Phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật truyện ngắn Nghèo - Nam Cao Nam Cao từng viết: "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than..". Ý kiến này xứng đáng là một tuyên ngôn nghệ thuật của trường phái hiện thực. Với quan niệm sáng tác ấy, Nam Cao đã đi sâu vào cuộc sống khốn cùng, lay lắt của biết bao kiếp người - nạn nhân của xã hội cũ mà viết lên những trang văn đẫm nước mắt. "Nghèo" là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao phản ánh một cách chân thực, cảm động tình cảnh đói khổ cùng cực của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Đề tài người nông dân giống như một thứ hạt quen thuộc gieo trồng trên mảnh đất văn chương. Biết bao nhà văn, nhà thơ lật đi, xới lại trên mảnh đất ấy và khai sinh nhiều tác phẩm tuyệt tác. Mỗi trang văn là mỗi thân phận, cảnh ngộ khác nhau, được kể lại qua những điểm nhìn khác nhau. "Nghèo" (Nam Cao) viết về cái đói, giống như "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, "Vợ nhặt" của Kim Lân, "Đói" của Bàng Bá Lân.. có gì lạ đâu. Nhưng đọc "Nghèo", ta cứ ám ảnh mãi không dứt bởi hình ảnh niêu "chè" của mẹ con chị đĩ Chuột và câu nói mang tính chất "phát hiện" của cái Gái: À! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám nâu mà bu bảo chè! Với cách vào truyện rất tự nhiên, câu nói của thằng cu bé: "U ơi con đói" và hành động (có lẽ) là lần thứ mười nó chạy về đòi ăn mở ra tình huống của câu chuyện: Cái bụng đói của đứa con và bữa ăn của người mẹ. Các tình tiết cứ lần lượt tiếp diễn theo trình tự thời gian: Chị đĩ Chuột đang quấy một nồi gì trong bếp, chuẩn bị bữa ăn cho các con, nghe thằng bé léo nhéo, chị cáu tiết quát nó, rồi lại nịnh nó ra xem chị gái giẫy cỏ, bao giờ "chè" chín thì về.. Các tình tiết mở đầu câu chuyện cứ dần dần hé lộ tình cảnh khốn khổ của mẹ con chị đĩ Chuột, từng chút, từng chút một theo thủ pháp tăng tiến: Từ câu léo nhéo "U ơi con đói" đến nhân mười lần câu nói ấy lên qua cách kể "Lần này có lẽ là lần thứ mười, thằng cu bé chạy về đòi ăn" . Chưa hết, từ cái vẻ mặt nhăn nhó bịu xịu như muốn khóc, đến điệu bộ không nhúc nhích, ngồi phịch xuống đất, gục đầu vào ngưỡng cửa, ngáp và mắt lờ đờ như chết lả.. Mỗi lời nói, cách miêu tả ánh mắt, dáng điệu.. của thằng cu bé đã thể hiện biệt tài của Nam Cao trong cách dẫn dắt câu chuyện. Cái đói hiện ra với đủ các cung bậc của nó, mỗi lúc một rõ ràng, tội nghiệp hơn. Trẻ con không giỏi giấu cảm xúc, Nam Cao đã miêu tả từng chi tiết về thằng cu bé và giúp chúng ta hình dung ra cái đói đã hành hạ nó khốn khổ như thế nào. Đến bữa ăn, ta ngỡ như cái đói của mấy mẹ con sẽ được "giải quyết". Nhưng không, bữa ăn ấy lại chính là sự việc khiến ta "vỡ òa" biết bao cảm xúc. Ta như háo hức cùng thằng bé khi hai mắt nólóng lánh đổ dồn cả vào mấy bát "chè" màu nâu đục, khói bốc lên nghi ngút. Mồm nó nuốt nước bọt ừng ực, mũi nó nở hẳn ra như để hít lấy hương vị của khói chè ngon ngọt. Ta như tíu tít cùng cái Gái trong điệu bộ hớn hở chạy về, trong tiếngreo lên mừng rỡ vì được ăn: Sướng quá! Lại được ăn chè kia chứ!.. Đang lúc đói quay quắt, mà được ăn chè, đứa trẻ nào chẳng sung sướng. Nhà văn đã miêu tả niềm vui trẻ thơ ấy một cách chân thật đến từng chi tiết; và tạo thành thứ "đòn bẩy" để gieo vào lòng người đọc bao ám ảnh của những tình tiết xuất hiện ngay sau đó. Với biết bao mong chờ, thằng cu bé ngồi xổm bên mẹ, hấc mặt lên, há hốc mồm ra như con chim non đợi mẹ mớm mồi. Một miếng vào mồm, nó đã vội nuốt thỏm đi, khen "ngon quá". Nhưng chưa kịp ăn miếng nữa, nó đã oẹ một cái, mũi đỏ lên, nước mắt ứa ra giàn giụa. Người đọc không khỏi tò mò, đó là món chè gì mà khiến thằng bé đang đói lả có biểu cảm như thế? Quyền năng của người kể chuyện thật kì diệu. Với lối kể chuyện "úp mở", "câu dẫn", Nam Cao đã dẫn dắt người đọc đi từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác, như chính mình bị cuốn vào câu chuyện của ba mẹ con, không dứt ra được. Câu nói của cái Gái: "Nhạt quá u ạ" khiến người đọc vỡ lẽ ra một chút, thì ra chè nhạt nên khó ăn. Nhưng khó ăn đến nỗi thằng cu bé "nhắm mắt, duỗi cổ, cố nuốt cho trôi. Nhưng cũng như lần trước, nó lại oẹ ra, và khóc òa lên." thì không khỏi khiến người đọc vừa xót xa, vừa tò mò đó là món chè gì mà kinh khủng đến vậy. Đến đây, dường như "trì hoãn" đã đủ, Nam Cao để cái Gái "di di" cục chè và phát hiện ra bí mật của nồi chè nghi ngút ấy: À! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám nâu mà bu bảo chè! Câu nói vô tư, hồn nhiên của đứa trẻ khiến biết bao người đọc rơi lệ, cảm thương cho tình cảnh khốn khổ của mấy mẹ con. Cái đói hiện hình từ lời nói, điệu bộ của thằng cu bé, đến tâm trạng háo hức vì được ăn đã dịch chuyển sang hình ảnh nồi cháo cám của chị đĩ Chuột. Chi tiết đắt giá ấy có sức ám ảnh biết bao. Nó không chỉ nói lên hiện thực cùng quẫn của con người khi đối diện với cái đói, mà còn nói lên biết bao tâm tình xót thương mà nhà văn dành cho nhân vật. Tiếng nói tố cáo xã hội cũng theo đó cất lên, mạnh mẽ, quyết liệt. Đọc những trang văn Nam Cao, ta chợt nhớ đến những vần thơ đầy ám ảnh của Bàng Bá Lân: Năm Ất Dậu, tháng ba, còn nhớ mãi Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương! Những thây ma thất thểu đầy đường, Rồi ngã gục không đứng lên vì.. đói! Hiện thực năm đói thật vô cùng ám ảnh. Nó đã cướp đi bao số phận nghèo khổ, đẩy con người vào cảnh sống thê thảm. Mẹ con chị đĩ Chuột cũng là nạn nhân của cái đói. Chính cái đói đã đẩy chồng chị Chuột phải thắt cổ tự tìm đến cái chết để vợ con khỏi phải tốn tiền thuốc thang chạy chữa. Trang văn Nam Cao khi viết về những con người khốn khổ ấy như thấm đẫm nước mắt cảm thương. Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để like bài, đọc nội dung ẩn nhé Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem