.

    Bên cạnh Mị, A Phủ cũng được miêu tả là chàng trai của núi rừng Tây Bắc, có sức sống mạnh mẽ, có tính cách gan góc cùng những tai năng lao động đáng quý. A Phủ còn không sự hãi trước cường quyền, hiên ngang đối đầu, trừng trị A Sử trong một cuộc tranh chấp. A Phủ cũng biết trân trọng tình nghĩa, có tấm lòng cảm thông, A Phủ đã đưa Mị chạy trốn cùng khỏi nhà Thống lí như một cách để đền ơn, để kết thức chuỗi ngày đau khổ của người con gái đã giúp mình cởi dây trói.


    Tô Hoài cũng thể hiện tinh thần nhân đạo khi bày tỏ lòng thương xót, sự cảm thông, bênh vực cho những số phận bất hạnh như Mị và A Phủ. Nỗi niềm xót thương của ông không được nói ra thành lời mà chỉ được thể hiện thông qua những tiếng nức nở của các nhân vật.

    Mị được Tô Hoài miêu tả lúc nào cũng "cúi mặt, mặt buồn rười rượi", cả đời cô dường như chỉ quamh quẩn, lầm lũi trong xó nhà, tàu ngựa, ruộng nương nhà Thống lí Pá Tra. Tô Hoài còn cảm thương, xót xa cho số phận của Mị khi về làm dâu nhà Thống lí Pá Tra. Ở tâm lí, Mị dường như không còn sức phản kháng, không còn mong mỏi, khao khát, mọi suy nghĩ của Mị đều là hướng về cái chết. Ở tính cách, Tô Hoài cũng đau đớn khi phát hiện Mị từ một cô gái vị tha, nhân hậu biến thành một người lạnh lùng, vô cảm - vô cảm với nỗi đau của người khác và với cả chính bản thân mình. Cách sống của Mị cũng từ một cô gái phóng khoáng, yêu tự do trở thành một công cụ lao động biết nói mà câm lặng.

    Tô Hoài cũng dành tình thương sâu đậm cho nhân vật A Phủ. Đó là nỗi thương cảm dành cho chàng trai đã khổ từ nhỏ: Sớm mồ côi cha mẹ, phải lưu lạc tha phương. Lớn lên, A Phủ cũng không lấy nổi vợ, đã thế còn phải mang trong mình món nợ nặng lãi, làm thâm trâu ngựa cho nhà Thống lí. Giọng văn Tô Hoài khi miêu tả nỗi thống khổ của A Phủ không phải giọng lạnh lùng, khách quan mà ẩn sau đó là sự quặn thắt của một nỗi lòng, sự căm hờn đối với chế độ thực dân phong kiến tàn bạo, độc ác.


    Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được thể hiện ở chỗ Tô Hoài đã tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp lên quyền sống của con người. Mà hình tuowgj cha con nhà Thống lí Pá Tra, bọn tổng quản.. chính là hiện thân.

    Cuối cùng, một nét đặc sắc trong giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua việc Tô Hoài đã trân trọng, đồng tình với khát vọng tự do, hạnh phúc của Mị và A Phủ, đồng thời, ông còn vạch ra con đường giả phóng cho các nhân vật.

    Niềm trân trọng ấy được thể hiện trước tiên ở ý thức phản kháng và sức sống tiềm tàng của Mị trổi dậy trong đêm mùa xuần và biến thành sức mạnh vùng lên giải phóng trong đêm mùa đông. A Phủ cũng là chàng trai có khát vọng tự do mãnh liệt. Sau khi được Mị cởi trói, ban đầu A Phủ khụy xuống, tê dại, đau đớn vì mấy ngày đêm bị trói, nhưng nghe lời giục giã của Mị, A Phủ liền hiểu rằng mình đang đứng trước tình huống khốc liệt giữa sự sống và cái chết, giữa cuộc sống tự do và kiếp đời nô lệ nhục nhã, khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt đem đến cho A Phủ nguồn sức mạnh phi thường khiến A Phủ vùng chạy đi.

    Đặc biệt, khác với giá trị nhân đạo của các tác phẩm văn học xuất hiện trước Cách mạng tháng 8, ở "Vợ chồng A Phủ" Tô Hoài đã tìm ra lối thoát cho cuộc đời đen tối của các nhân vật. Ông đã tạo điều kiện cho cả Mị và A phủ cùng bỏ trốn khỏi nhà Thống lí Pá Tra, cắt đứt dây trói giữa họ và các thế lực cường uyền và thẩm quyền. Mị đã cắt đứt dây trói giải thoát cho A Phủ là chi tiết Tô Hoài giúp Mị hồi sinh trái tim nhân hậu, khát vọng sống để vụt chạy theo A Phủ, thoát khỏi địa ngục trần gia. Ông đã cổ vũ cho hành động tự giải thoát cho chính bản thân mình của họ.

    Thên nữa, nếu tiếp tục theo dỗi phần 2 của truyện, người đọc có thể chứng kiến hành trình Mị và A Phủ từ những người mang thân phận nô lệ thành người tự do, tự làm chủ cuộc đời, trùng trị thế lực cường quyền tàn bạo bằng con đường Cách mạng, cùng những ước chân của Mị và A Phủ vùng lên khỏi bóng tối, tìm đến hạnh phúc, tái tạo một cuộc đời mới.

    Vậy nên, quả thật trọng tâm của tác phẩm mà Tô Hoài muốn gửi gắm đến bạn đọc không phải là con người Tây Bắc - đại diện là Mị và A Phủ đã phải chịu kiếp sống đày đọa, khốn cùng như thế nào mà là việc họ đã vùng lên, trỗi dậy mạnh mẽ, bước từ đau thương ra đến niềm hạnh phúc, ra ánh sáng của sự đổi đời ra sao. Thành công của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" có lẽ vì vậy mà càng trở nên to lớn, ý nghĩa hơn.

    Để miêu tae Giá trị nhân đạo của truyện ngắn này, Tô Hoài đã sử dụng nghệ thuật đặc sắc: cách xây dựng nhân vật ấn tượng, giàu tính hiện thực, nghệ thuật trần thuật vừa mang tính truyền thống vừa uyển chuyển, sáng tạo, ngôn ngữ giản dị mà phong phú, giàu tính truyền cảm . Các yếu tố này đã góp phần cho sự thành công trong việc thể hiện giá trị nhân đạo cũng như sự thành công nói chung của tác phẩm.
     
    GillThùy Minh thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...