Phân tích đoạn văn: Những tấm ảnh tôi mang về...hoà lẫn trong đám đông. (CTNX - NMC)

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 24 Tháng mười một 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Phân tích đoạn văn sau. Từ đó nhận xét về mối hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu: "Những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy.. những bước chân chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông".

    [​IMG]

    Bài làm

    Vào thời kì mĩ học khai sáng thế kỉ XV, nhà mỹ học nổi tiếng Diderot cho rằng mọi cảm cái đẹp bao giờ cũng có mối quan hệ với hiện khách quan, đồng thời gắn liền cái đẹp với cái chân xúc về thực hiện mỹ học và đạo đức học. Đây là một quan điểm tiến bộ, vừa khẳng định sự tưởng quan chặt tam chẽ giữa nghệ thuật với cuộc sống vừa nâng cái đẹp lên thành cái đạo các siêu như đức. Không phải nhà mỹ học, song Nguyễn Minh Châu cũng khắc khoải về cái đẹp của nghệ thuật của cuộc sống. Mỗi tác phẩm của ông là một hành trình tìm kiếm cái đẹp và những góc khuất sau vẻ ngoài hào nhoáng lung linh, trong đó nổi lên là truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" nhà văn đã chọn một kết thúc vô cùng độc đáo để chiếc thuyền ngoài xã in sâu trong tâm trí bạn đọc và gợi mở những vấn đề sâu sắc.

    "Những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy tấm.. những bước chậm rãi, chấn giậm mặt đất chắc chắn, hòa lẫn đám đông trên".

    Qua rồi cái thời kì các văn nghệ sĩ hồ hởi ngợi ca chiến công vẻ hào hùng của người lính, ngợi ca "đường ra trận mùa này đẹp lắm" bằng âm sắc bi tráng. Thời hậu chiến đã mở ra nhiều vấn đề nhức nhối đòi hỏi những cây bút bước ra từ khói lửa chiến thuật về con người Nguyễn chinh phải thay đổi đề tại lẫn phong cách sáng tác, điểm nhìn trần lẫn quan niệm nghệ thuật. Minh Châu là nhà văn tiên phong cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới, được đánh giá là người mở đường tinh anh và tài năng nhất nước ta. Khép lại một "mảnh trăng cuối rừng" đầy hào sảng và thơ mộng, những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn này đặt ra những vấn đề nóng rát của xã hội Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất, khắc họa sinh động nhưng xót xa hình ảnh con người. Bước ra từ cuộc chiến với những nỗi niềm đã mang. "Chiếc thuyền ngoài xa" là truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Phẫu giai đoạn sáng tác sau chiến tranh, in đậm phong cách tự sự triết lí, giọng thủ thỉ tâm tình nhưng hàm chứa tư tưởng lớn lao.

    Có thể nói cái kết của truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" là kiểu kết vừa đóng vừa mở -cách kết truyện quen thuộc của văn học sau năm 1980. Là cái kết đóng vì cuối cùng người nghệ sĩ Phùng đã có được bức ảnh nghệ thuật vừa ý- sự thành công không nhỏ trong cuộc đời nghệ sĩ của anh. Nhưng đây cũng là một cái kết mở vì nhà văn không thể giải quyết được thân phận con người trong tác phẩm. Sau chiến tranh, đất nước không còn ầm ầm tiếng súng, tiếng bom, nhưng vẫn còn những cuộc tranh đấu khác diễn ra -những bị kịch trong gia đình giữa những người vốn đứng cùng một chiến tuyến. Những vấn đề này chắc chắn rằng không thể giải quyết một sớm một chiều được mà cần "độ lùi thời gian" và sự nỗ lực to lớn.

    Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy, không chỉ là một chi tiết nghệ thuật thoáng quả trong tác phẩm mà nó còn là một hình tượng mang nhiều tầng nghĩa. Tấm ảnh là cái cớ, sự khởi đầu cho hành trình đi tìm cái đẹp, hành trình nhận thức của Phùng. Đồng thời, cũng là hình tượng mở ra trăm chiều suy tưởng cho độc giả và bản thân Nguyễn Minh Châu-cha đẻ của hình tượng tấm ảnh sau khi khép lại tác phẩm.

