Đề bài: 48 câu thơ đầu tiên của "Bên kia sông Đuống" thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ Hoàng Cầm. Hãy làm rõ ý kiến trên Bài làm Quê hương đất nước là nguồn cảm hứng bất tận trong văn học nghệ thuật, là đề tài khơi gợi nhiều cảm xúc cho các cây bút tài năng, trong đó có Hoàng Cầm. Là nhà thơ của vùng quê Kinh Bắc xinh đẹp, thơ ông giàu cảm xúc, ngôn từ giản dị. "Bên kia sông Đuống" là bài thơ hay và xúc động mà nhà thơ viết về quê hương mình. Và trong 48 câu thơ đầu tiên, người đọc có thể thấy tình yêu quê hương là niềm tự hào và nỗi xót xa khi chứng kiến quê hương bị xâm lược. Thơ Hoàng Cầm giàu cảm xúc, ngôn từ giản dị, tự nhiên, nhất là khi viết về quê hương Kinh Bắc của mình. Bài thơ ra đời năm 1948, nhà thơ đang công tác tại chiến khu Việt Bắc thì nghe tin thì nghe tin Pháp chiếm đóng một số vùng của tỉnh Bắc Ninh, nơi tác giả sinh ra và lớn lên. Cảm xúc nhớ thương đã trào dâng và Hoàng Cầm đã viết "Bên kia sông Đuống" chỉ trong một đêm. Bài thơ được đăng lần đầu trên báo "Cứu quốc", được phổ biến nhanh chóng. Dòng thơ đầu tiên mở ra tác phẩm như gợi ra đó chính là một tiếng gọi cất lên từ sâu thẳm trái tim đau đớn của nhà thơ. Hơn nữa nó cũng đồng thời cũng là một lời an ủi: Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Nhân vật "Em" ở đây là một nhân vật phiếm chỉ không rõ là ai. Nhân vật "anh" và "em" gợi ra cuộc đối thoại tâm tình của đôi lứa và lời gọi "Em ơi" mang giọng điệu tha thiết. "Về sông Đuống" là về với quê hương, nhưng ở đây mở ra cuộc hành trình trở về quê hương bằng những kỉ niệm. Từ "ngày xưa" làm cho thời gian hiện tại như bị đẩy lùi về quá khứ, người ta ngỡ như bắt gặp đâu đó thế giới cổ tích huyền diệu. Câu thơ ắp đầy nỗi niềm hoài niệm bâng khuâng. Hình ảnh Kinh Bắc thanh bình phẳng lặng còn được gợi tả khá tài tình qua "cát trắng phẳng lì" – chỉ cần gợi ra một chi tiết mà giúp người đọc thấy được vẻ đẹp thanh bình, yên ả của bức tranh quê hương. Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì Ta không thể nào không ấn tượng với cái dáng nằm nghiêng nghiêng của dòng sông Đuống, đây cũng được xem là một phát hiện, một sáng tạo độc đáo của Hoàng Cầm. Và dường như chính cái cảm xúc mãnh liệt cùng trí tưởng tượng phong phú như đã cũng giúp cho nhà thơ sáng tạo ra một hình ảnh thơ độc đáo đầy ấn tượng và nó cũng như đã làm xáo trộn cả không gian và thời gian, ám ảnh hoài tâm trí người đọc. Sông Đuống được miêu tả trong trạng thái động "trôi đi" nhưng, người đọc còn cảm nhận được sự trôi chảy của dòng sông cũng chính là sự trôi chảy của thời gian lịch sử. Nhà thơ còn sử dụng từ láy "lấp lánh" tạo ra sự lung linh, rực rỡ, mỹ lệ cho dòng sông. Trong cái lấp lánh ấy người đọc cảm nhận được ánh sáng của dòng sông, lúc này đây dòng sông đã trở thành dòng ánh sáng, không những thế dường như chúng ta còn cảm thấy niềm tự hào của tác giả gửi gắm trong câu thơ này. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa là cho dòng sông có dáng "nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì", sông Đuống giống như một chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc kháng chiến của dân tộc. Cái hay của câu thơ là ở từ "nghiêng nghiêng" – từ láy tạo hình chúng ta như cảm nhận được vóc dáng của dòng sông mềm mại uốn lượn nhẹ nhàng, uyển chuyển. Có lẽ phải có dáng "nằm nghiêng nghiêng" ấy con sông mới như một sinh thể có hồn, có tâm trạng hơn, phải chăng vì thế mà có ý kiến cho rằng: Hình ảnh sông Đuống