Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm mùa đông - Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 23 Tháng sáu 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đoạn trích sau: "Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia.. và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi."

    Bài Làm

    Đặc sắc nhất của văn học là quan tâm tới cá thể, cá tính, cá nhân, quan tâm đến tính cách và số phận con người. Chỉ có văn học quan tâm đến số phận con người giữa biển đời mênh mông, Ai-ma-tốp đã từng nói: "Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác, cái khát khao khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp" . Và có lẽ Tô Hoài là một trong số những nhà văn đã hoàn thành sứ mệnh ấy một cách xuất sắc nhất khi sáng tác tập "Truyện Tây Bắc" trong đó linh hồn của nó là tác phẩm "Vợ Chồng A Phủ". Với vốn kiến thức phong phú về phong tục của tất cả các vùng miền trên khắp đất nước thì Tây Bắc không phải là một ngoại lệ, Tô Hoài đã vẽ lên một bức tranh sâu sắc nhất về hiện thực cuộc sống người dân miền núi với hai mảng sáng-tối mà đứng đầu hai phe cực ấy chính là bọn phong kiến miền núi, chúa đất với những người lao động nghèo khổ như Mị và A Phủ. Chắc hẳn người đọc vẫn còn nhớ nhân vật Mị trong đêm mùa đông định mệnh của cuộc đời với những diễn biến tâm lí vừa phức tạp vừa bất ngờ mà vừa rất chân thực qua đoạn trích sau: "Những đêm mùa đông trên núi cao.. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi." Từ đó, ta thấy được sức sống mãnh liệt của con người trong đấu tranh tìm đến tự do, hạnh phúc.

    Tô Hoài là một nhà văn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác theo xu hướng hiện thực, thiên về phản ánh những sự thật của cuộc sống đời thường trong những trang viết bình dị, tinh tế đầy chất thơ. Sau hơn nửa thế kỷ lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941) ; O Truyện (tập truyện, 1942).. Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.

    Truyện ngắn "Vợ Chồng A Phủ" được sáng tác vào năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc (1953). Tác phẩm chính là kỉ niệm là tấm lòng của Tô Hoài dành tặng cho những người dân Tây Bắc, và nó cũng chính là kết quả của chuyến đi cũng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến đi thực tế kéo dài 8 tháng sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn. Chuyến đi dài này đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với những tình cảm tốt đẹp của nhà văn với con người miền Tây Bắc. Tô Hoài tâm sự: "Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi 8 tháng ấy là đất nước và con người Miền Tây để thương để nhớ cho tôi nhiều quá. Tôi không bao giờ quên.. Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dung cảm lúc nào cũng có trong tâm trí tôi. Vì thế, tôi viết Truyện Tây Bắc". Qua câu chuyện về cuộc đời của Mị và A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định: Người dân miền núi dù có bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người, bị vùi sâu dưới đáy Xã Hội nhưng trong lòng họ vẫn âm ỉ ngọn lửa của lòng ham sống yêu đời, khao khát tự do hạnh phúc chỉ chờ cơ hội là bùng cháy lên mạnh mẽ; đồng thời tác phẩm cũng thể hiện lòng cảm thông và sự trân trọng những khao khát tự do và ý thức tự giải phóng của họ.

    Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc nhưng bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Lúc đầu suốt mấy đêm tháng ròng, lúc nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngọn tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không thể chết. Đành phải sống một cuộc sống tủi cực trong nhà thống lí; làm việc quần quần hơn trâu ngựa và lúc nào cũng "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết Mị lại nhớ mình hồi còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng lại bị A Sử chồng của Mị trói đứng vào cột nhà. A Phủ một chàng trai nghèo mồ côi, khỏe mạnh, lao động giỏi. Vì đánh A Sử nên bị bắt bị đánh đập, phạt vạ rồi trở thành một đầy tớ không công cho nhà Thống Lí. Một lần do để hổ vồ mất con bò, A Phủ đã bị đánh trói đứng vào cột điện đến gần chết. Để mà từ đây, ta thấy được ước mơ khát vọng sống, khát vọng tự do của họ.

