Phân tích, đánh giá nâng cao Người lái đò sông đà

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi toicuatuoitre, 23 Tháng tám 2021.

  1. toicuatuoitre

    Bài viết:
    65
    A. HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ

    *Nghệ thuật xây dựng hình tượng:

    - Tác phẩm cũng cho thấy sự tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân. Vốn sống phong phú và trí tưởng tượng dồi dào đã giúp nhà văn tạo nên những trang viết hết sức độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao. Khám phá thiên nhiên ở phương diện thẩm mĩ với những liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, thú vị..

    Vận dụng những tri thức ở nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch sử, văn học, hội họa..

    – Văn phong phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện, giàu tính tạo hình, hình ảnh giàu sức gợi..

    – Cảm hứng mãnh liệt trước thiên nhiên kì thú..

    *Ý nghĩa của hình tượng Sông Đà:

    - Sông Đà hiện lên qua những trang văn của Nguyễn Tuân không chỉ thuần túy là thiên nhiên, mà còn là một sản phẩm nghệ thuật vô giá. -> Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình.

    - Hình tượng sông Đà còn có ý nghĩa là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của con người - người lái đò trên dòng sông.

    B. Hình tượng người lái đò sông Đà

    Bình luận – mở rộng :(1, 0 điểm)

    – Nghệ thuật:

    + Hình tượng người lái đò được Nguyễn Tuân khắc họa bằng một nghệ thuật điêu luyện: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, trùng điệp) ; từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh, có sức biểu cảm cao; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu; huy động tri thức của nhiều lĩnh vực khoa học – nghệ thuật..

    - Nội dung: Trước và sau Cách mạng tháng Tám Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Có điều nếu trước cách mạng ông quan niệm cái đẹp chỉ có trong quá khứ gọi là "Vang bóng một thời" và tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở những con người xuất chúng còn sau cách mạng ngòi bút của tác giả hướng đến những con người lao động bình thường đang âm thầm cống hiến cho đất nước. Ông phát hiện ra nét tài hoa nghệ sĩ của họ được thể hiện ngay trong công việc lao động vô cùng nguy hiểm nhưng cũng vô cùng cao cả của mình. Nguyễn Tuân gọi đó là "Cái thứ vàng mười đã qua thử lửa".

    – Nhà văn nêu lên quan niệm: Người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động đời thường và bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.

    Với hai vẻ đẹp: "Trí dũng, tài hoa", ông lái đò trong tùy bút "Người lái đò sông Đà" đã trở thành một trong những hình tượng tuyệt đẹp trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám.

    Bấm để xem
    Đóng lại
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng tám 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...