Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ - Văn học 8

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cô gái mưa, 22 Tháng mười hai 2021.

  1. Cô gái mưa

    Bài viết:
    26
    Đề: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm "Tắt đèn", Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn". Em hiểu thế nào về lời nhận xét đó? Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân.

    Gợi ý:

    I, Mở bài:

    - Giới thiệu "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố - tác phẩm xuất sắc trong văn học hiện thực 1930 - 1945.

    - Giới thiệu ý kiến của Nguyễn Tuân: Đánh giá về sự đóng góp của Ngô Tất Tố vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột tàn bạo của chế độ thực dân phong kiến.

    - > Bài tham khảo:


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố ra đời trong bối cảnh của giải đoạn 1936 - 1939, khi những vấn đề dân sinh dân chủ đang được quan tâm đặc biệt trong đời sống xã hội Việt Nam. Tác phẩm đã góp thêm một tiếng nói tố cáo các bộ mặt tàn bạo vô nhân đạo của chế độ thực dân - phong kiến Việt Nam từ chính sách sưu thuế dã man. Không những thế, ta còn nhận ra bao nỗi cay cực của người nông dân Việt Nam khi bị dồn đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng.

    II, Thân bài:

    1. Tổng:

    - Nêu ngắn gọn về nội dung - ý nghĩa của đoạn trích "Tức nước vỡ bờ". Xung đột mang ý nghĩa điển hình trong hoàn cảnh sưu thuế nặng nề.

    - Vẻ đẹp của tinh thần phản kháng thể hiện tình thương và sức mạnh của chị Dậu.

    2. Phân:

    a, Tình huống ngặt nghèo của chị Dậu: anh Dậu được trả về trong tình trạng dở sống dở chết, cả nhà không còn hột gạo, chỉ còn hai đứa trẻ không biết làm gì, gánh nặng dồn cả vào chị Dậu.

    - Khoản tiền thuế vô lí của chú em chồng đã chết khiến gia đình chị phải đương đầu với bộ máy thúc sưu: Cai lệ, người nhà lí trưởng và tay chân.

    b, Hình ảnh tên cai lệ hống hách, thái độ hùng hổ của kẻ dựa thế quan trên, không còn chút tình người nào trước tình cảnh đáng thương của gia đình chị Dậu . Hình ảnh lột tả chân tướng giai cấp thống trị ở nông thôn. Không những thế, còn cho thấy đàng sau hắn chính là "nhà nước" thực dân bòn rút, áp bức dân lành với chính sách sưu thuế vô lí.

    c, Sự nhẫn nhịn chịu đựng của chị Dậu: từ năn nỉ van xin đến chịu đựng sỉ nhục và thậm chí nhận đòn thay cho chồng đều do ý thức được thân phận thấp cổ bé họng và cố gắng bảo vệ chống khỏi bị chúng hành hạ.

    d, Hành động "tức nước vỡ bờ": Hành động bất ngờ, tự phát những cũng đã phản chiếu ý thức phản kháng tiềm tàng đã bùng nổ.

    - Tình huống đảo ngược: Những kẻ thù ác bị đánh ngã bởi những người đàn bà lực điền con mọn. Ngôn ngữ thay đổi từ "cháu" sang "bà" thể hiện tư thế kiêu hãnh (chú ý cơn giận bùng phát của chị Dậu đối lập với anh Dậu bạc nhược, khiếp sợ trước cường quyền).

    3. Hợp:

    - Đoạn trích đã khai thác vẻ đẹp người phụ nữ nông dân vùng lên, phát hiện sức mạnh tiềm tàng của ý chí, đấu tranh chống lại cường quyền, bất công. Quả thật đúng với nhận định của Nguyễn Tuân.

    - Không những thế, qua đoạn trích còn chứng tỏ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân trước cách mạng: Hết lòng chăm sóc, bảo vệ chồng con, có phẩm chất cao quý.

    III, Kết bài:

    Nhấn mạnh giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm thông qua đoạn trích. Từ đó, cảm nhận về tài năng và tấm lòng của Nguyễn Tất Tố.

    - > Bài tham khảo:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chỉ qua đoạn trích, người đọc co thể nhận ra một bức tranh xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng thu nhỏ. Từ xung đột không khoang nhượng giữa giai cấp thống trị với người nông dân, sự phi lí của những chính sách ăn cướp, tác giả đã phơi bày nỗi khổ của người nông dân xứ thuộc địa, không những thế ông còn giúp chúng ta nhận ra nguyên nhân của những thảm cảnh ấy. Bên cạnh đó, nhà văn còn dành toàn bộ tình cảm xót thương, trân trọng cho phẩm chất của những người nông dân nghèo sau lũy tre làng. Ngô Tất Tố là người đã nhận ra những tố chất phản kháng tiềm tàng trong những con người ấy. Đó là niềm tin, cũng là dự báo kết cục tất yếu của một viễn cảnh người nông dân sẽ vùng lên. Chị Dậu - người đàn bà đức hạnh, hết mực thương chồng yêu con, cũng là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân trước cách mạng, là điểm son đặc biệt trong bức tranh đầy rẫy những gam màu tối - "Tắt đèn".
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...