Phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật truyện ngắn Con chim quên tiếng hót - Nguyễn Quang Sáng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 6 Tháng năm 2023.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật truyện ngắn "Con chim quên tiếng hót" - Nguyễn Quang Sáng

    "Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng." Nhưng những gì là văn học đích thực có thể đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hoặc ngôn ngữ. Có những tác phẩm đọc xong để rồi quên ngay, nhưng có những tác phẩm lại có sức sống vượt thời đại. "Con chim quên tiếng hót" của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm có sức sống như thế.

    Với cách kể truyện lồng trong truyện, "Con chim quên tiếng hót" xoay quanh câu chuyện người bà kể cho các cháu nghe về con nhồng - con vật vốn được cả nhà yêu quý vì tiếng hót hay và giỏi nhại tiếng người, nhưng sau đó, con nhồng phải chết uổng vì nói điều không nên nói. Câu chuyện kết thúc với cái chết của con nhồng nhưng mở ra bao ý nghĩa sâu sắc về lẽ sống, về cách ứng xử nên có và không nên có của con người.

    Phần đầu truyện, người bà kể về con nhồng biết hót, biết nói tiếng người, lại nói toàn những điều lịch sự khiến từ trẻ con đến người lớn, từ người nhà đến người ngoài ai nấy đều yêu mến con vật này. Người kể chuyện không chỉ tạo được cảm tình của người đọc đối với con nhồng thông minh, ngoan ngoãn mà qua những lời nhại lại của con nhồng (Chào khách! Khỏe không? Em ơi, em! Anh ơi, anh! Khậc khậc.. ) người đọc còn nhận ra điều thú vị: Thì ra những người trong gia đình cũng quen nói với nhau những lời lịch sự, yêu thương, vui vẻ nên con nhồng mới thuộc đến thế. Viết về con vật mà nét đẹp trong cách ứng xử của con người theo đó cũng lộ ra.

    Phần sau câu chuyện, người bà kể lại sự việc đau lòng đến với con vật quý. Nó học được cách nói cục cằn từ lũ trẻ mà quên mất tiếng hót và những lời lịch sự. Chưa dừng lại ở đó, tác giả đã tạo nên tình huống bất ngờ: Quan huyện ghé thăm. Tình huống này dễ khiến người đọc hình dung con vật sẽ nói gì. Và đúng như dự đoán, nó không nói những lời lịch sự chào khách như trước mà lại nói những lời không nên nói: "Đồ đểu!".

    [​IMG]

    Kịch tính tiếp tục được đẩy lên khi con vẹt đã nói tiếng người mà không được thưởng ớt như mọi lần nên nó nhắc lại thêm ba lần nữa: "Đồ đểu" Viên quan ngạc nhiên, sững sờ. Người ông, người bà thì hoảng sợ. Người đọc có lẽ chờ câu nói cuối cùng của con nhồng thốt lên "Cút đi" và dự đoán tai họa sẽ ập đến cả nhà. Nhưng không, con nhồng không kịp nói lên mấy tiếng đó đã bị người ông đánh chết, vì giận, hay vì sợ tai họa ập đến? Có lẽ cả hai. Cái chết của con nhồng là việc ngoài ý muốn, ngay cả người ông cũng không muốn như vậy, nhưng đó là cái chết "tất yếu", khó có thể khác trong hoàn cảnh cấp bách này. Con chim chết mà đâu biết vì sao mình chết, đâu hiểu:

    Là chim đừng quên tiếng hót

    Tổ tiên ngàn đời truyền cho

    Bắt chước mà không hiểu biết

    Kết cục sẽ chẳng hay ho!


    Câu chuyện kết thúc bằng lời dạy các cháu của người bà: Cho nên, biết thì nói, không biết thì đừng nói theo lời người khác, chết oan đó, các con! "Đó cũng là bài học cho mỗi chúng ta: Nếu chúng ta không hiểu chuyện mà nói theo lời người khác, sẽ để lại hậu quả khôn lường: Từ đẹp đẽ trở nên xấu xí và phải chịu hậu quả (như con vẹt trong câu chuyện kia) ; nói theo lời người khác, trở thành kẻ nhiều chuyện, rắc rối; không những vậy còn gây phiền phức cho những người xung quanh. Không dừng lại ở lời nói, sâu xa hơn, câu chuyện còn khuyên mỗi người cần gìn giữ những giá trị của chính mình, đừng để cái xấu xí làm tha hóa, đánh mất giá trị đẹp đẽ vốn có. Kết thúc mang tính triết lí trong tác phẩm là kết tinh của ngòi bút giàu trí tuệ, nó mở rộng ý nghĩa câu chuyện, mở ra những phương diện nào đó của cuộc đời; chứa đựng những suy nghĩ, cảm xúc của nhà văn về cuộc sống và con người.

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để like bài, đọc nội dung ẩn nhé

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...