Phân tích, đánh giá yếu tố kì ảo trong Chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và Muối của rừng

Discussion in 'Cần Sửa Bài' started by Cố cố đại phu, Oct 23, 2024.

  1. Phải chăng chúng ta đang còn khá bỡ ngỡ trong dạng bài mới là: Phân tích đánh giá hai tác phẩm truyện? Với lí thuyết đã được thầy cô bộ môn hướng dẫn kĩ lưỡng cùng mục đích khi viết dạng bài này nhưng để bắt tay viết một bài hoàn chỉnh trong ngày một ngày hai là điều khá khó, cần sự rèn luyện và học tập rất nhiều, vậy nên với bài viết này, với mục đích chia sẻ và giúp đỡ cùng nhau học tập và "say văn" trên hành trình học văn, Linh sẽ chia sẻ bài làm với yêu cầu: "Phân tích, đánh giá yếu tố kì ảo trong hai tác phẩm" Chức phán sự đền Tản Viên "của Nguyễn Dữ và" Muối của rừng "- Nguyễn Huy Thiệp." (Các bạn hãy sử dụng với mục đích tham khảo, nghiên cứu cùng học tập)

    Phân tích, đánh giá yếu tố kì ảo trong hai tác phẩm "Chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ và "Muối của rừng" - Nguyễn Huy Thiệp.

    [​IMG]

    Văn chương bao giờ cũng là tiếng nói của những điều thầm kín nơi trái tim người cầm bút và dù viết về đề tài nào, thuộc thể loại nào thì ở đó cũng là nơi tác giả bộc bạch nỗi lòng hay soi chiếu thế giới tinh thần của nhà văn, song đó không phải là "tấm gương một chiều" mà ở đó còn soi chiếu vấn đề thời đại, vấn đề hiện hữu trong cuộc sống, có thực và còn đang là vấn đề cấp thiết đối với xã hội loài người. Không nằm ngoài quy luật đó, "Chức Phán Sự Đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ và "Muối của rừng" - Nguyễn Huy Thiệp đã "soi chiếu" những giá trị cốt lõi ấy vào đứa con tinh thần của minh. Đó không chỉ là một công trình đồ sộ về nội dung tư tưởng mà còn là kiến trúc kì diệu về tài hoa nghệ thuật và dù hai tác giả với hai thời đại, phong cách và đặt tư tưởng ở thể loại khác nhau nhưng ở họ lại cùng có sự kế thừa từ đặc trưng của văn học dân gian: Yếu tố kì ảo. Vậy phải chăng vì sự kế thừa ấy mà họ buộc phải gói mình trong một khuôn khổ nhất định, phải mang chung một màu sắc và nói chung về một vấn đề? Không phải, mà chính sự kế thừa ấy mới là điều góp phần khẳng định tài hoa và giá trị của những "người phu chữ đang lao động miệt mài trên con đường nghệ thuật" và từ đó có những điểm giống và khác nhau làm nên nhựa sống của cả hai tác phẩm.

    "Chức phán sự đền Tản Viên" là một tác phẩm thuộc thể loại truyện truyền kì, được trích ra trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ - một công trình đồ sộ về ngôn từ cùng các tác phẩm làm nên danh xưng "thiên cổ kì bút". Tác phẩm mang những đặc trưng cơ bản của thể loại truyện truyền kì: Cốt truyện thường theo các mô típ người chết sống lại, nhân vật đa dạng và chủ yếu với ba nhóm người là người trần, yêu ma và thần tiên; trong bối cảnh, không gian kì ảo với sự kết hợp, pha trộn giữa cõi trần - cõi âm - cõi tiên. Dù thuộc mảng văn học viết song ở truyện truyền kì dựa trên truyền thống tự sự dân gian và là sự giao hòa của sự tiếp thu và sáng tạo. Một trong số đó có thể tựu chung về một yếu tố mang ý nghĩa sống còn, làm nên cái đặc trưng của truyện truyền kì chính là yếu tố kì ảo. Chính yếu tố kì ảo đã phát huy và thể hiện sâu sắc ý tứ, dụng tâm của người cầm bút và nội dung, chủ đề chủ đạo của cả tác phẩm. Bên cạnh đó, dù hoàn toàn nằm trong mảng văn học viết - "Muối của rừng" là tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn - mang "dấu triện" của người cầm bút, nhưng không dừng lại ở một tác phẩm truyện ngắn phản ánh vấn đề xã hội, tác phẩm "Muối của rừng" còn được thêm thắt bởi những yếu tố kì ảo, cái làm nên điểm đặc sắc và mang giá trị truyền tải thông điệp đầy ý vị của tác giả cũng như giá trị thẩm mĩ cả về nội dung lẫn nghệ thuật.


    Yếu tố kì ảo là những yếu tố không có thật và mang giá trị nghệ thuật cao, ở đó tác giả sẽ từ dụng tâm và ý tứ để đan cài trong các khía cạnh của tác phẩm. Cả hai tác phẩm "Chức phán sự đền Tản Viên" và Nguyễn Dữ và "Muối của rừng" của Nguyễn Huy Thiệp đều sử dụng yếu tố kì ảo ở khía cạnh không gian. Chức phán sự đền Tản Viên với nhân vật chính là Ngô Tử Văn - một người thường, sống ở trần gian nhưng sau hành động đốt đền - ngôi đền của Thổ Thần nước Việt (nơi biểu tượng cho cõi tiên, cõi thần), chàng giữa cơn mê man trong trận bệnh nặng đã bị quỷ sai dẫn đến một "cõi" khác - Minh Ti - Cõi âm. Suốt hành trình, Ngô Tử Văn đã được dẫn "đi độ nửa ngày đến một tòa nhà rất lớn, xung quanh có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng." một khung cảnh khiến người nhìn thấy cũng phải ngỡ ngàng vì sự xa lạ và quỷ dị "ở đó có một một con sông lớn, trên sông bắc một cái cầu dài ước hơn nghìn bước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương." Các sự kiện dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ không khiến những yếu tố kì ảo trở nên khô khan mà vô cùng đặc sắc. Không phải sự pha trộn giữa cõi trần - cõi tiên - cõi âm, yếu tố kì ảo của "Muối của rừng" của Nguyễn Huy Thiệp thể hiện ở không gian - trong rừng. Một không gian hoang sơ, tự nhiên của rừng già, nơi có sự giao thoa giữa hiện thực và kỳ ảo.
     
    Last edited: Oct 23, 2024
Trả lời qua Facebook
Loading...