Phân tích đánh giá tình hình tập đoàn FPT - Tiểu luận quản trị tài chính

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 7 Tháng mười 2022.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Tiểu luận môn học

    QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH


    Chủ đề

    Chọn một công ty cổ phần hoặc công ty tập đoàn, lập phân tích đánh giá chi tiết về phát triển bền vực và tình hình hoạt động kinh tế của công ty đó

    Đề tài

    Phân tích đánh giá tình hình tập đoàn FPT qua các năm

    Mục lục

     
  2. Đăng ký Binance
  3. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    I. Giới thiệu công ty

    [​IMG]

    II. Các bên liên quan

    1. Liên quan bên trong:


    Về phần liên quan bên trong của công ty bao gồm nhân viên, với các nhân viên hoạt động với chức vụ như kỹ sư công nghệ thông tin, lập trình viên, chuyên gia công nghệ, nhân viên văn phòng, cán bộ công nhân viên..

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tiếp đến là cấp độ quản lý, bao gồm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc tài chính và các giám đốc phòng ban khác.

    Chủ sở hữu của công ty bao gồm hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị. Trong đó, ông Trương Gia Bình hiện đang là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty.

    2. Liên quan bên ngoài

    Liên quan bên ngoài của công ty cổ phần FPT bao gồm các nhà cung cấp công nghệ như Apple, Microsoft, Lenovo, MSI, Xiaomi. Ngoài ra còn có các nhà cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất tại trường học và nhiều bên liên quan khác.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Xét về mặt xã hội, trong năm 2021, FPT hỗ trợ 183, 6 tỷ đồng thông qua hơn 100 hoạt động trách nhiệm xã hội như hiến máu nhân đạo, hỗ trợ phòng, chống Covid 19.. Ngoài ra, ngay khi 13 bệnh viện dã chiến được thành lập tại TPHCM và Đà Nẵng, FPT nhanh chóng hỗ trợ hạ tầng, thiết bị công nghệ tiên tiến cấp thiết hỗ trợ kịp thời hoạt động khám, chữa bệnh (báo Công An Nhân Dân, 2021).

    Về mặt chính phủ, liên quan ngoài của tập đoàn FPT là cơ quan thuế và các cơ quan sở hữu trí tuệ, đăng ký về các sản phẩm, dịch vụ mang tính chất sở hữu của công ty.

    Về phần chủ nợ, công ty có một số nợ ngắn hạn tại các ngân hàng như: HSBC, ANZ, UOB, Standard Chartered, Shinhan, Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB (báo Đầu tư, 2022).

    Về phần cổ đông, cổ đông lớn nhất là ông Trương Gia Bình, chiếm 7% cổ phần, tiếp theo là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước chiếm 5, 79%, Macquarie Bank Ltd chiếm 4, 73%, ông Bùi Quang Ngọc chiếm 1, 98%. Ngoài ra còn các thành viên khác thuộc hội đồng cổ đông.

    Khách hàng của FPT gồm hai nhóm là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng cá nhân là các hộ gia đình, học sinh-sinh viên, các quán net.. Khách hàng doanh nghiệp có thể kể đến như Dell, Apple, Microsoft, SANYO, Panasonic..
     
  4. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    I. Phát triển bền vững

    1. Định nghĩa


    Phát triển bền vững: Là sự phát triển mà việc sử dụng tài nguyên của thế hệ này không ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên của thế hệ tiếp theo.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Về kinh tế: Phát triển nhanh, an toàn và chất lượng. Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.

    Về xã hội: Đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn. Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.

    Về môi trường: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới.. đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống. Duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.
     
  5. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    1. Phát triển bền vững của công ty

    a. Kinh tế

    Lợi nhuận sau thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp phát triển tăng đều từ năm 2018 đến năm 2021. Dù rằng vào năm 2020 và 2021 là năm đất nước ta gặp khủng hoảng tài chính vì đại dịch Covid, nhưng lợi nhuận sau thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp của tập đoàn FPT vẫn tăng đều.


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đóng góp của tập đoàn FPT cho kinh tế của đất nước: Tập đoàn FPT đã góp phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước hằng năm thông qua thuế. Đồng thời công ty cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, xóa đi cảnh nghèo nàn của đất nước. Đặc biệt là trong đại dịch Covid vừa qua, các sản phẩm của tập đoàn FPT đã góp phần giúp cho học sinh, sinh viên và công nhân, viên chức tại các địa phương có thể đảm bảo việc làm và học tập. Ngoài ra, công ty cũng góp phần kết nối phát triển kinh tế giữa nhiều vùng miền và quốc gia.

    b. Xã hội

    i. Việc làm

    Từ khi thành lập năm 1988 tới nay, tập đoàn FPT đã có tạo ra rất nhiều vị trí việc làm ở nhiều lĩnh vực cho nhân viên. Theo báo cáo vào tháng 9 năm 2021, số lượng nhân viên của tập đoàn 35.059 người và đến năm cuối năm 2021 con số này đã đạt 37.180 người.