    Sau đêm tình mùa xuân đi qua, thì Mị lại trở về với kiếp sống lùi lũi, chai sạn, vô cảm băng giá, mọi chuyện xảy ra xung quanh Mị không hề hay không hề biết. Sự vô cảm với nỗi đau của cả người khác và chính mình được thể hiện trong những chi tiết miêu tả thái độ, tâm tư của Mị khi hằng đêm ra sưởi lửa, hơ tay ở bếp lửa gần nơi A Phủ bị nhà thống lí trói bắt đứng ở cây cọc ngoài trời. Có tới mấy đêm, Mị thờ ơ, không đoái hoài đến cảnh một người con trai đang trói, bị đói và rét đang chờ chết ngày bên cạnh mình. Mị cũng ý thức được sự thản nhiên của mình khi "thản nhiên thổi lửa, hơ tay" bên cạnh một người sắp chết, thậm chí cô còn nghĩ rằng "Nếu A Phủ có là cái xác chết đứng đấy thì cũng thế thôi". Thật ra thì cô không chỉ thờ ơ với nỗi khổ của A Phủ. Bản thân mình bị A Sử đánh ngã xuống cửa bếp, cô còn dửng dưng, không thấy bất bình, chẳng hề sợ hãi, đêm sau, Mị vẫn ra ngồi sưởi như đêm trước. Đắng cay thay cho Mị lòng nhân ái lòng yêu thương con người vốn dĩ là một phẩm chất đã di truyền vào máu thịt của người phụ nữ, nhưng ở đây thì Mị đã bị thần quyền và cường quyền vùi lấp mất rồi, cho nên Mị chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Những bếp lửa lớn bao giờ cũng gắn với sinh hoạt cộng đồng và nó biểu thị cho sự hân hoan, cho niềm vui sướng. Còn những ngọn lửa nhỏ bé, le lói thường biểu tượng cho cái kiếp sống lụi tàn. Và nếu chúng ta đọc Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam, chắc chắn ta sẽ hiểu rõ được hình ảnh của ngọn đèn con chị Tí cứ thế leo lét trong cái bóng tối bủa vây ôm lấy phố huyện. Và ở đây, chúng ta lại bắt gặp một ngọn lửa trên rẻo cao trong đêm mùa đông, ở đây lửa thì cô độc mà Mị thì cô đơn đến héo hắt, cứ thế người và lửa soi vào nhau cô đọc cô đơn trong những ngày dằng dặc của băng giá, hình ảnh Mị vì thế hiện lên càng trở nên đau khổ và cam chịu. Tất cả đã nói lên tình trạng sống câm lặng, chai sạn, giá băng là dấu ấn của sự tê liệt tinh thần ở Mị.

