Phân tích, đánh giá nội dung nghệ thuật bài Anh béo anh gầy

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngoc Dang, 10 Tháng ba 2023.

  1. Ngoc Dang

    Bài viết:
    4
    Những cuộc chiến qua đi, những trang sử vàng của từng dân tộc sang trang mới, các chiến tuyến của thể dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hoặc ngôn ngữ, cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân văn của nó. Tác phẩm "Anh béo anh gầy" của nhà văn Tchekhov là một tác phẩm như vậy. Có lẽ điều bí ẩn nào đó trong câu chuyện đã hấp dẫn người đọc cho đến tận nay.

    Tác phẩm kể lại câu chuyện về hai người bạn từ thuở thơ ấu sau bao năm xa cách đã gặp lại nhau tại 1 sân ga. Một anh có thân hình go gò, một anh có thân hình mũm mĩm. Khi gặp nhau anh gầy giới thiệu và khoe về công việc của mình lặp lại tới mấy lần. Đến khi anh béo kể về thứ bậc của mình thì anh đổi lại thay đổi thái độ. Từ thái độ trò chuyện như những người bạn chuyển sang thái độ cầu khẩn, cúi người trước người bạn của mình khiến anh béo thấy buồn nôn.

    [​IMG]

    Chỉ ngay nhan đề thôi đã thấy sự đối lập về ngoại hình. Phải chăng tác giả đang ẩn điều gì đó tại đây? Anh béo là đại diện cho tầng lớp quý tộc, có chức vụ tại Nga thời bấy giờ còn anh gầy đại diện kiểu người thuộc tầng lớp tri thức nghèo tự tạo tâm lí nô lệ cho mình. Chính điều này đã thể hiện sự châm biếm, phê phán những kể chuyên giả tạo, nịnh hót, tự tạo cho mình một tâm lí nô lệ với người khác.

    Lúc mới gặp nhau, hai người mừng rỡ ôm chầm lấy nhau giống ngư những người bạn xa cách lâu ngày không gặp. Anh gầy vui tươi, hớn hở giới thiệu về gia đình mình cho người bạn trí cốt nghe. Trong cái không gian ấy mới thật là hạnh phúc biết bao. Còn gì vui hơn khi được ngồi hàn huyền cùng người bạn của mình. Không chỉ dừng lại khi kể về gia đình, anh gâyd còn hớn hở giới thiệu công việc của mình. Tưởng chừng như thứ bậc của mình đã là cao, anh còn vui sướng kể thêm cả nghề tay trái của mình.

    Thế nhưng đến khi anh béo nói về thứ bậc của mình cao hơn, thái độ của anh gầy đã thay đổi, mặt anh tái mét lại khi bạn mình có địa vị cao trong xã hội. Cách xưng hô nghe chừng có vẻ khách sáo, hoa mị, miễn cưỡng và vô cùng xa cách. Đâu còn là cách xưng hô giữa hai người bạn lâu năm gặp nhau. Chính sự quyền lực của anh béo đã khiến anh gầy trở thành một người xu nịnh làm anh béo thấy buồn nôn. Tác giả đã rất khéo léo, tinh tế khi miêu tả cảm xúc của anh béo. Mới đầu thì tâm trạng hào hứng, vui mừng nhưng rồi dần trùng xuống, từ hào hứng, vui vẻ thành chán nản, buồn nôn.

    Qua câu chuyện trên, tác giả đã thể hiện sự châm biếm một cách tinh tế qua hai nhật vật anh béo và anh gầy. Một người là kẻ ở trên, nắm quyền cao chức trọng nhưng vẫn luôn giữ thái độ niềm nở với bạn bè. Một người là đại diện cho tầng lớp tri thức nghèo luôn mang trong mình tâm lí sỡ hãi cấp trên.

    Ngòi bút sắc sảo của tác giả luồn lách khắp mọi nẻo đường đất nước Nga. Người đọc bốn phương đều cảm thấy thú vị ở tầm phong phú đồ sộ của hệ thống nhân vật. Cá tính sáng tạo nổi bật của nhà văn là phương diện lựa chọn chất liệu từ sự thật đời thường, lối kể chuyện hấp dẫn, phong phú, kể theo ngôi thứ 3- ngôi kể toàn tri, xây dựng hình tượng nhân vật mang tính biểu tượng cao, lời văn hài hước, hóm hỉnh và đặc biệt thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đối lập để miêu tả tính cách nhân vật.

    Nhà văn M. Gorky khẳng định: "Trong truyện ngắn Tchekhov, không có gì là không thể xảy ra trong đời sống. Sức mạnh tài năng của ông chính là ở chỗ ông không bao giờ bịa đặt điều gì, không mô tả những gì không có ở trên đời.. Xét về mặt bút pháp viết văn, Tchekhov là người khó ai vượt được.."
     
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Em có thể phân tích thêm một vài tiểu tiết này nhé:

    Tại sao nhà văn chỉ nhắc đến tên nhân vật lúc hai người chào hỏi, còn trong cả truyện, và nhan đề, đều gọi là anh béo anh gầy => không gọi tên riêng phải chăng để nói lên tính phổ quát của kiểu người trong xã hội?

    Tại sao khi anh béo nói mình là viên chức bậc ba, không chỉ anh gầy mà cả bà vợ, và đứa con mới học lớp 3 cũng thay đổi thái độ => phải chăng căn bệnh sợ hãi cấp trên không dừng lại ở số ít, mà đã lây lan toàn xã hội, từ đàn ông đến phụ nữ, từ người lớn đến trẻ em?
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng ba 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...