Bình Luận Phân Tích Giá Trị Hiện Thực Và Nhân Đạo Trong Vợ Chồng A Phủ / Tô Hoài - Chu Thị Lệ

Thảo luận trong 'Văn Thơ' bắt đầu bởi Sắc Màu Cuộc Sống, 17 Tháng năm 2019.

  1. Đề bài:
    Có ý kiến cho rằng: "Qua truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ ", Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc, đồng thời nhà văn chỉ ra con đường giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm".

    Ý kiến của anh (chị) về nhận định trên.


    Bài làm

    Tô Hoài là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thường đầy ắp các chất liệu của đời sống hiện thực. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về đời sống và phong tục tập quán của nhiều vùng trên đất nước ta, trong đó có vùng đất Tây Bắc. "Vợ chồng A Phủ" trích trong tập "Truyện Tây Bắc" là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Tô Hoài viết về vùng đất này. Truyện được ra đời sau một chuyến đi kéo dài nhiều tháng khi Tô Hoài cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc năm 1952. Cuộc sống, con người và phong cảnh nơi đây đã để lại trong ông nhiều tình cảm đặc biệt sâu sắc. Nó trở thành nguồn cảm hứng chủ yếu để ông viết nên truyện ngắn này.

    "Vợ chồng A Phủ" là câu chuyện viết về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tối tăm vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Nó đã khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân, các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu chất tạo hình, vừa giàu chất thơ. Truyện ngắn đã để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Có ý kiến cho rằng: "Qua truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ ", Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc, đồng thời nhà văn chỉ ra con đường giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm".


    [​IMG]

    Đúng vậy, ý kiến đó đã phản ánh một cách chân thực về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Ý kiến "Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc" chỉ là một khía cạnh nhỏ trong giá trị hiện thực của tác phẩm. Nhưng nó đã cho thấy rõ nét cái tàn bạo, độc ác của bọn chúa đất, bọn thực dân (cha con Thống lí Pá Tra). Đồng thời cũng cho thấy cái số phận, nỗi thống khổ của người dân khi phải sống dưới ách thống trị của chúng (nhân vật Mị và A Phủ).

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Qua việc miêu tả số phận và cuộc đời của nhân vật Mị và A Phủ, cách kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ hồn nhiên, giàu hình ảnh; nghệ thuật xây dựng nhân vật, phân tích tâm lí tinh tế, miêu tả phong tục tập quán đặc sắc.. Nhà văn Tô Hoài đã làm sống lại quãng đời tăm tối, tủi cực của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất, thực dân phong kiến. Đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, không bị hủy diệt của những người dân nô lệ. Tác giả khẳng định: Chỉ có sự vùng dậy của chính họ thì mới dẫn tới cuộc đời tươi sáng. Đó là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. /.

    Bài văn đạt giải Ba của bạn Chu Thị Lệ

    Lớp 10a2, trường THPT Vân Nham, xã Vân Nham, Hữu Lũng, Lạng Sơn

    Chia sẻ để các sĩ tử cùng tham khảo, chuẩn bị hành trang cho kỳ thi THPT Quốc gia năm nay nhé!

     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...