Phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật bài Anh béo và anh gầy của Sê - Khốp

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi nguyenthiphuongthao, 10 Tháng ba 2023.

  1. nguyenthiphuongthao A Thảo

    Bài viết:
    25
    Bài Làm

    Đại văn hào anderen đã từng nói rằng: "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Hiện thực cuộc sống được xem là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy, bức tranh hiện thực cuộc sống, con người trong tác phẩm "Anh béo và anh gầy" của Sê-khốp gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc. Truyện không chỉ phê phán một kiểu người trong xã hội Nga đương thời mang tâm lý nô lệ mà qua đó như một lời tố cáo đến cái xã hội được coi như là một "thời buổi đau ốm" ấy.

    Truyện lấy bối cảnh tại một sân ga, khi anh béo và anh gầy là hai người bạn cũ gặp nhau. Tiếp đến là đến tiểu cảnh hai người bạn lâu ngày gặp lại hỏi han nhau về cuộc sống, về công việc bằng những cặp lời thoại hỏi đáp nhau qua lại. Cuối cùng, họ được xây dựng trong một tiểu cảnh ngại ngùng khi anh gầy nhận ra vai vế trong công việc không bằng anh béo.

    Anh béo xuất hiện qua lời của tác giả: "Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, môi láng nhẫy bơ như quả đào chín. Người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng, mùi nước hoa cam". Qua lời giới thiệu ngắn gọn đã có thể thấy cuộc sống đủ đầy của anh béo không chỉ thể hiện ở ngoại hình "béo" mà còn ở thói quen ăn uống. Điều này chứng tỏ anh là người có điều kiện sống tốt, cuộc sống thảnh thơi. Anh béo còn được thể hiện qua lời nói của anh gầy: "Ô, trông cậu vẫn đẹp trai như xưa, vẫn lịch thiệp, sang trọng như xưa". Rõ ràng, chính anh gầy cũng nhận thấy được cuộc sống tốt đẹp của anh béo. Tuy nhiên, không vì thế anh coi thường bạn mình, mà ngược lại vô cùng mừng rỡ khi gặp lại bạn mình: "Đúng là cậu ư? Ôi, ông bạn thân mến của tôi!". Anh béo nhận ra bạn mình khi thấy bóng dáng để rồi cả hai ôm hôn nhau vui vẻ. Từ vui vẻ, anh béo "cau mặt" khi anh gầy có thái độ kính trọng, dè chừng với mình: "Sao cậu lại giở giọng thế". Và rồi cuối cùng là "cảm thấy buồn nôn" và "ngoảnh mặt đi".


    [​IMG]

    Cùng xây dựng hình tượng, anh gầy được Sê-khốp miêu tả xuất hiện lem nhem khi: "Hai tay lỉnh kỉnh nào va-li, nào hộp, nào túi". Người anh ta toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà phê "." Mùi thịt ướp "và" bã cà phê "không lẫn đi đâu được của những con người phải bươn chải cuộc sống khó khăn. Nếu anh béo được miêu tả cuộc sống một cách" hưởng thụ "thì anh gầy" Sau lưng anh là một người đàn bà gầy gò, cằm dài-đó là vợ anh ta, và một cậu học sinh cao lêu đêu mắt nhíu lại-đó là con trai anh ta ". Ta không chỉ bắt gặp nghệ thuật tương phản, đối lập giữa cách miêu tả hai con người này mà phải chăng ngay từ nhan đề đầu bài" Anh béo và anh gầy "-đó là một sự châm biến, chế giễu sâu cay của Sê-khốp. Sê-khốp đã rất tinh tế khi đặt" anh béo "ngay cạnh" anh gầy "không chỉ dự báo trước cho độc giả về số phận của hai người mà còn thể hiện sự khái quát của tác phẩm. Không chỉ đích danh tên ai, chỉ lấy đại diện tượng trưng của hai người đối lập liệu rằng để phản ánh vấn đề không chỉ của riêng ai mà của tất cả mọi người Nga?