trong cảm nhận của Hoàng Cầm được miêu tả như một người thiếu nữ trong nỗi niềm trăn trở, lo âu? Tiếp đó, hình ảnh một chốn quê thanh bình, một không gian yên ả đã hiện ra: Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Hình ảnh bờ bãi ven sông cứ trải ra với một màu xanh trù phú, màu mỡ, bát ngát. Đây là những nét vẽ điển hình của làng quê Việt Nam, đây là bãi mía bờ dâu, kia là ngô khoai. Tác giả không dùng chữ "xanh", chữ "biếc" mà dùng từ láy "xanh xanh", "biêng biếc' làm cho cái màu xanh thanh bình, sự sống và hy vọng cứ mở ra vô tận, hút tầm mắt trong niềm nhớ tiếc khôn nguôi xen lẫn tự hào của thi nhân về quê hương giàu đẹp. Như vậy chỉ bằng mấy câu thơ đơn sơ mà Hoàng Cầm đã tạo dựng lên được một bức tranh quê hương xứng đáng là một bức tranh sơn mài với những đường nét; màu sắc hài hòa tuyệt đẹp. Bức tranh được phác thảo bằng một vài nét chấm phá tài hoa với cái màu cát trắng phẳng lỳ xen lẫn với cái" xanh xanh bãi mía bờ dâu "trải dài nối tiếp với" biêng biếc ngô khoai ". Tất cả đều là những hình ảnh quen thuộc, bình dị đối với con người Việt Nam. Có lẽ, Hoàng Cầm viết về những hình ảnh ấy bằng tất cả sự gắn bó và niềm yêu mến tha thiết. Bài thơ này được viết theo mạch cảm xúc nhớ thương, mê mải với quá khứ thanh bình rồi ngỡ ngàng với nỗi đau ở hiện tại. Hai câu thơ tiếp theo như vỡ òa nước mắt: Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay Bên này – bên kia, một dòng sông chia cách hai khoảng trời, chia cách đôi bờ Kinh Bắc một bên là vùng tự do, một bên đã bị giặc chiếm đóng. Do đó, cảm xúc thơ đang từ tự hào đã trở thành nhớ tiếc, xót xa. Cấu trúc" sao nhớ tiếc" "sao xót xa" ẩn chứa đầy tâm trạng đớn đau, tiếc nuối xót xa. Chữ "sao" như xoáy vào lòng người đọc một nỗi nhức nhối, đau đáu, khôn nguôi, xưa là thanh bình đẹp đẽ, nay là đau đớn chia lìa, quê hương tươi đẹp ngày xưa giờ đây chìm trong khói lửa chiến tranh khiến nhà thơ không khỏi đau xót. Ở đây nỗi đau đã lên đến tột cùng và được cụ thể hóa như là có thể cảm giác được quê hương như là một phần máu thịt, bởi thế quê hương bị chia cắt cũng giống như con người mất đi một phần cơ thể mình. Tác giả Hoàng Cầm dường như cũng đã mượn nỗi đau của thể xác để diễn tả, nó như là để thể hiện một cách một cách cụ thể nỗi đau về tinh thần. Và có lẽ rằng phải là người coi quê hương là máu thịt của mình thì tác giả mới có tình cảm mãnh liệt đến như vậy. "Như rụng bàn tay – một hình ảnh so sánh thật tự nhiên, giản dị nhưng rất sâu sắc đã tiếp thêm tình yêu nỗi nhớ khôn nguôi của Hoàng Cầm đối với mảnh đất Kinh Bắc. Nỗi nhớ này là điểm xuất phát, sự bùng nổ cho cảm hứng về quê hương Kinh Bắc tuôn chảy dào dạt trong mạch thơ của ông. Ta như có thể thấy được cảnh quê hương Kinh Bắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dần dần hiện lên trong kí ức nhà thơ. Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp " Bên kia sông Đuống "là nhan đề của bài thơ được lặp lại nhiều lần mang ý nghĩa là sự chuyển tiếp về dòng cảm xúc. Nếu những câu thơ trên là nỗi đau xót nuối tiếc khi nghe tin quê hương bị chiếm đóng thì ở đây," Bên kia sông Đuống "lại đưa tác giả trở về với hoài niệm, với hình ảnh quê hương trước khi bị xâm lược." BKSĐ "là nơi trở về của cảm xúc, mở ra không gian văn hóa đặc trưng của làng quê. Lời giới thiệu" quê hương ta lúa nếp thơm nồng "hết sức mộc mạc, như một nét vẽ bình dị, quen thuộc của làng quê Việt Nam gợi dậy trong lòng người đọc về một làng quê thanh bình yên