Phân Tích Đoạn Trích Chị Em Thúy Kiều - Ngữ Văn 9

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 23 Tháng tám 2020.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Trong bài viết này mình sẽ phân tích chi tiết cho các bạn đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" trong "Truyên Kiều" của Nguyễn Du. Nhưng cũng phải nói trước khi đi thi không ai cho các bạn phân tích cả bài đâu nên các bạn có thể đọc tham khảo bài của mình rồi viết thêm cho phù hợp với đề bài. Nếu các bạn muốn biết thêm một số lưu ý khi làm bài thi văn có thể tham khảo tại đây: Chia sẻ - Kinh nghiệm đi thi cấp 3 môn văn

    Đề bài: Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều Trích Truyên Kiều của Nguyễn Du.

    Bài làm

    Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc một danh nhân văn hóa thế giới. Ông là một nhà văn học tài ba với rất nhiều tác phẩm thơ nôm và thơ chữ Hán. Nhắc đến Nguyễn du là nhắc đến tuyệt phẩm thơ Nôm truyện Kiều. Truyện có sự thành công lớn cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Đọc Truyện Kiều người đọc khâm phục trước bút pháp tả người tuyệt đỉnh được thể hiện rõ nét qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều".

    Bốn câu đầu Nguyễn Du giới thiệu khái quát về chị em Thúy kiều:

    "Đầu lòng hai ả tố nga

    Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

    Mai cốt cách tuyết tinh thần

    Mỗi người một vẻ mười phân ven mười"​

    Thúy Vân, Thúy Kiều là hai chị em sinh đôi của một gia đình. Từ Hán Việt "tố nga" cho thấy đây là hai người con gái đẹp. Câu thơ thứ hai là một câu kể nói đến vị trí, thứ bậc của hai chị em Kiều là chị Vân là em. Hình ảnh ước lệ tượng trưng "mai cốt cách, tuyết tinh thần" nói đến hình dáng và cốt cách thanh cao của hai chị em. Hai người con gái đẹp cả về tính cách lẫn tâm hồn. Thành ngữ "mười phân vẹn mười" càng nhấn mạnh vẻ đẹp hoàn hảo về mọi mặt của hai nàng Kiều. Tuy vậy, hai chị em mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau.

    Bốn câu thơ tiếp theo Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy vân:

    "Vân xem trang trọng khác vời

    Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

    Hoa cười, ngọc thốt đoan trang

    Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da"​

    Từ Hán Việt "trang trọng:", "đoan trang" gợi lên sự hiền lành, phúc hậu ở khuôn mặt Thúy Vân. Hình ảnh ước lệ tượng trưng "khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang". Khuôn mặt của Thúy Vân tròn đầy như vầng trăng, nét lông mày mảnh mai như nét con ngài. Người xưa luôn quan niêm rằng người con gái đẹp phải là người con gái có khuôn mặt tròn đầy phúc hậu. "Hoa cười, ngọc thốt đoan trang" gợi tả Thúy Vân với nụ cười xinh như hoa, tiếng nói trong như ngọc. Phép nhân hóa "Mây- thua, tuyết- nhường" cho thấy vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp hài hòa nên được thiên nhiên yêu quý, nhường đường rẽ lối. Dự báo nàng sẽ có một số phận tốt đẹp. Đọc bốn câu thơ ta thấy bức chân dung của Thúy Vân như hiện lên trước mặt đó là bức chân dung đẹp tuyệt vời. Ta không chỉ thấy được khuôn mặt mà còn nhìn được nụ cười duyên dáng, nghe được giọng nói trong trẻo của nàng.

    Bức chân dung của Thúy vân đẹp như vậy nhưng chỉ là bước đệm để Nguyễn Du dùng nghệ thuật đòn bẩy làm nổi bật nên vẻ đẹp của Thúy Kiều:

    "Kiều càng sắc sảo, mặn mà

    So bề tài sắc lại là phần hơn

    Làn thu thủy, nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"​

    Tư láy "sắc sảo", "mặn mà" cho thấy vẻ đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình. Đó không chỉ là vẻ đoan trang, phúc hậu như Thúy Vân mà còn toát lên sự thông minh, nhanh nhẹn, tài giỏi. Vân đẹp nhưng Kiều còn đẹp nhiều tài hơn. Hình ảnh ước lệ tượng trưng "làn thu thủy, nét xuân sơn" gơi tả đôi mắt đẹp trong như nước mùa thu, nét lông mày đẹp như nét núi mùa xuân. Đôi mắt Thúy Kiều ẩn chứa chiều sâu tâm trạng, tâm hồn đa sầu đa cảm. Nguyễn Du tập trung miêu tả đôi mắt Thúy Kiều vì nhìn chung là sinh đôi nên ngoại hình khuôn mặt của Kiều khá giống Vân. Chỉ có đôi mắt là khác biệt tạo nên nét riêng có phần trừu tượng. Vì vậy đến tận ngày nay ta chưa tìm được người con gái nào có vẻ đẹp như nàng Kiều. Không may vẻ đẹp của nàng có phần vượt lên hẳn nên khiến cho "hoa ghen, liễu hờn". Để thiên nhiên phải ghen ghét, đố kị chắc hẳn số phận nàng sẽ không được tốt đẹp vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp mang mầm mống tai họa. Quả như Nguyễn Du đã viết "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen", ông đã đưa ra dự cảm để cho ta thấy đây sẽ là một hồng nhan bạc phận.

    Tám câu thơ tiếp Nguyễn Du miêu tả tài năng thiên bẩm của Thúy kiều:

    "Một hai nghiêng nước nghiêng thành

    Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

    Thông minh vốn sẵn tính trời

    Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

    Cung thương lầu bậc ngũ âm

    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương

    Khúc nhà tay lựa lên trương

    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"​

    Không chỉ sở hữu vẻ đẹp "nghiêng nước, nghiêng thành" Thúy Kiều còn có rất nhiều tài năng. Tả Thúy Vân tác giả chỉ đi vào tả nhan sắc còn Thúy Kiều Nguyễn Du cho thấy cả tài năng trời phú của nàng "thông minh vốn sẵn tính trời". Nàng kiều đa tài có sắc một phần thì tài phải hai phần. Nàng sở hữu hết tài năng cầm, kì, thi, họa đạt đến mức độ lí tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến "pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm". Tác giả đặc tả tài đàn-nghề riêng, năng khiếu, sở trường của nàng "Cung thương lầu bạc ngũ âm", "Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương". Kiều chơi thành thạo nhiều loại đàn với một phong cách đàn riêng vượt xa nhiều người. Không chỉ vậy, nàng còn giỏi sáng tác nhạc. Cung đàn Bạc mệnh của Kiều là một tiếng lòng của trái tim đa sầu đa cảm "Khúc nhà tay lựa lên trương", "Một thiêng bạc mệnh lại càng não nhân". Tiếng đàn của nàng đậm buồn có phần xót xa ái ố như tiếng kêu của cuộc đời những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ luôn lênh đênh, vô định không thể tự làm chủ cuộc đời mình chỉ biết lặng thầm kêu cứu. Cũng chính Nguyễn Du đã viết "Chữ tài liền với chữ tai một vần". Nhan sắc vượt xa thiên nhiên tạo hóa cùng với tài năng thiên bẩm đã khiến nàng không tránh khỏi những bi kịch của cuộc đời.

    Bốn câu thơ cuối ta thấy được cuộc sống phong lưu, khuôn phép, đức hạnh theo đúng khuôn khổ lễ giáo phong kiến của hai chị em:

    "Phong lưu rất mực hồng quần

    Xuân xanh xấp xỉ tuổi tuần cập kê

    Êm đềm trướng rủ màn che

    Tường đông ong bướm đi về mặc ai"​

    "Xuân xanh xấp xỉ tuổi tuần cập kê" ý nói hai chị em cũng đã lớn sắp đến tuổi "búi tóc cài trâm". Nhưng hai nàng Kiều vẫn còn rất hồn nhiên ngây thơ sống trong cuộc sống êm đềm của gia đình. "Tường đông ong bướm đi về mặc ai" không quan tâm đến ánh mắt ngắm nghía của mọi người.

    Bằng nghệ thuật miêu tả ước lệ tượng trưng Nguyễn Du đã khắc họa chân dung hai nàng kiều thật đẹp, thật tinh tế. Đó không chỉ là một bức chân dung bình thường mà là bức chân dung mang tính cách số phận. Ta cảm nhận được tâm hồn nhạy bén trái tim đầy thương cảm và ánh mắt như nhìn thấu sáu cõi của đại thi hào dân tộc.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...