    Ngoài ra, FPT cũng đầu tư rất nhiều vào các nhân viên đang làm việc tại tập đoàn. Năm 2021, FPT đã đầu tư 99, 3 tỷ đồng cho các hoạt động đào tạo, mở ra 8289 khóa đào tạo nội bộ với 818.580 lượt CBNV được đào tạo. Hệ thống lương của FPT được phân thành 4 loại gồm lương sản xuất kinh doanh (12 tháng), thưởng lương tháng thứ 13, phụ cấp, thưởng theo hiệu quả kinh doanh và theo thành tích công việc, phúc lợi xã hội. Từ đó đã tạo niềm tin cho người lao động tham gia vào tập đoàn.

    ii. Các hoạt động khác

    Trong đại dịch Covid 19, tập đoàn FPT đã đóng góp 20 tỷ đồng đưa các trang thiết bị y tế thiết yếu như máy thở, đồ bảo hộ, khẩu trang N95, khẩu trang y tế, cùng gần 600 gói chăm sóc sức khoẻ đến các y bác sỹ tại Hà Nội, Tp. HCM, Đà Nẵng và nhiều địa phương trên cả nước, cũng như ủng hộ khu cách ly 1.413 chỗ tại khu ký túc xá Đại học FPT Hòa Lạc.

    Ngoài ra, tập đoàn FPT cũng tập trung đầu tư cho các thế hệ trẻ tương lai bằng cách dành 97 tỷ đồng, để trao tặng học bổng Nguyễn Văn Đạo cho 9.500 sinh viên. Sau 12 năm thực hiện, FPT đã trao 17.072 học bổng với tổng trị giá gần 350, 4 tỷ đồng cho các sinh viên tài năng. Bên cạnh đó tập đoàn cũng tạo ra nhiều sân chơi thu hút gần 4.000 sinh viên công nghệ của các trường ĐH tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới như Anh, Australia, Indonesia.. tham gia cuộc thi lập trình "Xe tự hành" nhằm giúp các sinh viên công nghệ có cơ hội học hỏi, trải nghiệm, trở thành một trong những lực lượng nòng cốt kiến tạo trong tương lai.

    FPT là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Việt Nam dành riêng một ngày (Ngày FPT Vì Cộng đồng (13/3)) để toàn thể CBNV trong tập đoàn dành thời gian suy nghĩ hoặc đóng góp một hành động thiết thực cho cộng đồng. Trong năm 2021, FPT đã hỗ trợ 183, 6 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội, mang lại những giá trị cả về vật chất và tinh thần thiết thực nhất cho 134.494 người trên phạm vi toàn quốc. Các hoạt động chủ yếu tập trung vào hỗ trợ cộng đồng phòng, chống Covid-19; đào tạo nguồn nhân lực số/nguồn nhân lực chất lượng cao; hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn; hiến máu nhân đạo..

    c. Môi trường

    Tập đoàn FPT là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên kết hợp cùng hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã, chương trình tại Việt Nam (WCS) ký cam kết thực hiện Chương trình 'Nói không với tiêu thụ động vật hoang dã'. Ngoài ra, tập đoàn đã triển khai giải pháp tiết kiệm năng lượng tại Trường Đại học FPT giúp giảm được 341.200kWh trị giá 500 triệu đồng và cắt giảm 19, 2 tấn CO2 hàng năm và cho ra đời dự án Green IT giảm phát khí thải nhà kính và cắt giảm 255.00kWh điện năng với trị giá 300 triệu đồng hàng năm cho Data Center.

    Một số giải thưởng trách nhiệm xã hội mà FPT nhận được:

    · Giải Ba cuộc thi Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 2012 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với các bộ ngành tổ chức.

    · Giải thưởng Global CSR Award 2010

    · Bằng khen Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em năm 2014 cho FPT do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trao tặng
     
  6. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    I. Phân tích công ty

    1. Đánh giá chung về báo cáo tài chính


    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nhìn chung, hàng tồn kho biến động mạnh trong năm 2018 (đầu kì 1.020 tỷ -cuối kì 1.340 tỷ), sau đó giảm nhẹ về 1.284 tỷ (cuối kì 2019) và tăng mạnh trong năm 2020-2021 (cuối kì năm 2021, hàng tồn kho là 1.507 tỷ VND), hàng tồn kho của tập đoàn chủ yếu là nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tổng tài sản có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, từ 24.999 tỷ (đầu kì năm 2018) lên đến 53.697 tỷ (cuối kì năm 2021). Tổng tài sản có sự tăng trưởng vượt bậc như vậy cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, Nợ phải trả rất lớn, từ 11.761 tỷ (đầu kì năm 2018) đã tăng lên đến 32.279 tỷ (cuối kì năm 2021), chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, chiếm tỉ trọng cao. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh qua từng năm, từ 13.238 tỷ (đầu kì năm 2018) đến 21.417 tỷ (cuối kì năm 2021), Doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết. Vốn chủ sở hữu càng tăng mạnh càng đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp.

    Kiến nghị: Đẩy hàng tồn kho ra thị trường bằng cách PR, marketing doanh nghiệp, tiếp thị, sale sản phẩm, chiết khấu cho đại lý. Cho thuê hoặc gia công tài sản cố định nhằm kiếm thêm tiền để thanh toán các khoản nợ. Các khoản nợ của FPT tăng mạnh chủ yếu là do doanh nghiệp này mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu (2021), tài sản cố định tăng nhưng là tạm thời, sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Mặc dù tăng thêm vốn chủ sở hữu nhưng nợ lại tăng, chứng tỏ là nguồn vốn mới chưa được hấp thụ hết.
     
  7. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    1. Phân tích các chỉ số

    a. Chỉ số thanh khoản

    I. Chỉ số thanh khoản hiện hành


    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    [​IMG]

    Dựa vào tỷ số thanh khoản hiện hành, có thể thấy tài sản ngắn hạn gấp 1, 27 lần nợ ngắn hạn vào năm 2018, có nghĩa là tài sản ngắn hạn đủ để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số đó là 1, 18 lần vào năm 2019, 1, 17 lần vào năm 2020 và 1, 18 lần vào năm 2021.

    Dựa vào tỷ số thanh khoản hiện hành thông qua bốn năm, có thể thấy xu hướng của doanh nghiệp là giảm dần và tăng nhẹ vào năm 2021. Nhìn chung, từ khoảng giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, tỷ số thanh khoản giảm liên tục ba năm hoàn toàn không tốt cho tập đoàn FPT. Dù năm 2021 có tăng nhẹ, nhưng vẫn chưa đủ.

    Khi so sánh với tỷ số cùng ngành, ta thấy rõ chỉ số này thấp hơn chỉ số cùng ngành khá nhiều, đánh giá không tốt cho công ty.

    Với tỷ số như trên, tài sản ngắn hạn của tập đoàn hoàn toàn đủ khả năng chi trả nợ ngắn hạn, công ty cần duy trì tỷ số này trên 1, tuy nhiên cần phải nâng cao khả năng thanh khoản của công ty, không thể để xu hướng của tỷ số ngày càng đi xuống.

    Để tăng cao tỷ số này, doanh nghiệp có thể thực hiện bằn một số cách giảm các khoản nợ ngắn hạn xuống. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể thử thực hiện một số biện pháp như: Nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu để có thể dùng số tiền này trả bớt số lượng nợ. Để thu các khoản này, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp thương lượng ngày trả tiền hoặc chiết khấu phần trăm cho khách hàng hiện hữu. Đối với khách hàng mới, doanh nghiệp nên ghi rõ ngày cần trả tiền vào hợp đồng với số ngày ngắn nhất có thể.

    Ngoài ra doanh nghiệp có thể tạo ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích thích các sản phẩm bán ra. Nhìn chung, lý do tỷ số này giảm có một phần do đại dịch Covid ảnh hưởng đến tình hình buôn bán và doanh thu của tập đoàn. Để giải quyết vấn đề này, tập đoàn có thể liên kết với các chuỗi bán hàng mở rộng quy mô, đẩy mảnh marketing về thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm. Đồng thời, tập đoàn cũng có thễ dùng vốn chủ sở hữu để trở bớt nợ. Phát hành thêm cổ phiếu để tăng nguồn vốn và dòng tiền để chi trả cho các khoản nợ. Cần có các mô hình quản lý nợ phải trả hiệu quả hơn, có thể áp dụng linh hoạt hơn theo những cách quản lý như quản lý theo từng nhà cung cấp, quản lý chi tiết theo từng hóa đơn và theo hạn thanh toán, quản lý theo từng hợp đồng mua.
     
