Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi daisy1206, 20 Tháng hai 2022.

  1. daisy1206

    Bài viết:
    52
    Trong bản đồ văn học Việt Nam thì hiếm có một vùng đất nào mà lại mang đến cho các nhà văn, nhà thơ nguồn cảm hứng mảnh liệt dạt dào như vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc, chúng ta đã từng bắt gặp vẻ đẹp hùng vĩ mà không kém phần thơ mộng của Sông Đà trong những trang tùy bút tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân, ta đã bắt gặp cái cảnh núi non trùng điệp hiểm trở "dốc lên khúc khủy, dốc thăm thẳm" trong trang thơ của nhà thơ Tây Tiến (Quang Dũng) ta cũng bắt gặp một Chế Lan Viên mừng vui khôn xiết trong ngày về:

    "Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

    Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa"

    Để từ đó nhà thơ nhận ra Tây Bắc là máu thịt của mình. "Khi ta ở đất chỉ là nơi ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn" đó chính là một Tây Bắc đã làm hồi sinh cuộc đời mới của những con người trong Mùa Lạc của nhà văn Nguyễn Khải. Và hôm nay chúng ta lại bắt gặp Tây Bắc trong sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động nơi đây, qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.

    Sau đêm tình mùa xuân đi qua, Mị lại trở về với kiếp sống lùi lũi, chai sạn, vô cảm, băng giá, mọi chuyện xảy ra xung quanh Mị không hề hay, Mị không hề biết, trước hết, tình trạng vô cảm này là sự vô cảm với chính mình, Mị trở về với cái kiếp sống chai sạn, băng giá, tê liệt cả về thể xác lẫn tinh thần. Còn những gì xảy ra xung quanh thì Mị không cần biết, Mị không đoái hoài mà Mị cũng không quan tâm. Tâm hồn của Mị dường như tê dại trước tất cả mọi chuyện kể cả lúc ra sưởi lửa, Mị đã bị A Phủ đánh ngã xuống cửa bếp nhưng hôm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Có nghĩa là Mị vô cảm với chính bản thân mình, Mị không còn cảm nhận được nổi đau đớn của thể xác, càng không cảm nhận được sự nhục nhã về mặt tinh thần, thể xác của Mị bị chà đạp, tinh thần của Mị của Mị bị lăn nhục nhưng Mị vẫn không hay. Khi mà Mị vô cảm với chính mình như thế, thì Mị cũng chẳng còn tha thiết đến những thứ xung quanh. Không chỉ vô cảm với bản thân mà Mị còn vô cảm với đồng loại, mà đồng loại gần gũi và thân thiết nhất của Mị lúc này lại chính là A Phủ. Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay, Mị còn độc thoại với chính mình "nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi". Từ ngữ "thản nhiên" và cách nói "cũng như thế thôi" đã lột tả được sự thản nhiên, sự vô tâm đến lạnh lùng, vô cảm đến tàn nhẫn của Mị. Với Mị thì A Phủ cũng xa lạ như bao điều đó, Mị dửng dung, Mị thản nhiên và Mị không hề mảy may xót xa trước một A Phủ đang chết đau, chết đói, chết rét, phải chết và tâm hồn Mị thật sự đã ngụi lạnh. Đắng cay cho Mị, lòng nhân ái, lòng yêu thương con người vốn dĩ là một phẩm chất đã di truyền dòng máu của người phụ nữ, nhưng ở đây Mị đã bị thần quyền và cường quyền vùi lấp mất, cho nên Mị chỉ biết ở với ngọn lửa.