ả. Hương lúa nếp như cũng là biểu tượng của cuộc sống ấm no, là tinh hoa được đúc kết từ sự màu mỡ của đất đai, thuận lợi của thời tiết và sự vất vả của người nông dân. Những bức tranh Đông Hồ nó như là biểu tượng của đời sống tinh thần lành mạnh. Người nghệ sĩ đã rất tài hoa khi sử dụng chất liệu từ cuộc sống đời thường để vẽ nên bức tranh vừa gần gũi, thân thuộc vừa chứa nhiều điều sâu sắc. Những bức tranh Đông Hồ là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc, là hình ảnh đặc trưng của quê hương Kinh Bắc thể hiện được bản sắc văn hóa tinh hoa của con người trên từng nét vẽ, thể hiện truyền thống văn hóa nghệ thuật độc đáo của vùng Kinh Bắc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp tài hoa trong cuộc sống tinh thần của con người nơi đây." Gà lợn nét tươi trong "là nét vẽ trong sáng, tươi tắn gợi cuộc sống no đủ, sinh động." Màu dân tộc "là phép ẩn dụ độc đáo của Hoàng Cầm, qua đó thể hiện niềm tự hào của nhà thơ về bản sắc văn hóa của dân tộc, về con người và mảnh đất quê hương mình. Người nghệ sĩ dân gian đã tạo ra bảng màu vẽ tranh lấy từ chất liệu từ cỏ cây, hoa lá nên tranh Đông Hồ mang một nét đặc biệt, gợi ra hồn cốt của quê hương và đó cũng tạo nên bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc. Hai từ" sáng bừng "như một điểm nhấn đẹp đẽ của câu thơ, không chỉ gọi nét tươi tốt, trong trẻo của tranh Đông Hồ mà còn khẳng định sức sống rạng ngời kỳ diệu của dân tộc. Đoạn thơ cũng cho thấy để làm được tranh Đông Hồ cần nhiều công sức và tâm huyết của nghệ nhân. Có thể thấy, Kinh Bắc là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lưu giữ những di sản của dân tộc. Tất cả đã cho thấy lòng yêu nước, niềm tự hào của nhà thơ trước con người và mảnh đất quê hương và nỗi tiếc nuối, xót xa khi vẻ đẹp ấy đang chìm đắm trong đau thương của chiến tranh. Những câu thơ tiếp theo là cảnh quê hương tươi đẹp chìm ngập trong máu lửa, điêu tàn, tan hoang bởi giặc kéo đến. Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã diễn tả nồi đau xót căm hờn xen lẫn sự tiếc nuối xót thương với những hình ảnh đầy ấn tượng: Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu Câu thơ đầu giống như câu thơ bản lề làm chuyển đổi mạch cảm xúc của bài thơ, giọng thơ từ tươi vui chuyển sang đau đớn, căm hờn. Tác giả gọi những ngày giặc xâm chiến là những ngày" khủng khiếp "cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh. Nhiều hình ảnh ẩn dụ được sử dụng để gọi tả sự khốc liệt của chiến tranh, hình ảnh" lửa hung tàn "gợi ra sự tàn bạo, hung ác của kẻ thù đồng thòi là tiếng nói tố cáo phê phán gay gắt chiến tranh. Từ láy" ngùn ngụt "không chi là từ gợi hình chi ngọn lửa mà chính là lòng căm thù của con người – những câu thơ của Hoàng Cầm rất giàu sắc thái biểu cảm, bao trùm lên không gian là sự hoang tàn, xơ xác, không còn vẻ thanh bình, trù phú tươi đẹp như ngày xưa. Tất cả chi là một cảnh tượng chia li, tang thương, tan hoang, không còn sự sống. Giữa không khí khói lửa ngùn ngụt mà xuất hiện hình ảnh ẩn dụ" chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu "diễn tả tội ác điên cuồng, đáng lên án của lũ giặc. Nếu ở khổ thơ phía trên nhịp thơ đều đặn dàn trải ổn định thì đến khổ thơ này những câu thơ ngôn ngắt nhịp mạnh dồn dập liên tiếp chỉ tội ác chồng chất của kẻ thù cùng với niềm căm thù ngút trời và nỗi đau đớn, thương xót tột cùng của con người. Chữ" kiệt cùng "khiến không gian càng trở nên sâu thẳm, nỗi đau xót được thể hiện