Phân tích đoạn trích cuối tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diều Nhỏ, 30 Tháng chín 2021.

  1. Diều Nhỏ

    Bài viết:
    37
    [​IMG]

    Chiếc thuyền ngoài xa Ảnh: LionLee

    ĐOẠN TRÍCH CUỐI TÁC PHẨM "CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" :

    "Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi. Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông."


    Tấm ảnh của Phùng đã được chọn vào bộ lịch năm ấy trưởng phòng rất hài lòng, không những thế nó còn có giá trị lâu bền "không những cho bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau" trở thành tấm ảnh có giá trị nghệ thuật cao, được mọi người yêu thích và được treo rất nhiều nơi nhất là trong các gia đình rành về nghệ thuật. Điều đó cũng rất dễ hiểu bởi đó là bức ảnh hoàn mỹ, là sự kết tinh vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên, tài năng và may mắn của người nghệ sĩ. Hẳn khi ngắm bức ảnh này người xem cũng có cảm giác sung sướng, hạnh phúc, phấn chấn cũng như cảm xúc ban đầu của Phùng khi mới phát hiện cảnh đắt trời cho này. Có ai ngờ đằng sau vẻ đẹp hoàn mỹ ấy là cả một câu chuyện cả một cuộc đời nhiều đau khổ cả một góc khuất của xã hội thời bấy giờ mà chỉ có mỗi Phùng biết. Vì thế mỗi khi đứng trước bức ảnh để đời ấy anh không chỉ cảm nhận bằng một đôi mắt của người nghệ sĩ đơn thuần yêu cái đẹp mà là cả sự chiêm nghiệm, suy tư xen lẫn băn khoăn và day dứt. "Tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai". Đó là ấn tượng đặc biệt về hiệu ứng màu sắc của Phùng lúc chụp ảnh là niềm vui hân hoan khi anh phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh cũng là màu sắc thể hiện niềm tin vào tương lai của gia đình hang chai nghèo khổ. Dù cái chân thật của cuộc đời khi hiện ra chỉ là hai màu đen trắng nhưng nó không hoàn toàn xám xịt hay đen tối chỉ cần để tâm ngắm nhìn thật kĩ vẫn nhận ra những điểm hồng nào đó chỉ là cái màu hồng bị che lấp bởi vô vàn cái bùng nhùng, màu hồng rối rắm của cuộc đời mà thôi. Cũng như người đàn bà hang chai kia có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí và luôn nhẫn nhịn, cam chịu một cách ngờ nghệch, vô lí nhưng ẩn chứa sau đó là biết bao phẩm chất tốt đẹp khiến cho Phùng phải lặng im suy ngẫm. Vì thế mà mỗi lần nhìn ngắm tấm ảnh bao giờ anh cũng thấy "người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm". Điều đó cho thấy Phùng luôn bị ám ảnh bởi cuộc sống của gia đình hàng chai đặc biệt là số phận đáng thương của những người phụ nữ ở vùng biển này. Đây cũng là hình ảnh rất thực tế về xã hội Việt Nam sau chiến tranh: Đói nghèo, khổ cực, lam lũ.. Vẫn đang đeo bám nhiều cuộc đời, nhiều con người giống như người đàn bà hàng chai. Chính Phùng đã nhận ra một cách rõ rệt về thực trạng cuộc sống của nhân dân và những trăn trở về một giải pháp để thay đổi nó. Đây là tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người sâu sắc mà nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn truyền đạt thông qua tác phẩm của mình đồng thời còn thể hiện quan niệm sáng tác của tác giả đó là "nghệ thuật vị nhân sinh". Tức là văn chương nghệ thuật tất yếu cuối cùng là để phục vụ đời sống con người, vì con người mà nói lên những góc khuất của số phận để từ đó cảm thông và thấu hiểu. Hơn nữa chính ta cũng nhận ra được sự day dứt, ám ảnh, nuối tiếc của nhân vật Phùng khi anh nhận ra rằng bức ảnh ấy tuy làm hài lòng trưởng phòng và khẳng định được giá trị lâu bền của nó khi được treo trong nhà những người sành nghệ thuật nhưng hiếm ai có thể nhận ra được vẻ đẹp khuất lấp, tiềm ẩn của nó bởi sự bao phủ hào nhoáng bên ngoài. Mà chính nhà văn Nam Cao đã nói "nghệ thuật là ánh trăng lừa dối".

    [​IMG]

    Ảnh: Quatangtiny.com

    Khép lại đoạn văn là hình ảnh "Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông." Là biểu hiện của dòng chảy cuộc sống, là số phận của người đàn bà phải sống cuộc đời của mình gắn bó với gia đình trở thành một mảnh ghép không ai "nhớ mặt đặt tên" của xã hội. Dù cuộc đời có thế nào đi nữa thì khi ra ngoài xã hội mụ ấy vẫn vững vàng, vững tin bước những bước đi chắc chắn hòa lẫn vào đám đông. Người đàn bà đã gieo vào người đọc cũng như nhiếp ảnh Phùng niềm tin về sự hòa nhập của họ trong quá trình đi lên của cuộc sống

    Đoạn trích cuối tác phẩm chỉ là một đoạn trích ngắn trong tác phẩm nhưng thong qua nhân vật Phùng tác giả đã thể hiện được những chiêm nghiệm về những triết lí của cuộc sống. Từ một tấm ảnh mà sau nó đã ẩn chứa cả một cuộc đời với một số phận nhiều góc khuất cần thấu hiểu, cảm thông.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...