  8. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    ii. Chỉ số thanh khoản nhanh

    Dựa vào tỷ số thanh khoản nhanh, ta có thể nhận ra rằng tài sản ngắn hạng sau khi trừ đi hàng tồn kho vẫn đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, con số này gấp 1, 18 lần nợ ngắn hạn vào năm 2018 và đạt 1, 1 lần vào năm 2019. Vào năm 2020, con số này là 1, 12 và nó đạt 1, 13 vào năm 2021.


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thông qua tỷ số thanh khoản nhanh trong bốn nắm (từ nằm 2018 đến năm 2021), ta có thể thấy tỷ số này có xu hướng giảm vào giai đoạn 2018-2019 và tăng nhẹ dần đều vào giai đoạn 2019-2021. Nhìn tổng thể thì đây là xu hướng tốt cho công ty, tuy nhiên nếu so với năm 2018 thì tỷ số này vẫn còn khá thấp.

    Với những phân tích trên, công ty nên tìm cách nâng tỷ số thanh khoản nhanh lên cao hơn, nhằm đảm bảo sự an toàn tài chính của công ty. Có thể thấy hàng tồn kho không chiếm quá nhiều tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn. Cho nên phương thức chính để nâng cao tỷ số thanh khoản nhanh là nhanh chóng giảm bớt số lượng nợ ngắn hạn. Các phương thức thực hiện tương tự như cách thức giảm nợ ngắn hạng cho tỷ số thanh khoản hiện hành.

    Ngoài ra tập đoàn cần song song kết hợp đẩy hàng tồn kho ra thị trường bằng các biện pháp quảng bá tên tuổi doanh nghiệp, quảng bá vể sản phẩm, giảm giá và nâng cao tiếp thị, marketing trên các trang mạng xã hội.
     
  9. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    b. Chỉ số hoạt động

    I. Vòng quay hàng tồn kho


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bình quân tập đoàn đẩy hàng tồn kho ra thị trường là 10, 81 vòng trong một năm 2018. Trong khi số vòng quay hàng tồn kho này trong năm 2019 là 13, 24 vòng. Con số tương tự vào năm 2020 là 14, 13 và năm 2021 là 14, 61. Nhìn chung tỷ số vòng quay hàng tồn kho của tập đoàn FPT trong giai đoạn bốn năm từ năm 2018 đến năm 2021 có sự tăng trưởng (từ 10, 81 lên 14, 61), đây là dấu hiệu tốt cho công ty. Tuy nhiên khi so sánh với tỷ số của tập đoàn khác cùng ngành, có thể thấy tỷ số vòng quay hàng tồn kho của tập đoàn FPT thấp hơn chỉ số của đơn vị cùng ngành rất nhiều, cho thấy doanh nghiệp đẩy hàng tồn kho ra ngoài thị trường không hiệu quả so với ngành. Doanh nghiệp phát triển tốt trong việc nâng cao tỷ số hàng tồn kho, tuy nhiên cần tiếp tục nâng cao tỷ số này bằng cách đẩy hàng tồn kho ra ngoài thì trường. Để có thể đẩy hàng tồn kho ra ngoài thì phải đẩy mạnh quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, tiếp theo là đẩy mạnh về khâu tiếp thị sản phẩm, giảm giá hàng tồn kho để đẩy mạnh lượng hàng xuất kho. Ngoài ra có thể cố gắng giảm giá vốn bán hàng, cân đối nguyên vật liệu để sản xuất. Nên xem xét lại các nhà cung ứng, nếu mức giá quá cao có thể thương lượng lại hoặc đổi nơi mua nguyên vật liệu ban đầu.

    ii. Chu kỳ trung bình hàng tồn kho

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dựa vào bản tổng hợp chu kỳ trung bình của hàng tồn kho của công ty từ năm 2018 đến năm 2021. Ta có thể thấy vào năm 2018, chu kỳ trung bình hàng tồn kho là 33, 77, vào năm 2019 là 27, 57. Con số này vào năm 2020 và 25, 83 và 24, 98 vào năm 2021.
     