    Thông thể phủ nhận tấm ảnh là kết quả mĩ mãn, sự đền đáp công sức cho Phùng và là minh chứng cho thành công không phải dễ tìm trong cuộc đời của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Để có được ảnh mà trưởng phòng rất bằng lòng Phùng đã phải trải một hành trình gian nan, vượt hơn 600 km để đến với vùng biển miền Trung chụp ảnh. Những ngày ở đây, anh đã dậy từ rất sớm để phục kích, mất gần một tuần lễ để suy nghĩ và tìm kiếm ý tưởng. Khi bắt gặp "cảnh đắt trời cho" Phùng đã bấm liên thanh hết một phần tư cuộn phim -cả gia tài của một người làm nghề nhiếp ảnh thời ấy. Rõ ràng lao động nghệ thuật là một quá trình đòi hỏi sự nghiêm túc, sự sáng tạo và cả sự hy sinh nữa. Phùng là một người nghệ sĩ nghiêm túc lặn xả dấn thân, đầy trách nhiệm. Bởi thế, sự thành công từ ảnh là sự đền đáp xứng đáng cho anh. Tác phẩm ấy đã vượt không gian và thời gian, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Nó không chỉ là bìa của bộ lịch năm ấy mà được rút ra tồn tại như một tấm ảnh nghệ thuật mẫu mực, hiện thân của cái đẹp. Nó được treo ở nhiều nơi, nhiều không gian, được thưởng thức chiêm ngưỡng bởi những người sành nghệ thuật Hơn nữa, tấm ảnh có sức sống lâu bền mãi mãi về sau chứ không dễ gì bị thời gian vùi lấp. Quả thật rất nhiều người yêu nghệ thuật đã trận trọng thành quả của Phùng, tác phẩm chân chính không dễ gì bị người đời quên lãng.

    Tấm ảnh Phùng chụp được có giá trị nghệ thuật cao độ. Tấm ảnh ấy mang đặc trưng của nghệ thuật truyền thống phương Đông: Nghệ thuật ảnh đen trắng-hai mảng sáng tối nhưng có sức gợi mở rất lớn. Thực tế, trên bức ảnh ấy không có hình bóng của người đàn bà hàng chài mà chỉ có cảnh thuyền biển sớm mai: "Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào".. Nhưng hiện hữu bằng hai màu đen trắng khiến cảnh vật thêm phần huyền bí, có chiều sâu. Qua góc nhìn của những người yêu nghệ thuật thuần túy, cái đẹp của tấm ảnh được cảm nhận trên phương diện của sự toàn bích, khung cảnh mơ mộng, màu sắc được hòa phối nhuần nhuyễn tinh tế. Tấm ảnh vì thế mà đáng được thưởng thức, đáng được treo ở những nơi trang trọng trong nhà.

    Thế nhưng nghệ thuật cần được cảm nhận ở chiều sâu như Hegel đã từng phát biểu đại ý: "cái đẹp trong tự nhiên mờ nhạt, thấp kém hơn cái đẹp trong nghệ thuật. Cái đẹp cao nhất là cái đẹp do ý niệm, do tinh thần mang lại. Và chỉ có Phùng cha đẻ của tấm ảnh nghệ thuật ấy mới có thể cảm nhận trọn vẹn nét đẹp vô giá của nó mà thôi.

    Với Phùng, tấm ảnh có sức gợi hình, gợi cảm mạnh mẽ. Trong mắt Phùng nó không chỉ có hai màu đen trắng mà có cả mẫu hồng hồng của ánh sương mai. Bằng tài năng của mình Phùng đã thu được hồn cốt của biển sớm mờ sương vào tấm ảnh. Nó không hoàn toàn là cái màu xám đen tối buồn rầu, ủ dột mà thấp thoáng những điểm hồng lung linh. Tuy nhiên, phải ngắm kĩ thì Phùng mới thấy được màu hồng hồng và hình bóng khác, nếu không thì cái màu hồng kia sẽ bị che khuất bởi vô vàn cái bùng nhùng, thô ráp của hiện thực cuộc sống. Ở đây, Nguyễn Minh Châukhông chỉ đặt ra vấn đề cần Hoàng Khánh Duy đây, Nguyễn Minh Châu phải kĩ lượng trong sáng tạo nghệ thuật mà còn phải kĩ lưỡng trong thường thức nữa mới có thể cảm nhận được chiều sâu tác phẩm.

    Hình ảnh của" bãi xe tăng hỏng "trong cảm nhận của Phùng gợi nhiều chua xót. Nơi đây đã từng diễn ra những trận đánh ác liệt, minh chứng cho nổi đau và niềm hãnh của một thời chiến tranh giờ đây khi đất nước thanh bình, nó lại tiếp tục diễn ra những trận đánh. Đó không phải là trận đánh giữa ta và địch nữa mà là cảnh chồng đánh vợ:" Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng ", cha đánh con" ngã dúi xuống cát ", con đánh cha để bảo vệ mẹ hiền. Đây chính là một cảnh tượng nhố nhăng, xấu xí sau cuộc chiến.

