Phân tích đoạn thơ Đất là nơi Chim về, nước là nơi Rồng ở... Nhận xét về chất trữ tình chính luận

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mình là cỏ, 1 Tháng sáu 2023.

  1. Mình là cỏ Cỏ

    Bài viết:
    24
    Anh/chị hãy cảm nhận về đoạn thơ:

    Đất là nơi chim về

    Nước là nơi rồng ở

    Lạc Long Quân và Âu Cơ

    Đẻ ra đồng bao ta trong bọc trứng

    Những ai đã khuất

    Những ai bây giờ

    Yêu nhau và sinh con đẻ cái

    Gánh vác phần người đi trước để lại

    Dặn dò con cháu chuyện mai sau

    Hằng năm ăn đâu làm đâu

    Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

    Trong anh và em hôm nay

    Đều có một phần Đất Nước

    Khi hai đứa cầm tay

    Đất Nước hài hoa nồng thắm

    Khi chúng ta cầm tay mọi người

    Đất Nước vẹn tròn to lớn

    Mai này con ta lớn lên

    Con sẽ mang Đất Nước đi xa

    Đến những tháng ngày mơ mộng

    Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

    Phải biết gắn bó và chia sẻ

    Phải biết hóa thân cho dáng hính xứ sở

    Làm nên Đất Nước muôn đời.

    (Trích sách giáo khoa Ngữ văn 12, trang 119, tập 1)​

    Từ đó cảm nhận về chất trữ tình chính luận trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm.

    [​IMG]

    Bài làm

    Nguyễn Đình Thi từng viết:

    "Nước chúng ta

    Nước những người chưa bao giờ khuất

    Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

    Những buổi ngày xưa vọng nói về"

    (Đất nước, Nguyễn Đình Thi)

    Thật vậy, đất nước ta đã trải quan bốn nghìn năm lịch sử biết bao đau thương nhưng cũng rất vẻ vang, điều đó đã trở thành cảm hứng cho dòng văn học yêu nước hình thành, phát triển xuyên suốt cho đến ngày nay. Và trong dòng chảy ấy của văn học Nguyễn Khoa Điềm cũng góp mặt bằng một bản trường ca mang đậm tính trữ tình chính luận với những xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước. Có thể thấy qua đoạn trích Đất Nước với những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về chiều dài lịch sử.

    Đất Nước nằm trong tường ca "Mặt đường và khát vọng" được nhà thơ hoàn thành tại chiến khu Trị - Thiên, năm 1971. Tác phẩm là những lời tâm sự của nhà thơ về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam Việt Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình xuống đường hòa nhịp với cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược.

    Đoạn trích Đất Nước là một trong những đoạn thơ đặc sắc của trường ca này, đoạn thơ đã cho thấy những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước qua những khía cạnh văn hóa, địa lí lịch sử. Từ đó nhà thơ khẳng định Đất Nước là của nhân dân do nhân dân làm ra.

    Đoạn thơ trên gồm hai tư câu thơ đã khái quát những lí giải cũng là cảm nhận của nhà thơ về chiều dài lịch sử mà Đất Nước đã trải qua, không chỉ là thời gian được tinh bằng năm tháng mà còn là thời gian từ trong những thần thoại xa xưa.

    Thời gian lịch sử được Nguyễn Khoa Điềm nhìn nhận từ thời gian thần thoại, khi Cha Lạc Quân và mẹ Âu Cơ chia nhau đi mở cõi, cha mang theo năm mươi người con xuống biển mẹ mang năm mươi người con lên non. Khái niệm Đất Nước được nhà thơ chia tách thành những vật chất hữu hình, Đất và Nước từ đó dù là trong thời gian thần thoại nhưng không hề xa xôi mà gần gũi gắn bó với những không gian quen thuộc. Nơi "Chim về", nơi "Rồng ở" cũng là nơi sinh sống của nhân dân bao thế hệ cho đến ngày nay. Câu thơ cũng là lời gợi nhắc về gốc gác của người Việt cùng chung giống nòi, cùng sinh ra trong một bọc trứng, gợi nhắc về tình đoàn kết gắn bó của cả dân tộc. Tất cả đều là anh em, đều là ruột thịt.

    Tác giả không nhìn nhận thời gian lịch sử bằng những năm tháng đơn thuần mà là sự tiếp nối các thế hệ, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước:

    Những ai đã khuất

    Những ai bây giờ

    Yêu nhau và sinh con đẻ cái

    Gánh vác phần người đi trước để lại

    Dặn dò con cháu chuyện mai sau

    Những con người quá khứ, những con người hiện tại đều trở thành dòng chảy của lịch sử Đất Nước. Họ tiếp nối những tình cảm tốt đẹp của dân tộc bằng tình yêu say đắm thủy chung. Họ sinh con đẻ cái, tiếp tục công cuộc dựng nước, giữ nước cha ông đã làm, dặn dò con cháu không quên nhiệm vụ của mình trước những thành quả cha ông để lại, những thành quả vẻ vang đã được ghi lại trong sử sách:

    Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

    Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn

    Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc

    Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng..

    ( Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng – Chế Lan Viên)

    Nguyễn Khoa Điềm cũng không quên nhắc nhở thế hệ trẻ về tổ tiên, về cha ông, những người đã khởi nguồn dựng lên nước Việt:

    Hằng đâu ăn đâu làm đâu

    Vẫn cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

    Nhắc đến ngày giỗ Tổ là nhắc đến mười tám vị vua Hùng, những người đã gây dựng lên Đất Nước trong thời kì đầu đầy oai hùng nhưng cũng đầy gian nan. Để có được hình hài "Đất Nước" với bề dày văn hóa, bề sâu lịch sử như ngày nay, họ đã phải đánh đổi biết bao hi sinh mất mát thậm chí phải trả giá bằng những bài học xương máu. Nhắc về ngày giỗ Tổ cũng là lời gợi nhắc về đạo lí tốt đẹp của dân tộc "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn":

    Dù ai đi ngược về xuôi

    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng ba

    Từ đó nhắc nhở thế hệ trẻ về bài học dựng nước và giữ nước như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Lời thơ là nhắn nhủ hết sức bình dị nhưng sâu sắc của nhà thơ.

    Để rồi từ thời gian quá khứ, Đất Nước lại hiện ra thân thuộc trong "anh" và "em", trong những con người hiện tại. Ở đó Đất Nước được kết tinh trong sự sống của mỗi cá nhân, hài hòa trong tình yêu lứa đôi, và vẹn tròn to lớn trong tình yêu thương đồng loại, trong tình đoàn kết gắn bó của cả dân tộc.

    Trong anh và em hôm nay

    Đều có một phần Đất Nước

    Khi hai đứa cầm tay

    Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

    Khi chúng ta cầm tay mọi người

    Đất Nước vẹn tròn to lớn.

    Bằng cách gọi "anh", "em" thân mật nhà thơ đã khéo léo nhắc nhở thế hệ trẻ Đất Nước chính là một phần máu thịt của mỗi con người, Đất Nước vũng chãi qua những cái "cầm tay" đoàn kết của "chúng ta", của "mọi người", và mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ "Đất Nước vẹn tròn to lớn" ấy.

    Từ thức tỉnh ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân ở hiện tại, nhà thơ cũng không quên gửi gắm ước mơ cũng là khẳng định niềm tin của mình vào thế hệ tương lai, những thế hệ măng non của Đất Nước, sẽ đưa Đất Nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu như chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn.

    Mai này con ta lớn lên

    Con sẽ đưa Đất Nước đi xa

    Đến những tháng ngày mơ mộng

    Kết lại đoạn thơ nhà Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định Đất Nước có được như ngày nay chính là nhờ sự hi sinh biết bao xương máu của cha ông, của những người đi trước và của cả thế hệ thanh niên hôm nay "Đất Nước là máu xương của mình". Ý thơ còn gợi ra sự gắn bó mật thiết giữa Đất Nước với mỗi con người, Đất Nước hóa thân trong chính hình hài, máu thịt và tâm hồn của mỗi chúng ta. Cách nói đậm chất triết lí nhưng không hề khô khan bởi cách gọi em đầy thân mật, lời thơ ý thơ trở thành một lời nhắn nhủ tâm tình về trách nhiệm của thế hệ thanh niên lúc bấy giờ:

    Phải biết gắn bó và san sẻ

    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

    Làm nên Đất Nước muôn đời.

    Nhà thơ đã nhắc nhở thế hệ trẻ, nhất là thế hệ thanh niên miền Nam Việt Nam về xứ mệnh của mình trước thời đại, phải biết hi sinh vì Đất Nước, san sẻ với những người đi trước và những người đang tiếp tục công cuộc dựng nước giữ nước của cha ông, gắn bó với Đất Nước như chính những điều thân yêu nhất quanh mình giống như những vần thơ của nhà thơ Chế Lan Viên:

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta như vợ như chồng

    Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông

    (Sao chiến thắng)

    Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung in đậm dấu ấn phong cách trữ tình chính luận của Nguyễn Khoa Điềm. Trước hết ta hiểu trữ tình là tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm của mình. Chất trữ tình trong đoạn thơ được qua thể hiện lòng yêu nước sâu sắc nồng nàn, qua những tình cảm gắn bó của tác giả với lịch sử dân tộc, biết ơn những thế hệ đi trước, trân trọng hiện tại thúc giục thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống tốt đẹp ở tương lai. Đông thời thấy được lòng tự hào trước thành quả do nhân dân lao động sáng tạo nên. Tất cả nhưng điều này được bộc lộ qua cách gọi thân mật "em ơi em", cách nói thủ thỉ tâm tình, cánh xưng hô "anh" "em". Với những từ ngữ mộc mạc, giàu sức liên tưởng, giọng thơ da diết, dịu dàng, giàu biểu cảm.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Tác giả: Cỏ
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng sáu 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...