    Như nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng quan niệm: "Văn học và đời sống là hai vòng trong đồng tâm mà tâm điểm là con người" Và xứ mệnh nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cũng đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Xét trên bình diện nhân văn ấy thì đích đến cuối cũng của nghệ thuật là để cứu vớt con người. Có lẽ chính vì vậy, mà ngay trong lúc tưởng như A Phủ sắp phải trở thành hồn ma và tình trạng của Mị tưởng chừng chỉ là sự hiện diện của con người vô tri, thì Tô Hoài đã phả vào đấy tấm lòng sự trân trọng của ông đối với con người bởi không có gì cao quý bằng hai chữ "con người". Giọt nước mắt của A Phủ đúng là một chi tiết nâng tầm Tô Hoài. Theo nhà giáo Đỗ Kim Hồi thì chỗ đáng nể của Tô Hoài chính là ở đấy: "Nhà văn luôn biết tìm ra cái quyết định tất cả từ cái dường như không là cái gì hết cả". Quả đúng là như vậy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị bởi chính nhờ ngọn lửa đêm ấy Mị lé mắt trông sang và nhìn thấy "dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen" lại của A Phủ. Một người con trai khỏe mạnh, cường tráng bây giờ hốc hác thê thảm với hai hõm má đã xám đen khi bị trói đứng chết; một người con trai ngang tàng mạnh mẽ bây giờ lại phải lặng lẽ khóc, dòng nước mắt không thể kiềm chế vì quá cay đắng, không thể che giấu vì không tự lau đi được, nước mắt của sự đau đớn vì cái chết đang gặm nhấm A Phủ từ từ, "chết đau, chết đói, chết rét". Giọt nước mắt ấy không chỉ chảy xuống gò má đã xám đen của A Phủ mà dòng nước mắt ấy còn chảy cả vào trải tim của Mị. Trái tim ấy vốn dĩ đã bị đóng băng trong sự vô cảm, chai sạn nay được dòng nước mắt của A Phủ làm cho tan vỡ cái giá băng, cái lạnh lùng. Giọt nước mắt ấy đã thấm sâu vào đáy trải tim Mị thức dậy lòng nhân ái. Cho nên giọt nước mắt lấp lánh ấy chính là giọt nước mắt cuối cũng của A Phủ, nó cũng chính là giọt nước mắt làm tràn ly và đưa Mị về cõi quên, trở về cõi nhớ, và trải tim Mị quặn đau khi trông người lại ngẫm đến mình. Mị nhớ cái kí ức hãi hùng của Mị vào đêm tình mùa xuân năm trước, cũng bị A Sử trói đứng thế kia "tóc Mị xõa xuống hẵn cuốn luôn tóc lên cột", "nhiều lần khóc nước mắt, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được" . Đây chính là lúc mà Mị đã hồi sinh được hoàn toàn, được đánh thức không chỉ ở cảm xúc mà còn được đánh thức bởi lí trí, cảm nhận cái nỗi đau của động loại bằng chính nỗi đau của mình. Hình dung ra cái chết của mình nếu tiếp tục bị trói như thế; nhớ tới cái chết của người đàn bà ngày trước ở nhà thống lí; nghĩ đến cái chết của A Phủ sắp tới – Mị bất chợt nhận ra tất cả những cái chết ấy đều có nguyên nhân từ sự tàn bạo của cha con thống lí Pá Tra, lòng thương thân thức dậy tình người, lòng nhân hậu dẫn đến sự căm hờn, phẫn uất: Chúng nó thật độc ác! Với bản thân mình, Mị có vẻ như đã cam chịu: "Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây", nhưng trong lòng Mị lại phảng phất nghĩ về sự vô lí trong cái chết của A Phủ: người kia việc gì phải chết thế. Sau bao nhiều năm tháng sống trong sự thờ ơ, vô cảm thì chắc hẳn đây là ý nghĩ đầu tiên Mị dành cho người khác. Xúc cảm của trái tim nhân hậu vị tha tiếp tục đậm nét hơn khi Mị nhận ra tình cảnh của A Phủ: chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết rét, phải chết.. Nhưng từ "chết" xuất hiện liên tiếp tới 9 lần trong tâm chí Mị cũng là một biểu hiện rõ nhất của niềm ham sống một lần nữa đã trở lại với Mị. Nghĩ tới việc nếu A Phủ trốn thoát, Mị phải chết thay, Mị cũng không thấy sợ. Như vậy, nguyên nhân khiến Mị cởi trói cho A Phủ không phải vì sợ liên lụy mà là do sự thức đẩy của cảm giác bất bình, phẫn uất, thương người, sự đồng cảm với người cũng cảnh ngộ. Dẫu vậy, khi rút dao cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị vẫn như đang làm theo sự mách bảo của tiềm thức mơ hồ tồn tại trong một tấm lòng nhân hậu chưa hoàn toàn bị phá hủy, vì thế nên khi gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hoảng hốt, có lẽ lúc ấy, lí trí của Mị mới chợt nhận ra tiền thức đã xui khiến cô làm một việc thật ghê gớm!