    Trong nghiên cứu về lửa, thì người ta đã chỉ ra rằng những cái bếp lửa lớn bao giờ cũng gắn với những sinh hoạt cộng đồng, nó biểu thị cho sự hân hoan, cho niềm vui sướng, còn những ngọn lửa nhỏ bé le lói thường biểu tượng cho kiếp sống lụi tàn và nếu chúng ta đọc Hai đứa trẻ của Thạch Lam chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ được hình ảnh của ngọn đèn con của chị Tí cứ thế le lói trong cái bóng đen bủa vây lấy phố huyện; có thể nhìn thấy cái ánh lửa nhỏ, vàng một chấm sáng lơ lửng đi trong đêm và mất đi của gánh phở bác Siêu. Ở đây chúng ta lại bắt gặp hình ảnh của một ngọn lửa trong đêm mùa đông, có thể hình dung ở đây lửa thì cô độc mà Mị thì cô đơn đến héo hắt. Cứ thế lửa và người soi vào nhau cô độc, cô đơn trong những ngày dằng dặc của băng giá, hình ảnh Mị vì thế hiện lên càng trở nên đầy đau khổ và cam chịu. Tất cả những điều trên chính là tình trạng sống căm lặng, chai sạn, giá băng, là dấu ấn của sự tê liệt tinh thần ở Mị.

    Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu: "Suy cho cùng văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người, và sứ mệnh nhà văn tồn tại ở trên đời có lẻ trước hết là để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho nhưng người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đuổi dồn đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắc hủi, bị đày đọa đến ê chề. Và nhà văn xuất hiện xuất hiện trên cõi đời này là để bệnh vực cho những con người không có ai để bênh vực" xét trên bình diện nhân văn ấy, đích đến cuối cùng của nghệ thuật là để cứu vớt con người. Có lẻ chính vì vậy, mà ngay trong lúc tưởng như A Phủ sắp phải trở thành hồn ma, và tình trạng của Mị tưởng chừng như chỉ là sự hiện diện của con người vô tri thì Tô Hoài đã thả vào đấy tấm lòng sự trân trọng của ông đối với con người, bởi không có gì cao quý bằng hai chữ con người. Nước mắt của A Phủ là một chi tiết đã nâng tầm Tô Hoài, theo nhà giáo Đỗ Kim Hồi thì chổ đáng nể của Tô Hoài chính là ở đấy, nhà văn luôn biết tìm ra cái quyết định tất cả từ cái dường như không là gì hết cả. Quả đúng như vậy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị, bởi chính nhờ ngọn lửa đêm ấy, Mị lé mắt trong sang và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hỏm má đã xám đen lại của A Phủ, có thể hình dung, dòng nước mắt ấy của A Phủ là nước mắt của kẻ đang hấp hối, nước mắt của một thân phận nô lệ đang bất lực tủi nhục trước số phận, nước mắt của sự cam chịu, nước mắt của đau đớn bởi vì cái chết đang gặm nhắm, A Phủ từ từ chết đau, chết đói, chét rét, phải chết và nhờ nước mắt đó mà Mị dần tỉnh thức. Nước mắt của A Phủ không chỉ chảy xuống gò má đã xám đen lại của A Phủ, mà dòng nước mắt ấy của A Phủ còn chảy cả vào trái tim của Mị, trái tim Mị vốn dị đã bị đóng khung trong sự vô cảm, chai sạn, nay được dòng nước mắt của A Phủ làm cho tan vỡ đi giá băng, lạnh lùng, vô cảm đó. Nước mắt của A Phủ thấm sâu vào đáy trái tim của Mị, thức dậy lòng nhân ái, cho nên dòng nước mắt lấp lánh kia chính là dòng nước mắt cuối cùng của A Phủ nó chính là giọt nước làm tràn ly và đã đưa Mị từ cõi quên trở về với cỏi nhớ. Trái tim của Mị quặng đau khi trong người lại ngẵm đến mình, hình ảnh của A Phủ nhắc cho Mị nhớ ký ức hãi hùng của Mị vào đêm tình mùa xuân năm trước. Mị cũng đã bị A Phủ trói đứng thế kia, tóc Mị xõa xuống, hắn cuốn luôn tóc Mị lên cột và nhiều lần khóc nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không lau đi được. Như vậy, có thể hình dung Mị đã cảm nhận nỗi đau của A Phủ bằng chính nỗi đau và sự khổ nhục của chính mình, đây chính là lúc mà Mị đã hoàn toàn được đánh thức bởi không chỉ là cảm xúc mà còn được đánh thức bằng cả lí trí. Cảm nhận nỗi đau của đồng loại bằng chính nổi đau của mình cho thấy lòng nhân ái ở trong Mị Đã thực sự sống lại.

    Tiếp đến là sự ám ảnh của Mị về cái chết, nghĩ cảnh mình cũng bị ngược đãi như thế, nghĩ đến cảnh người đàn bà bị trói chết, cảnh A Phủ sắp phải chết Mị cất tiếng kêu trời "trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà người trước cũng ở cái nhà này". Qua câu văn, nó sử dụng phép điệp cấu trúc với nhịp điệu dồn dập, sắc thái như tiếng kêu thấu trời xanh, đoạn văn có sự lặp lại dày đặc phép điệp động từ chết, điệp động từ chết được nhắc đến 9 lần và thêm 1 lần từ "rủ xương", từ đồng nghĩa với cái chết là nhắc đến cả 10 lần, và nhất là phép điệp tăng cấp chết đau, chết đói, chết rét, phải chết thể hiện nổi ám ảnh về cái chết trào dâng, khiến cho con người không thể không hoang mang và lo lắng. Từ ám ảnh về cái chết, Mị nhận thức được tội ác của kẻ thù, nhận thức được không có sự tàn bạo độc ác nào lại khủng khiếp như nhà nó. Từ cảnh ngộ của mình, người đàn bà bị hành hạ ngày trước đến cảnh đau đớn bất lực của A Phủ trước mắt, Mị đã nguyền rửa cha con nhà thống lí chúng nó thật độc ác. Qua đây, chúng ta thấy Mị không chỉ được thức dậy cảm xúc, mà Mị còn được thức dậy cả lí trí, Mị nhận thức được kẻ thù của giai cấp và động cơ tranh đấu với sự sống của A Phủ và chính mình là cùng xuất phát từ nhận thức này.

    Càng câm phẫn tội ác của cha con nhà thống lý bao nhiêu thì Mị càng thương cảm cho A Phủ bấy nhiêu. Mị đọc thoại với chính mình "cơ chừng thì đêm nay, đêm mai người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết, ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi, người kia việc gì mà phải chết thế" Mị phản phất nghĩ như vậy, có thể thấy trong lời độc thoại nội tâm đó, Mị đã đặt mình cùng với A Phủ lên bàn cân của số phận, Mị thấy rằng Mị có chết cũng là tất yếu vì Mị là đàn bà, mà Mị cũng đã bị cúng trình ma rồi, cho nến nếu chết thì Mị vẫn sẵn sang chấp nhận, Mị không mảy may nghĩ đến cái chết của mình, Mị chấp nhận tất cả. Tuy nhiên, khi Mị nghĩ đến A Phủ thì Mị thấy phi lí đến mức không thể chấp nhận được, người kia việc gì mà phải chết. Đây chính là nhận thức mang tính lí trí chứ không phải là cảm tính nữa. A Phủ khỏe mạnh, A Phủ đang tuổi lớn, A Phủ vô tội và nếu A Phủ chết thì đó là sự phi lí. Và chúng ta thấy, cuối đoạn văn, có tiếng kêu ở trong nội tâm của Mị: "A Phủ" và hai tiếng "A Phủ" đó là lần đầu tiêng run động trong lòng Mị, nó nhẹ nhẹ và nghe như hơi thở của tình thương trong suy nghĩ ấy, Mị đã nghiêng hết phần sống của mình cho A Phủ và đây chính là tấm lòng nhân ái, bao la của cô gái vùng cao Tây Bắc, cho thấy Mị rất trân trọng giá trị con người, trân trọng mạng sống con người và lòng thương người đã thức dậy trong Mị.

