Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ - Vợ Nhặt - Văn 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi minhminh2202, 17 Tháng tám 2021.

  1. minhminh2202

    Bài viết:
    9
    Sê- khốp đã từng quan niệm: "Nếu tác giả không có lối đi riêng người đó không bao giờ trở thành nhà văn cả. Nếu anh không có giọng điệu riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ". Thú vị và độc đáo nhất đối với người đọc là lắng nghe những giọng điệu riêng của người nghệ sĩ, tìm thấy bản sắc khí chất của họ trên con đường nghệ thuật. Là một nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn, Kim Lân qua cái nhìn mới mẻ về người nông dân đến và đã để lại nhiều dấu ấn riêng trong lòng người đọc. Đặc biệt với truyện ngắn "Vợ Nhặt" cùng đoạn trích.. Kim Lân đã thành công trong việc phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ, từ đó làm nổi bật lên tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân.

    Được biết đến là cây bút vững chắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông mang đậm hơi thở về nông thôn và người nông dân. Kim Lân viết không nhiều nhưng bằng cái chất văn giản dị, đời thường, thấm thía tình người và tình đời. Mỗi tác phẩm cảu ông được coi là kiệt tác. Hiện ra trong truyện của Kim Lân, người nông dân là những con người của làng quê Việt Nam thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh. Truyện ngắn "Vợ Nhặt" được trích trong tập "Con chó xấu xí" (1962) với tiền thân là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được tác giả viết vào những năm đầu cmt8 thành công, nhưng còn dang dở và bị thất lạc. Khi hòa bình lặp lại, 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện và viết truyện ngắn "Vợ nhặt". Truyện gây xúc động lòng người qua lối kể chân thực, dưng lại bối cảnh nạn đói những năm 1945, khi mà đất nước ta đang phải chịu cảnh "một cổ hai tròng" do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra đã khiến hơn 2tr đồng bào ta chết đói. Viết về người nông dân thời kì đó, Kim Lân đã làm sáng ngời lên khát vọng của họ. Ấy vậy mà giữa cái tình cảnh ngặt nghèo, cận kề cái chết, họ vẫn yêu thương, đùm bọc lấy nhau, với khát vọng được sống, được hạnh phúc cùng niềm tin bất diệt vào tương lai. Truyện viết xoay quanh nhân vật Tràng – một thanh niên nghèo dân ngụ cư làm nghề kéo xe bò thuê. Chỉ bằng vài câu bông đùa và bốn bát bánh đúc, tình huống bất ngờ, a nh đã nhặt được vợ. Tràng đưa thị về giữa cảnh đói khát đang tràn đến xóm ngụ cư và với nhiều cung bậc cảm xúc và khi về đến nhà là tâm trạng lẫn lộn, đan xen của bà cụ Tứ.

    Đoạn trích nằm ở giữa tác phầm, diễn tả tâm trạng của nhân bà cụ Tứ khi nhìn thấy sự xuất hiện của thị. Là nhân vật xuất hiện ở giữa truyện đóng một vai trò quan trọng giúp Kim Lân thể hiện được chiều sâu trong tư tưởng nhân đạo. Đây là nhân vật được nhà văn miêu tả với những chi tiết sống động từ ngoại hình, dáng vẻ, cử chỉ, hành động đến ngôn ngữ, những lời đối thoại và độc thoại nội tâm. Xuất hiện với dáng dáng đi ' lọng khọng ", tiếng ho" húng hắng ", cùng hành động" vừa đi vừa lẩm nhẩm gì trong miệng ". Chỉ bằng một vài từ láy, một vài hình ảnh, bà cụ Tứ hiện lên là một người phụ nữ nhọc nhằn, lam lũ, cái đói cái nghèo đã hủy hoại đi cái ngoại hình, dáng vẻ. Đặc biệt khi nhà văn đặt bà mẹ ấy vào trong tình huống nhặt được vợ của con trai giữa cái tình cảnh nghèo đói mà cái miếng ăn còn quan trọng hơn hạnh phúc. Cái ngỡ ngàng, bất ngờ đã trở thành điểm nút để nhà văn đã làm nổi bật lên tình mẫu tử cũng như tấm lòng nhân hậu đầy tình người của người mẹ ấy.