    Đậm nét nhất trọng tâm trí hùng là hình ảnh của người đàn bà hàng chài bước ra - một hình tượng sống động, gợi nỗi buồn sâu sắc. Bước ra từ tấm ảnh (dĩ nhiên là trong suy tưởng của Phùng) người đàn bà ấy vẫn giữ nguyên những nét quen thuộc mà Phùng từng trông thấy:" một người đàn là vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng. Vẻ bề ngoài xấu xí đến tội nghiệp đã ám ảnh sâu đậm trong tâm trí Phùng. Hình ảnh ấy gợi cho Phùng nhớ đến câu chuyện về người đàn bà vùng biển xấu xí, bị chồng đánh đập dã man nhưng nhất quyết không chịu bỏ chồng vì "chị sống cho con chứ không phải chỉ sống cho mình". Chị là nạn nhân của đói nghèo, dốt nát bạo lực gia đình. Chị- người đàn bà xấu xí, quê mùa, thất học nhưng thâm trầm, thấu hiểu lẽ đời giúp Phùng nhận ra nhiều điều trên hành trình đi tìm sự thật cuộc đời đằng sau những hoàn hảo của tự nhiên. Nhà văn không đặt tên cho người đàn hàng chài mà gọi là chị là "mụ", là người đàn bà bởi chị đại diện cho số đông những thân phận cơ cực sau chiến tranh, chưa thể hòa nhập với cuộc đời mới. Mặc dù vậy, Phùng vẫn có niềm tin sâu sắc về chị, niềm tin vào sự hòa nhập của những phận người cơ cực đối với cuộc sống mới. Điều này thể hiện ở "những bước chân chậm rãi nhưng chắc chắn của chị", sự hòa lẫn vào những người đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cuộc sống mới. Có lẽ nhà văn chỉ có thể đặt niềm tin vào người đàn bà như thế thôi chứ không thể bởi nào vẽ ra hướng đi cụ thể cho chị. Bởi chính nhà văn cũng không biết phải làm thế nào để giải quyết bi kịch cho người đàn bà và những thân phận chìm nổi khác. Để chống giặc đói, giặc dốt, nạn bạo lực gia đình và cơ man những vấn đề khác đặt ra ở thời hậu chiến, cần có sự chung tay nhiều người, của cơ quan chức chức năng, các nhà lãnh đạo sáng suốt.

    Tẩm ảnh nghệ thuật nói riêng và câu chuyện về hành trình nhận thức của Phùng nói chung đã giúp Nguyễn Minh Châu đặt ra vấn đề về nghệ thuật và cuộc đời. Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống con người, người nghệ sĩ có trách nhiệm phản ánh chân thật (nhưng vẫn giữ lấy tính nghệ thuật chứ không sao chép khô khan), hiện thực cuộc sống không tô hồng và bóp méo sự thật. Lê Ngọc Trà có nói: "Giá trị của tác phẩm được đo bằng tính chân thực của sự phản ánh bằng nghệ thuật phản ánh và đặc biệt bằng việc căn cứ vào chỗ tác phẩm mang lại bao nhiêu hiểu biết về hiện thực được phản ánh" Khi đã trở thành tác phẩm nghệ thuật, nó phải quay về phục vụ nhân dân. Nhà nghệ sĩ phải lấy con người làm trung tâm của phản ánh và là đối tượng để phục vụ, phải nhìn cuộc sống đa thanh bằng cái nhìn toàn diện đa chiều mới tạo nên được giá trị của sự phản ánh. Điều thiếu sót nhất mà có lẽ chính Nguyễn Minh Châu cũng day rứt chính là tấm ảnh nghệ thuật vẫn còn chưa đảm nhiệm hết vai trò của nó. Vì tấm ảnh ấy được sinh thành từ cảm hứng về cảnh và nỗi rung động trước cuộc đời của người đàn bà hàng chài, nói đúng hơn đàn bà hàng chài là trung tâm của sự phản ánh. Song bức ảnh ấy lại hoàn toàn xa lạ đối với bà ta.

    Nhà văn Tô Hoài cho rằng: "Đọc Nguyễn Minh Châu, người ta thấy cuộc đời và trang sách liền nhau". Quả thể cuộc đời và nghệ thuật luôn được Nguyễn Minh Châu đặt cạnh nhau để soi rọi. "Chiếc thuyền ngoài xa" đã minh chứng cho mối quan hệ tương hỗ ấy một cách xuất sắc. Bằng tình huống truyện mang ý nghĩa nhận thức, khám phá, cách xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo, giọng điệu triết lí, thâm trầm và khiêm tốn, "Chiếc thuyền ngoài xa" xứng đáng là tác phẩm tiên phong của một nhà văn đầu tàu trong công cuộc đổi mới văn học.

    "Chiếc thuyền ngoài xa" - sự thật đằng tấm ảnh nghệ thuật là câu chuyện xúc động về một phận người đau khổ, về một bộ phận nhân dân còn lắm gian lao sau khi tiếng súng lặng im. Viết truyện ngắn này, rõ ràng Nguyễn Minh đã làm tròn sứ mệnh của mình, của một nhà văn chân chính như ông từng quan niệm: "Nhà văn phải đứng hai chân giữa mặt đất hiểm họa, giữa thập loại chúng sinh. Cũng như sức sống của tấm ảnh nghệ thuật mà Phùng chụp được" Chiếc thuyền ngoài xa"sẽ còn đọng trong tâm trí độc giả mãi về bức tranh cuộc sống và số phận của con người sau chiến tranh.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...