    Tình yêu thương lòng nhân ái đã đưa Mị đến với ý nghĩ giải thoát cho A Phủ, trước khi cởi trói thì diễn biến lý của Mị đã điễn ra vô cùng phức tạp, chi tiết "đám than đã vạc hẳn lửa" đây là chi tiết nghệ thuật đầy hàm ý, đám than đã vạc hẳn lửa khiến cho bóng tối tràn ngập khắp k gian, ngọn lửa vật lý, ánh sáng tự nhiên vụt tắt, ẩn mình khuất lấp trong đám tàn than. Nó nhường bước cho ngọn lửa mới – lửa hồng tâm hồn, lửa hồng nhân văn, ngọn lửa trong tâm hồn Mị, đám than tàn cũng là lúc ngọc lửa trong Mị bùng cháy lên, soi rọi quá khứ đời Mị khiến cho Mị nhớ lại đời Mị và chợt nhận ra đời Mị chỉ toàn những khổ đau, bất công, ngang trái. Đời Mị có thể sẽ chết rủ xương ở đây, nhưng A Phủ thì không thể thế, từ cuộc đời dài dằng dặc đau khổ của mình, Mị tưởng tượng rằng khi A Phủ đã trốn được "lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cỏi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy" và đây là hai hình ảnh song hành trong tưởng tượng của Mị, Mị thấy cảnh A Phủ đã trốn thoát, lại thấy cảnh cái chết của mình. Nhưng Mị không sợ bởi lòng thương người trong Mị đã chiến thắng nỗi sợ hãi. Nếu như ngày trước Mị đã từng sợ chết, thì bây giờ cái chết đới với Mị không còn là điều đáng sợ nữa, nếu có bị bắt chết trên cái cọc ấy thì Mị cũng cam lòng. Đây chính là giá trị của sự thức tỉnh của sự sống phản kháng, và đây cũng chính là sự tất yếu của đức hy sinh và lòng dung cảm.

    Tình thương ấy đã khiến Mị đi đến một hành động vô cùng táo bạo và quyết liệt, đó là "Mị rón rén bước lại.. Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây.." đây là hành động bất ngờ, gọn gàng nhưng hợp lý, Mị dám hy sinh vì cha mẹ, dám ăn lá ngón tự tử nên cũng dám cứu người, chứng tỏ sức phản kháng của Mị trước tội ác của cha con nhà thống lý rất mạnh mẽ và quyết liệt. Đây là lúc lòng thương, lòng căm thù đã hòa nhập vào một khiến cho người con gái vùng cao trở nên mạnh mẽ trong hành động. Đây là một hành động mang bản năng và mang tỉnh đột phát và đó là điều tất yếu.

    Tình thương khiến Mị đã đi đến hành động cắt đứt dây trói, nhưng khi đối mặt với hiểm nguy Mị cũng hốt hoảng "Mị đứng lặng trong bóng tối", câu văn này được tách thành một dòng riêng và nó nằm giữa những câu chữ ngổn ngang. Nếu như theo nguyên lý tảng băng trôi, thì hình ảnh Mị đứng lặng chỉ là phẩn nổi của câu chữ, còn ẩn sau những câu chữ đó chính là cuộc đấu tranh nội tâm của Mị, đó là cuộc đấu tranh nội tâm đi hay ở, sống hay chết, tự do hay nô lệ. Cuối cùng, thì tiếng gọi tự do đã vẫy gọi Mị và trong giây phút đối mặt vớ bản án tử hình, lòng ham sống mãnh liệt đã thúc dục Mị chạt theo A Phủ, đó cũng chính là lúc ngọn lửa khát vọng tự do cháy bùng ở trong Mị. Đoạn văn sử dụng đến tám động từ như: Vụt chạy, băng đi, đuổi kịp, đã lăn, chạy, chạy xuống, nói, thở.. tạo nên sự mạnh mẽ, quyết liệt. Có thể hình dung những động từ đó là những động từ mạnh dùng để miêu tả đôi chân của Mị, đó là đôi chân nhanh nhẹn, đôi chân khỏe mạnh, đôi chân khát khao đến với tự do. Và đôi chân đó đang vụt chạy, đang băng đi, đăng đuổi kịp, rõ ràng đó không còn là đôi chân của con rùa lùi lũi sau xó nữa. Và những động từ đó cho thấy được cái nội lực có sức phản kháng mạnh mẽ, cháy bùng ở trong Mị, như nhà văn Lỗ Tấn từng nói một tia lửa nhỏ hôm nay báo hiệu đám cháy ngày mai. Nếu đêm tình mùa xuân là tia lửa nhỏ, thì hành động chạy theo A Phủ đã thực sự trở thành đám cháy. Cuối cùng, Mị đã có sự lựa chọn đúng đắn khi khát vọng sống trổi dậy thật mãnh liệt, Mị đã vụt chạy thao A Phủ, cũng có nghĩa là chạy thoát cuộc đời nô lệ và đến với ánh sáng của tự do.