    Sau trạng thái ngỡ ngàng, khi hiểu ra cơ sự thì lòng bà cụ Tứ có biết bao cái suy nghĩ ngổn ngang, bề bộn. Cái tâm lí của người phụ nữ ấy trở lên phức tạp:" Bà lão cúi đầu nín lặng, ". Cái" Cúi đầu "," nín lặng "chứa biết bao cái cơ sự, biết bao cái xót xa không nói lên lời. Lòng người mẹ ấy hiện lên biết bao cái tâm trạng đan xen, trái ngược nhau. Vừa vui mừng vì con đã có người bạn đời, cái điều mơ ước, cái việc vô cùng khó khăn ấy lại diễn ra vô cùng bất ngờ. Ấy thế nhưng, chính cái sự kiện đột ngột ấy lại là điều tủi, vì con mình có vợ ở cái hoàn cảnh gia đình quá nghèo." Chao ôi.. sau này.. "Cái câu nói độc thoại nội tâm ấy đã diễn tả cái xót xa, đau khổ của một người mẹ khi không thể lo nổi cái đám cưới cho con mình đàng hoàng tử tế." Còn mình thì.. "Tủi cho thân mình, bà cụ thấy tủi cho cả con. Cái chi tiết:" Trong kẽ mắt kèm nhèm cảu bà rỉ xuống hai dòng nước mắt..'Giọt nước mắt của người mẹ rơi, rơi trên khóe mắt đầy dấu chân chim hằn sâu trên đôi mắt nhăn lại. Dáng hình của người phụ nữ ấy khắc khổ đến đáng, diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ khiến cho hình ảnh của người phụ nữ tần tảo, lam lũ, vất vả cùn tình yêu thương con vô bờ bến hiện ra đầy xúc động.

    Nhưng bao trùm lên tất cả là tâm trạng lo âu, đau đáu của bà cụ. Là một người đã đi hơn nửa cuộc đời, sự từng trải của người mẹ ấy bây giờ lại trăn trở cho tương lai, hạnh phúc của con mình. Những lo âu bắt nguồn từ tình thương vô bờ bến dành cho con. "Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói này không".

    Rồi thấy tủi cho con bao nhiêu thì cái "thở dài" cùng hành động "đăm đăm nhìn người đàn bà kia" lại thấy bà thương xót, đồng cảm, cho cái theo không, cái bẽ bàng, tủi hổ cho người đàn bà xa lạ kia bấy nhiêu. Bà nhìn thị mà bà nghĩ: "Người ta có gặp được.. mới có vợ được".

    Và rồi cái tấm lòng nhân hậu ấy đã mở lòng đón nhận người con dâu không cưới hỏi ấy. "Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp.. mừng lòng". Lời nói chân thành cùng tấm lòng đầy bao dung, người mẹ ấy đã mở lòng với người con dâu khốn khổ, tội nghiệp ấy. Từ "mừng lòng" trong cái cơn đói khát của hiện thực đau thương được thốt lên một cách nhẹ nhàng, người mẹ già ấy đang cố xua đi cái tủi hờn của người con dâu mới. Một lễ cưới không váy hoa, lễ chạp, một câu chấp thuận là thành vợ, thành chồng. Câu chấp thuận ấy là cả tấm lòng của người mẹ vừa thể hiện cái thương yêu, trìu mến với các con, vừa rút ngắn khoảng cách giữa mẹ chồng nàng dâu, vừa trút đi cái lo âu, thấp thỏm của anh cu Tràng. Câu nói không chỉ thể hiện bà cụ Tứ là người trải đời mà còn là người thấu tình đạo lí, hình ảnh bà cụ Tứ hiện lên hoàn toàn đối lập với hình ảnh của người mẹ chồng trong thời kì phong kiến.