    Tâm trạng anh gầy được tác giả miêu tả rất tinh tế. Từ cuộc chào hỏi tay chân vô cùng gần gũi" ôm hôn nhau đến ba lần "đến trạng thái" tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá "vì nhận ra địa vị của bạn cao hơn mình. Sau phút chuyển đổi tâm lý, anh gầy lại" toét miệng cười, mặt mày nhăn nhúm, dường như mắt anh ta sáng hẳn lên ". Nếu lúc đầu khi trò chuyện với anh béo thì đầy tự hào, chắc nịch:" Bạn hồi nhỏ của bố ấy! Cùng học phổ thông với nhau! Thì lúc sau lại trái ngược lại khi "Dạ, bẩm quan trên, tôi.. tôi rất lấy làm hân hạnh ạ" hay "Dạ bẩm quan.. Quan lớn dạy gì kia ạ.." Thái độ khúm lúm, tâm lý nô lệ đã khiến anh gầy phải "Cảm thấy buồn nôn", định nói nhưng lại "từ biệt anh gầy"

    Hai nhân vật còn lại là người vợ và con trai của anh gầy chỉ được miêu tả qua hai, ba câu nhưng cũng đủ thấy được tâm lý hèn mọn. Hàng loạt các chi tiết "Chiếc cằm dài của bà vợ như dài thêm ra" hay người con lúc thì: "Bỏ chiếc mũ mềm xuống;" lúc thì suy nghĩ một lát rồi nép vào lưng bố "đến cái" kéo chân lại và buông thõng chiếc mũ xuống ". Tuy là mầm non tương lai của đất nước nhưng lại khúm lúm trước quyền lực đã cho thấy" Căn bệnh "này đã trở thành" dịch "đang phá hoại, bào mòn con người bởi cái chế độ Nga Hoàng. Quả như M. Gorky khẳng định:" Trong truyện ngắn Sê-khốp, không có gì là không xảy ra trong đời sống. Sức mạnh của tài năng ông, chính là ở chỗ ông không bao giờ bịa đặt ra một điều gì.. "

    Nghệ thuật trong" anh béo và anh gầy "không thể không nhắc đến nghệ thuật tương phản đối lập. Ngay từ nhan đề của bài, đặt giữa hai hình tượng" anh béo "-" anh gầy "tác giả đã dự đoán trước được số phận của hai con người này. Người to béo thì có cuộc sống nhẹ nhàng, không phải lo toan, ngược lại anh gầy lại tỉ lệ nghịch với ngoại hình của anh. Điều đó còn được thể hiện qua việc đầu thì anh gầy vui vẻ, niềm nở với người bạn cũ, khi biết được anh béo là viên chức bậc ba, anh lại tỏ thái độ khúm lúm trước quyền lực, tâm lý nô lệ. Không khí khi mới gặp lại thì sôi nổi, lúc chia tay lại trùng xuống, nó tựa như nốt trầm đề nhà văn đánh thức con người. Ông mong muốn" gột sạch dòng máu nô lệ đang chảy trong huyết mạch người Nga "

    Sê-khốp quả là một bậc thầy truyện ngắn khi xây dựng được những chi tiết hết sức tượng trưng. Chi tiết" Mấy thứ vali, hộp túi của anh ta cũng co rúm lại, nhăn nhó "-nó gợi tả xã hội Nga bị bao trùm bởi nỗi sợ, sự e dè quyền lực." Bóng tối "ấy không chỉ xuất hiện ở con người từ thế hệ lớn tuổi đến thế hệ mầm non mà ngay cả cảnh vật cũng bị nhuốm màu. Dường như cả xã hội Nga đang bị ngập chìm trong đó, không có ánh sáng của sự chân thành.

    Trong lịch sử văn học Nga, khó có người nào dành toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình để khám phá, mổ xẻ những" căn bệnh "xã hội trong từng tế bào, từng phần tử nhỏ bé như Sê-khốp. Cuộc sống ngột ngạt bao trùm nước Nga đã tạo ra tâm lý nô lệ, làm cho tâm hồn con người ngày càng què quặt. Và cũng từ đây đẻ ra những quái thai của chế độ Nga Hoàng như tác phẩm" Con kì nhông ";" Người trong bao ";..

    Chính Sê-khốp đã từng khẳng định rằng:" Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh không có giọng nói riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ ", Có thể nói, Sê-khốp đã rất thành công trong việc đi tìm" giọng nói riêng "," giọng nói "ấy trên trang giấy của ông chỉ là những truyện tưởng chừng bình dị nhưng ở đó là cả một lời mỉa mai, chế giễu hay tố cáo chính cái xã hội Nga Hoàng đầy đen tối ấy. Ta bắt gặp tư tưởng ấy qua" Anh béo và anh gầy"của ông.
     
    Nghiên Di, Thùy Minh, Admin2 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 22 Tháng ba 2024
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...