Dàn ý phân tích đoạn văn sau: "Trong nhà thống lí đã bày năm cái bàn đèn. Khói thuốc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp. Cả những người chức việc bên làng A Phủ cũng tới. Nhưng chỉ bọn con trai làng ấy phải ngồi khoanh tay cạnh A Phủ vì họ bị gọi sang hầu kiện, còn bọn chức việc thì nằm dài cả bên khay đèn. Suốt từ trưa cho tới hết đêm, mấy chục người hút." Ý 1: Hoàn cảnh ra đời và khát quát nội dung Ý 2: Lai lịch phẩm chất của A Phủ Ý 3: Phân tích A) Vị trí, nội dung đoạn trích Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm miêu tả cảnh A Phủ bị thống lí Pá Tra xử kiện, đánh đập một cách dã man. Qua đó cho ta thấy được số phận của nhân vật A Phủ nói riêng và người nông dân lao động miền núi nói chung đã thể hiện được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. B) Lai lịch và phẩm chất của A Phủ (Nêu rõ lai lịch và phẩm chất của A Phủ và lí do bị bắt đến nhà thống lí Pá Tra xử kiện có trong sách giáo khoa).. Cuối cùng với cách xử kiện quái gỡ, A Phủ đã trở thành nô lệ suốt đời không công cho nhà thống lí. Ý 3: Nhận xét Đây chỉ là đoạn văn ngắn nhưng cũng đủ cho ta thấy nỗi thống khổ, bất hạnh của người lao động miền núi dưới chế độ xã hội thực dân phong kiến cũng như Mị và A Phủ cũng là nạn nhân của xã hội ấy. Nếu như Mị là kiểu nhân vật trung tâm, không thể thiếu của tác phẩm thì A Phủ chính là linh hồn để khắc họa những đặc điểm tính cách nhân vật. Ý 4: Đoạn trích cũng cho thấy giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Điều đó trước hết được thể hiện ở niềm cảm thương sâu sắc như là A Phủ. Là một chàng trai khỏe mạnh, yêu chính nghĩa như con chim rừng giữa núi trời Tây Bắc, là một người chăm làm ấy thế mà cuộc sống khốn khổ lại đẩy anh vào làm trâu, làm ngựa cho nhà thống lí Pá Tra. Giá trị nhân đạo còn toát lên ở sự tố cáo gay gắt chế độ thực dân phong kiến. Ý 5: Kết bài