  10. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    ii. Kỳ thu nợ bình quân

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng bình quân 101 ngày tập đoàn FPT thu nợ về 1 lần trong năm 2018 và 86 ngày trong năm 2019, con số này là 76, 66 ngày trong năm 2020 và 20, 45 trong năm 2021. Kỳ thu nợ bình quân có xu hướng giảm qua từng năm, đây là một dấu hiệu tốt cho công ty, tuy nhiên nếu so sánh với công ty củng ngành thì chỉ số này cao hơn rất nhiều, cho thấy công ty thu nợ về kém hiệu quả hơn so với ngành. Từ đây, công ty nên tiếp tục duy trì xu huống giảm kỳ bình quân thu nợ và cố gắng giảm chỉ số này về ngang với ngành. Công ty có thể thử áp dụng các cách để tăng doanh thu thuần như loại bỏ các đại lý bán hàng không hiệu quả, xây dựng các đại lý bán hàng hiệu quả hơn. Nhanh chóng thu lại các khoản phải thu. Đối với khách hàng hiện hữu, có thể thương lượng lại ngày trả nợ hoặc chiết khấu để nhanh chóng thu tiền về. Đối với khách hàng mới, nên quy định thẳng vào trong hợp đồng là sẽ trả nợ trong vòng 43 ngày.



    iv. Kỳ chi trả trung bình


    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ những số liệu trên, có thể thấy được bình quân 63 ngày tập đoàn trả nợ người bán một lần vào năm 2018 và 57 ngày vào năm 2019. Tương tự, năm 2020 con số này là 56, 55 ngày và 47, 49 ngày vào năm 2021. Xu hướng giảm dần cho thấy doanh nghiệp có uy tín trong vấn đề thanh toán nợ phải trả cho người bán, đặc biệt là doanh nghiệp đủ khả năng trả hết nợ, nhưng nhìn trung không cho doanh nghiệp. Đặc biệt là khi chỉ số này từ cao hơn so với doanh nghiệp khác cùng ngành (năm 2018 là 63 ngày, cao hơn chỉ số của VNPT), tuy nhiên đến năm 2021 thì con số này lại thấp hơn chỉ số doanh nghiệp cùng ngành, điều này cho thấy doanh nghiệp chưa sử dụng tốt chiến lược chiếm dụng vốn.

    Để có thể sử dụng chiến lược vốn hiệu quả, công ty cần thương lượng lại với các bên cung cấp về việc tăng thời hạn trả nợ sau 57 ngày đối với các bên cung cấp hiện hữu. Đối với những bên cung cấp mới trong tương lai, nên ghi rõ trong hợp đồng rằng sẽ chi trả sau 57 ngày.
     
  11. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    v. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ các số liệu qua bốn năm, ta có thể thấy vào năm 2018, một đồng tổng tài sản tạo ra 0, 78 đồng doanh thu thuần và tạo ra 0, 83 đồng doanh thu thuần vào 2019. Vào năm 2020, con số tương tự là 0, 71 đồng và năm 2021 là 0, 66 đồng. Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019, chỉ số này tăng nhẹ, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tổng tài sản hiệu quả. Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, tỷ số này giảm dần cho thấy dấu hiệu không tốt. Nhưng khi so sánh với chỉ số của doanh nghiệp cùng ngành thì ta thấy chỉ số của FPT cao hơn, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tổng tài sản hiệu quả hơn so với ngành.

    Nhìn chung chỉ số này giảm vào các năm 2020 và 2021 có một phần là do đại dịch Covid bùng phát, gây ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần. Nhưng công ty vẫn cần nâng chỉ số này lên bằng các biện pháp tăng doanh thu thuần như là đẩy mạnh quảng bá thương hiệu doanh nghiệp để đẩy mạnh bán hàng và dịch vụ, nhằm tăng doanh thu bán hàng. Ngoài ra công ty cũng nên thanh lọc và loại bỏ các đại lý hoạt động không hiệu quả để có thể giảm các khoản giảm trừ. Nâng cao hệ thống marketing, quảng cáo, quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ để có thể đạt doanh thu cao hơn.

    vi. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm là: Một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 1, 57 đồng vào năm 2018, con số này vào các năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là 1, 65 đồng, 1, 60 đồng và 1, 67 đồng. Nhìn chung thì giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021, chỉ số này lên xuống không đồng đều, nhưng đến năm 2021 thì có xu hướng tăng nhẹ (1, 67 đồng). Khác với hiệt suất sử dụng tổng tài sản, hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu tăng, đây là xu hướng tốt cho công ty. Đặc biệt là khi so sánh với chỉ số tương đương của doanh nghiệp cùng ngành, ta thấy chỉ số của tập đoàn FPT tốt hơn rất nhiều, cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng vốn rất hiệu quả, và doanh nghiệp cần cố gắng giữ ổn định và phát huy.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...