rõ nét. Tác giả thật tài tình khi đã mượn hình ảnh trong tranh để diễn tả cảnh tượng thật ngoài đời. Biện pháp tu từ nhân hóa được nhà thơ sử dụng một cách khéo léo." Mẹ con đàn lợn âm dương, chia lìa đôi ngả "đó là tranh, nhưng cũng là sự thực ngoài đời." Đám cưới chuột.. tan tác về đâu "là sự tan tác của nghệ thuật, của văn hóa, nhưng cũng là sự tan tác của cuộc sống yên vui bên kia sông Đuống. Tác giả không miêu tả cụ thể hình ảnh con người nhưng dấu ấn về cuộc sống chia li hoang tàn vẫn được biểu hiện rõ, ông đã mượn hình ảnh nhũng con vật vô tri trong bức tranh Đông Hồ để nói về nỗi đau của con người, đây là một dụng ý nghệ thuật sâu xa của nhà thơ Hoàng Cầm. Phải chăng, sông Đuống không chỉ là chứng nhân lịch sử, mà còn là ranh giới nhấn mạnh sự đối lập giữa quá khứ bình yên và hiện tại đầy đau thương? Và như vậy là nhà thơ lên án tội ác của giặc Pháp xâm lược tàn phá cuộc sống của nhân dân và nét văn hóa truyền thống độc đáo của nơi đây. Và có lẽ, ẩn sâu trong những câu thơ ấy là nỗi thương xót khôn nguôi của người con khi chứng kiến cảnh làng quê bị chiến tranh tàn phá và sự lên án tội ác của giặc xâm lược đối với nhân dân. Đằng sau nỗi đau là hình ảnh quê hương Kinh Bắc với những phong tục tập quán, những hội hè, đình đám, được gợi nhắc lại hết sức sống động: Ai về Bên kia sông Đuống Cho ta gửi tấm the đen Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên Những hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai Trong chùa Bút Tháp Giữa huyện Lang Tài Gửi về may áo cho ai Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu Câu hỏi tu từ" Ai về Bên kia sông Đuống? "Mở đầu khổ thơ tiếp theo đã tạo ấn tượng với người đọc. Đại từ phiếm chi" ai ", tạo ra độ ngân vang trong cảm xúc của tác giả. Hoàng Cầm gọi ai? Mời ai? Gọi người đến hay nhắc trở về hay nhủ chính lòng mình đây? Ở đây ta bắt gặp một phong tục đẹp đẽ vùng Kinh Bắc. Tấm the đen gửi về may áo. Đó không chỉ là nét vẽ truyền thống mà con là hành động gửi thương gửi nhớ của con người, qua đó thể hiện niềm trân trọng yêu mến sâu sắc của tác giả với con người Kinh Bắc. Hình ảnh quê hương còn được gợi lên với những đền chùa cổ kính, vẫn còn đó những nét sinh hoạt xa xưa của cha ông đó là những hội hè đình đám thể hiện khát vọng một cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân. Các địa danh được nhắc đến đều gợi đến lịch sử, đến truyền thông văn hóa, đã thể hiện niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ về vẻ đẹp quê hương mình. Mặt khác các địa danh này lại đi liền với các từ có ý nghĩa định vị về mặt không gian là" trên "," trong "," giữa ". Nhà thơ Hoàng Cầm đã mở ra trước mắt người đọc một không gian rộng lớn mênh mông, không gian của" mộng bình yên "đẹp đẽ, thơ mộng. Thêm nữa có một nét vẽ cổ điển của âm thanh tiếng chuông chùa văng vẳng lại như điểm nhịp cho cuộc sống yên ả, bình dị của Kinh Bắc. Vậy mà chính giấc mộng bình yên như đã được diễn ra mấy trăm năm ấy giờ đây tan vỡ. Tác giả đối lập xưa và nay:" Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên "thì cuộc sống vui tươi như thế, nay thì vắng vẻ cô quạnh:" Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu ". Từ láy" thấp thoáng "là thoáng hiện lên rồi biến mất, lúc rõ lúc không đã cho thấy cuộc sống no ấm, bình yên trôi qua nhanh chóng mà giờ đây chỉ còn những đau thương, khốc liệt do chiến tranh để lại. Câu hỏi tu từ" Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu "dường như không