    Giải thoát cho A Phủ, Mị cũng đồng thời thoát ra khỏi trạng thái vô cảm, lặng lẽ, trải tim nhân hậu hồi sinh thì đồng thời khát vọng sống cũng hồi sinh. Có lẽ, sau giây phút đứng lặng trong bóng tối, nhìn A Phủ lao vụt đi, hình ảnh một con người trên bờ vực của cái chết đang mạnh mẽ thoát ra khỏi chốn địa ngục trần gian, tìm cho mình sự sống khiến Mị đột ngột hiểu điều mình cần làm ngày bây giờ, ngay lập tức, đó là tự giải thoát mình khỏi ách thông trị, đày ải, trói buộc tàn bạo của cường quyền và thần quyền trong suốt thời gian qua. Hành động này Mị không có kế hoạch không tình sẵn mà nó đến một cách bất ngờ và được tiếp sức bởi hành động của A Phủ khi quật sức vùng lên chạy. Chính hành động của A Phủ giống như một ngọn gió sức mạnh để thổi bùng lên khát vọng sống của Mị, "Mị vụt chạy ra trời tối lắm, nhưng Mị vẫn đuổi kịp A Phủ" chạy, đã lăn, chạy, chạy ". Ở đoạn văn này tác giả đã sử dụng một loạt các động từ mạnh để diễn tả cái tốc độ rất nhanh của Mị, Mị ra sức chạy thoát chạy trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra nơi địa ngục trần gian để tìm thấy tự do. Đây chính là hành động của niềm khao khát sống rất mãnh liệt, niềm khao khát ấy được thể hiện ra rất rõ qua lời nói của Mị. Có thể nói đây là một hạnh động tất yếu của Mị, tự giải thoát khỏi những gông xiềng và cường quyền bạo lực, đó cũng là con đường duy nhất để tự cứu người cứu mình

    Qua hành động cởi trói cứu A Phủ và chạy theo tiếng gọi của tự do, nhà văn khẳng định: Khi sức sống tiềm tang trong con người được hồi sinh thì nó là ngọn lửa không thể dập tắt được. Nó tất yếu chuyển thành hạnh động phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để cứu lấy cuộc đời mình. Đây cũng chính là nét mới trong giá trị nhân đạo sau năm 1945-con người tự đấu tranh với hoàn cảnh để tự giải phóng mình. Với việc tạo tình hình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn, cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình hợp lí cũng với ngôn ngữ hình ảnh đậm chất miền núi giàu chất thơ, Tô Hoài đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục khiến độc giả không nào quên được.

    Nhà văn Sê-khốp từng khẳng định: Nhà văn chân chính là phải nhân đạo từ trong cốt tủy. Quả đúng như vậy, văn là người, cho nên con người như nào thì văn chương cũng sẽ như vậy. Cho nên nhà chân chính phải đứng trong lao khổ cuộc đời để đón những vang vọng cuộc đời. Chính vì thế, văn học phải hướng tới cuộc sống, phải khơi gợi được những tình cảm nhân văn cao đẹp, đánh thức được lòng trắc ẩn đang ngủ sâu trong trải tim mỗi người đọc. Văn chương phải giúp ta người hơn. Từ những điều trên, ta có thể khẳng định nhà văn Tô Hoài đã hoàn thành sứ mệnh của một nhà văn chân chính khi tạo ra những trang viết chan chứa giá trị nhân đạo.

    " Vợ Chồng A Phủ "đã lên án tố cáo các thế lực tàn bạo cướp đoạt quyền sống quyền làm người của người dân miền núi Tây Bắc. Cho ta thấy rõ được sự tủi nhục của nhân dân ta, và điển hình như nhân vật Mị, sống là người nhưng bị đày đọa, bóc lột như" kiếp trâu ngựa ", khốn khổ, nhục nhã ê chề. Hiện thực rõ về số phận người nông dân khi bị bọn thực dân phong kiến đọa đầy.

    Nhà phê bình văn học Hoài Chân đã từng nói:" Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người ". Tô Hoài đã vượt qua những hạn chế của dòng văn học hiện thực phê phán cũ để hòa nhập vào cuộc đời, số phận nhân vật của mình để tạo ra một cái nhìn và giọng điệu trần thuật. Cái tâm của Tô Hoài dành cho đứa con đẻ tinh thần của mình chính là sự đồng cảm, trân trọng và khơi dậy những phẩm chất đẹp đẽ, những giá trị chân chính, những khát vọng sống hạnh phúc và tự do. Nửa thế kỉ trôi qua, Vợ chồng A Phủ vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian, tác phẩm chính là sự mình chứng cho sức sống bất diệt của nghệ thuật. Sau khi gấp những trang sách lại, người đọc sẽ nhớ đến câu nói bất hủ của Sê-đư-rin:" Văn học nghệ thuật luôn đứng ngoài những ngoài những quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết"
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...