Phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 13 Tháng tám 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đề bài: Đọc đoạn mở đầu bản "Tuyên ngôn độc lập" của chủ tịch Hồ Chí Minh có ý kiến cho rằng đoạn mở đầu được viết rất cao tay vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.

    Anh /chị hãy phân tích đoạn mở đầu bản "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ điều đó.

    Bài làm

    Chủ tịch Hồ Chí Minh thật là một vị anh hùng một con người tài ba của dân tộc. Bác không chỉ thông thạo quân sự mà còn là nhà văn lớn. Bác đã để lại cho nền văn học nước nhà "những viên ngọc quý" bất hủ. Trong các tác phẩm của bác, buộc phải kể đến "Tuyên ngôn độc lập" áng văn trương được xem là mẫu mực của văn bản chính luận. Đoạn mở đầu tác phẩm bác đã viết rất cao tay vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.

    Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 và mất năm 1969. Người quê góp vốn ở làng Sen xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Thân phụ của người là cụ Phó Hằng Nguyễn Sinh Sắc và mẹ là bà Hoàng Thị loan. Thưở nhỏ người học chữ hán tại nhà sau đó học tại trường quốc học Huế. Người tham gia cách mạng từ sớm và có nhiều đóng góp to lớn. Năm 1911, Bác rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm được cứu nước. Năm 1990, người được Unesco công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Bác vừa là nhà quân sự tài ba vừa là nhà thơ lớn của dân tộc. "Tuyên ngôn độc lập" do bác biên soạn là văn bản chính luận có giá trị lịch sử to lớn. Văn kiện đã tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến; khẳng định vị thế bình đẳng và tự chủ của dân tộc ta; mở ra kỷ nguyên độc lập và tự do.

    Bởi lẽ vậy, ngày từ mở đầu văn bản, bác đã viết vô cùng cao tay vừa khéo léo kiên quyết lại hàm ẩn nhiều ý nghĩa. Bác mở đầu bản tuyên ngôn bằng việc trích dẫn các câu nói nổi tiếng về quyền con người trong bản "Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776" và bản "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791:" Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sóng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc "." Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi ". Từ đó, Người đi tới suy luận" suy rộng "ra câu ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Trước tiên, về sự khéo léo từ quyền con người Bác phát triển thành quyền lợi của các dân tộc. Khẳng định quyền tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp theo, Bác kiên quyết khi ngầm nhắc nhở người Mỹ, người Pháp đừng phản bội lại lời tổ tiên mình, Bác đã vận dụng chiến thuật" gậy ông đập lưng ông "; ngăn chặn âm mưu xâm lược nước ta của Pháp, Mỹ.

    Ngoài ra, cách viết của Bác còn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ý kiến" suy rộng "ấy là một đóng góp vô cùng quan trọng của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nó như" phát súng "khởi đầu cho thời kỳ bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Với cách lập luận như vậy, Bác đã bày tỏ thái độ trân trọng, đề cao tư tưởng nhân quyền, dân quyền trong hai bản tuyên ngôn-những tư tưởng tiến bộ của người Pháp, người Mỹ; đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau (thật sự cuộc cách mạng tháng tám năm 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của 2 cuộc cách mạng Mỹ 1776 và của Pháp 1791) thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của bác.

    Nghệ thuật dùng từ của Bác cũng rất sắc bén. Bác dùng những từ ngữ" lời bất hủ "," đó là những lẽ phải không ai chối cãi được "khẳng định quyền tự do, bình đẳng của các dân tộc như một chân lí, điều hiển nhiên cách dùng từ như vậy đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho bản tuyên ngôn.

    Trong lịch sử dân tộc ta vốn đã ghi nhận 2 tác phẩm một là" Nam quốc sơn hà "của Lý Thường Kiệt và hai là" Bình ngô đại cáo "của Nguyễn Trãi là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Song," Tuyên ngôn độc lập "của Hồ Chí Minh được xem là văn kiện lịch sử khi đã đanh thép khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc bằng những chứng cớ sắc bén xác thực.

    Đoạn mở đầu" Tuyên ngôn độc lập"của Bác chứa đựng tư tưởng lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc, Lại được viết bằng nghệ thuật cao tay mang sức thuyết phục mạnh mẽ. Đó là đoạn mở đầu mẫu mực trong một bản tuyên ngôn bất hủ.
     
    khiet le thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...