có lời hồi đáp, đã thể hiện nỗi xót xa của nhà thơ trước thực tại chiến tranh. Hình ảnh con người Kinh Bắc được phác họa bằng những câu thơ cụ thể: Những nàng môi cắn chỉ quết trầu Những cụ già phơ phơ tóc trắng Những em sột soạt quần nâu Bây giờ đi đâu về đâu Không gian vùng Kinh Bắc không chỉ đẹp trong nét vẽ cổ kính, mà còn sống động với hình ảnh đẹp đẽ của những con người hồn hậu, thân thương. Chỉ bằng vài nét phác họa, Hoàng Cầm đã dựng nên trước mắt người đọc từng bức chân dung cụ thể của con người Kinh Bắc, họ đều rạng ngời với vẻ đẹp truyền thống, những người thiếu nữ, có vẻ đảm đang tháo vát, nhũng cụ già phúc hậu, những em nhỏ ngây thơ tinh nghịch. Hoàng Cầm đặc biệt dành nỗi nhớ niềm thương cho hình ảnh người con gái Kinh Bắc, những câu thơ viết về vẻ đẹp hồn hậu của họ trở thành điểm sáng của bài thơ. Điệp từ" những "cùng phép liệt kê được sử dụng trong những câu thơ này. Kết thúc khổ thơ là câu hỏi tu từ" Bây giờ đi đâu về đâu ". Và ta như nhận thấy được những con người mang một phần linh hồn của quê hương xứ sở ấy ngay giờ đây cũng như đã trở nên bơ vơ, tan tác. Cảnh nhộn nhịp vui tươi không còn nữa đó mà thay vào đó chỉ còn tiếng chuông chùa văng vẳng từ thuở bình yên xa xưa vọng về dường như đã càng làm tăng thêm sự hoang vắng của quê hương như tiếng thở than nuối tiếc một thời yên ấm. Nỗi hoài niệm trong Hoàng Cầm sâu sắc nhất có lẽ là hình ảnh người con gái Kinh Bắc. Ông đã dùng những câu thơ đẹp nhất, tài hoa nhất để gợi tả họ: Có nhớ từng khuôn mặt búp sen Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng Chữ" Có nhớ "đặt ở đầu câu thơ là lời gợi nhắc về một quá khứ bình yên với những con người quê hương. Hình ảnh" khuôn mặt búp sen "gợi tả khuôn mặt người con gái vừa đoan trang, trong trắng, phúc hậu vừa dịu dàng, và đây cũng là nét vẽ điển hình nhất của người con gái Kinh Bắc nói riêng và của người con gái Việt Nam nói chung. Và gắn liền với đó là hình ảnh" cô hàng xén răng đen ". Đó là một phong tục nhuộm răng, ăn trầu cổ truyền tạo nên vẻ đẹp truyền thống người con gái Kinh Bắc. Cái hay nhất của đoạn thơ trên là biện pháp tu từ so sánh giữa nụ cười thiếu nữ Kinh Bắc với ánh nắng mùa thu. Dường như ở đây có một sự giao hòa giữa vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. Nét rạng ngời tươi tắn trong nụ cười cô gái cũng giống với nét rạng ngời tươi tắn của nắng mùa thu chứ không phải cái nắng nóng bỏng gay gắt của mùa hè hay yếu ớt ảm đạm của mùa đông, nắng thu như tỏa trong nó một sức sống mạnh mẽ. Đến đây người đọc dường như không còn thấy dấu tích của chiến tranh, bởi vậy câu thơ ẩn chứa một niềm tin tưởng lạc quan của con người. Cùng với đó, không gian Kinh Bắc nhộn nhịp, tấp nập được gợi tả qua một loạt những câu thơ tiếp, hình ảnh người người đông đúc trong một không khí tưng bừng náo nức đã khẳng định một sức sống mạnh mẽ của quê hương Kinh Bắc. Một loạt những địa danh: Chợ Hồ, chợ Sủi, bãi Trầm Chi, Đồng Tỉnh, Huê cầu tạo ấn tượng về cảnh làm ăn buôn bán, về những làng nghề truyền thống. Có thể thấy rằng tình yêu quê hương Kinh Bắc tràn đầy trong những vần thơ. " Bên kia sông Đuống"đã thể hiện tình yêu quê hương mãnh liệt và cũng thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc của ông. Hoàng Cầm đã tái hiện những bi thương, mất mát của quê hương trong chiến tranh, qua đó cũng lên tiếng tố cáo tội ác của giặc. Đồng thời, Hoàng Cầm cũng khơi gợi trong người đọc tình yêu và trách nhiệm với quê hương đất nước.