    Đến đây, ta chợt nhớ đến những lời thơ của tố hữu:

    "Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

    Đã bước dưới mặt trời cách mạng

    Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng

    Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu

    Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu

    Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp"

    Trong hình hài những bàn chân đã vùng lên vùng dậy đạp đầu lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp, chắc chắn sẽ có những đôi chân như của Mị, của A Phủ, những đôi chân can trường, dũng cảm, của cuộc hành trình tìm kiếm miền đất hứa, tìm kiếm tự do, chắc chắn những bàn chân đó đã đặt lên đầu của bóng đen cường quyền và thần quyền, để rồi cuối cùng tự giải phóng cho cuộc đời của mình. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Hai câu nói của Mị "A Phủ cho tôi đi" và "Ở đây thì chết mất" từ khi vào nhà thống lí Pá Tra, Mị càng ngàng càng không nói, và dần Mị quên đi tiếng nói của đồng loại, sau bao nhiêu năm căm lặng trong nhà thống lý Pá Tra, hôm nay câu nói đàu tiên mà Mị nói được lại chính là câu nói đòi quyền tự do, đòi quyền được sống. Trong đoạn trích này có đến hai lần Mị sợ chết, lần thứ nhất là sau đêm tình mùa xuân, Mị thức dậy và ý thức việc mình đang bị trói và Mị chợt liên tưởng đến người đàn bà bị trói chết ở cái nhà này. Mị cựa quậy xem thử mình còn sống hay đã chết; lần thứ hai Mị sợ chết chính là lúc Mị đứng lặng trong bóng tối, nó một lần nữa Mị sợ chết chính là biểu hiện cao độ nhất của lòng ham sống. Cắt đứt dây trói cứu A Phủ chính là cứu sống cả đời Mị, đây là hành động tất yếu, là con đường giải thoát duy nhất cứu người và cũng là cứu mình. Đây chắc chắn không phải là hành động mang tỉnh bản năng, đúng hơn đây là sự trỗi dậy của kí ức, của khát vọng sống tự do đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu, Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình. Hành động táo bạo và đầy nất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tang khi người con gái yếu ớt dám chống lại bọn cường quyền và thần quyền, đó là sức phản kháng mạnh mẽ cua nhân vật Mị.

    Có thể hình dung đêm cởi trói cho A Phủ là một trong đoạn trích hay nhất trong tác phẩm vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, quá hành động cởi trói cứu A Phủ và chạy theo tiếng gọi của tự do, Tô Hoài khẳng định rằng, khi sức sống tiềm tàng trong con người hồi sinh thì nó là ngọn lửa không thể dập tắt, nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc đời mình. Đây cũng chính là nét mới trong giá trị nhân đạo sau năm 1945, con người tự đấu tranh với hoàn cảnh để tự giải phóng bản thân mình. Thành công của Tô Hoài trong việc xây dựng hình tượng nhân vât Mị đó là nhà văn đã tạo ra tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn, cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí tại nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách vô cùng thuyết phục. Về ngôn ngữ, về cách dựng cảnh tạo không khí thì đậm chất miền núi, ngôn ngữ giàu chất thơ, giọng kẻ có lúc trầm buồn, lúc hoài niệm, nhất là sự đau xót, xót xa của nhà văn khi viết về con người lao động. Tóm lại, nhân vật Mị chính là linh hồn, là hơi thở của tác phẩm, xây dựng nhân vật Mị là một thành công đặc sắc của Tô Hoài, quan việc miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đem cởi trói A Phủ, Tô Hoài khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng tự do của con người lao động vùng cao Tây Bắc là không hề mất đi mà nó nằm ở dưới dạng tiềm tàng, chính sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị cũng đã làm nên sức sống trường tồn, vĩnh cửu của tác phẩm Vợ chồng A Phủ
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng hai 2022
  2. MnhNha

    Bài viết:
    0
    Bạn chép của thầy thầy đồng ý chưa ạ?

     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...