    Và sau những cái lo âu, thương xót ấy, bà cụ Tứ nói lên niềm hi vọng về tương lai dù mong manh. "Vợ chồng chúng mày.. về sau". Bà khuyên con cái cố gắng chăm chỉ làm lụng, gây dựng sự nghiệp, vun đắp cho tương lai. Lời khuyên giữa cái thời điểm đói khát cơ cực ấy mong manh nhưng thật đáng trân trọng. Lời động viên "Biết thế nào.. về sau". Cái tương lai mịt mờ của hiện thực dù mong manh nhưng ước vọng của bà cụ Tứ về một tương lai đầy đủ, ấm no lại lời động viên ấy vô cùng cần thiết và quý giá để vợ chồng anh cu Tràng lấy động lực để vượt qua cơn đói khổ này.

    Kim Lân đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh cùng dòng tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ. Hiện lên là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam, những người phụ nữ cả một đời tần tảo, lam lũ, khó nhọc nhưng lại mang lòng bao dung, tương thân tương ái cùng lòng yêu thương con vô bờ bến. Đặt nhân vật vào tình huống đầy éo le đã góp phần khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ, cùng với việc chọn lọc chi tiết đặc sắc; điểm nhìn trần thuật phong phú: Nhìn từ bên ngoài để đánh giá khách quan, nhìn từ bên trong để diễn tả tâm lí phức tạp và chiều sâu tình cảm, nỗi lòng của nhân vật kết hợp ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi. Tất cả đã nhấn mạnh một chân lí: Khi cận kề cái chết, họ vẫn khao khát được sống với hi vọng vào cuộc sống tương lai.

    Hiện thực hiển hiện trong tác phẩm xuyên suốt từ bối cảnh truyện đến tình huống Tràng nhặt được vợ, tình huống bà cụ Tứ ngỡ ngàng với sự xuất hiện của thị.. Thế nhưng len lỏi ở từng tình huống, chi tiết, giá trị nhân đạo vẫn luôn hiện hữu. Con người luôn khao khát sống, khao khát tình thương yêu, hạnh phúc và trong bất kì tình huống nào cũng tin vào cuộc sống, hi vọng vào tương lai. Tính nhân bản này được nhà văn thể hiện qua diễn biến tâm lí và tình cảm của các nhân vật trong truyện. Người nông dân trong "Vợ Nhặt" được Kim Lân viết bằng cả tấm lòng. Hiện lên qua tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ hình ảnh nhân hậu, bao dung của người nông dân: "Chúng mày lấy nhau.. mừng lòng", rồi là sự đồng cảm, xót xa "người ta gặp bước khó khăn.. con mình". Người nông dân còn mang niềm lạc quan, yêu đời và khao khát được hạnh phúc, hướng tới tương lai. Giữa những ngày đói ấy, tình huống Tràng có vợ làm bà cụ Tứ rơi vào trạng thái từ bất ngờ đến lo lắng, xót xa đến suy tính, động viên các con hướng tới tương lai với câu: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.". Nhà văn đã đứng về phía người nông dân, bênh vực, bảo vệ và hứa hẹn ở tác giả với cuộc sống tốt đẹp hơn ở tương lai với họ. Thương yêu con người, Kim Lân không chỉ tố cáo tội ác của kẻ thù chà đạp lên quyền sống của con người mà còn đứng ra bênh vực, bảo vệ nhân phẩm cho họ.

    Bằng giọng văn giản dị, ngôn ngữ bình dị những độc đáo cùng với khả răng xây dựng tình huống và phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật đầy tinh tế. Cái tấm lòng đầy giá trị nhân đạo Kim Lân dành cho người nông dân được Kim Lân thể hiện ở việc đặt bà cụ Tứ vào trong tình huống ngặt nghèo với sự kiện Tràng "nhặt" được vợ. Thì sáng ngời lên giữa hình ảnh của bà cụ Tứ hiện lên tần tảo, khổ nhọc đến biến dạng hình hài trong cái đói là tấm lòng nhân hậu, bao dung, cảm thông của người mẹ hết lòng yêu thương con.
     
    Aishaphuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...