Viết bài văn khoảng 500 chữ phân tích đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn "Giữ lửa" GIỮ LỬA Ngày xưa, gia đình tôi chỉ sống trên một con đò. Cha chèo chống, đổi hàng lên nguồn xuống biển. Suốt con sông nhỏ nhưng dài chỉ có một con đò duy nhất. Cuộc sống của gia đình thật lênh đênh ghềnh thác. Một ngày nọ, giữa sông vắng, cha đã đánh mất cái bật lửa. Phải giữ lửa trong bếp suốt chuyến đi. Tối đến, cơn mưa gió chướng làm tắt ngấm bếp lửa. Lúc tạnh mưa, mẹ bới tro lạnh, chỉ còn một cục than nhỏ xíu có lửa. Mẹ nhanh chóng gom một ít rác khô, kẹp cục than vào giữa. Mẹ thổi nhẹ, cục than từ từ sáng đều. Một lúc sau nùi rác từ từ bốc khói.. Bếp lại đỏ lửa. Ngồi bên bếp lửa, mẹ đã dạy tôi cách giữ lửa than cho lâu tàn, phải ủ vùi ra sao. Nhen ngọn lửa mỏng thế nào để không tắt. Mẹ bảo, trong cuộc đời, có lúc con chỉ có một hòn than nhỏ và ngọn lửa mỏng cuối cùng. Tôi không phải là nhà thám hiểm, nhà địa chất hay thợ săn để ứng dụng cách giữ hay nhen lửa của mẹ khi ở giữa rừng hoang lạnh. Nhưng tôi sẽ có cách giữ và thắp lửa cho riêng mình. Tôi sẽ giữ một hòn than nhỏ, ngọn lửa mỏng cho tình yêu thương, hi vọng và tất cả những gì tốt đẹp.. trước khi nó nguội lạnh, tắt đi, biến mất. Để có dịp, tôi lại nhen nhóm thắp lên ánh lửa.. (Sự bình yên trong tâm hồn, Cẩm Tiên biên soạn, NXB Văn hóa thông tin, 2006, trang 57, 58) Leonit Leonop từng nói: "Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung". Những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học là điểm nhấn để tác phẩm ấy sống mãi trong lòng người đọc. Với nội dung đơn giản mà sâu sắc, hình thức ngắn gọn, "xinh xắn" - câu chuyện "Giữ lửa" (trích trong tập Sự bình yên trong tâm hồn, Cẩm Tiên biên soạn) đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm. Đúng như nhan đề, truyện kể về tình huống giữ lửa của người mẹ khi cả nhà chỉ còn một hòn than nhỏ sau cơn giông bão. Người mẹ ấy đã cẩn thận gom rác khô, kẹp cục than vào giữa, thổi nhẹ để ngọn lửa cháy lên. Người mẹ ấy còn dạy cho con cách giữ lửa than cho lâu tàn, cách nhen lửa mỏng để không tắt. Từ những điều mẹ chỉ dẫn, người con đã chiêm nghiệm ra nhiều điều trong cuộc sống và lựa chọn cho mình cách sống đúng đắn, tích cực. Qua câu chuyện, ta biết về một người mẹ tỉ mỉ, kiên trì trong hành động giữ lửa cho sinh hoạt gia đình; một người mẹ đầy yêu thương và trách nhiệm trong việc dạy con cái những kĩ năng sống; ta cũng biết đến một người con biết lắng nghe, biết suy nghĩ và lựa chọn thái độ sống. Song, mục đích chính của câu chuyện không phải là ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật mà là mang đến cho người đọc những bài học cuộc sống. Vậy bài học ấy là gì? "Giữ lửa" - một câu chuyện tự sự nhưng không hề có tình huống gay cấn, những diễn biến phức tạp, những pha bẻ lái bất ngờ. Nó đơn giản như đôi dòng chia sẻ của nhân vật tôi đến mọi người về câu chuyện gia đình, về quan niệm sống, vậy mà lại hàm chứa ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và triết lí sống cao cả. Triết lí nhân sinh ấy thể hiện trọn vẹn trong lời chiêm nghiệm của nhân vật tôi: Tôi sẽ giữ một hòn than nhỏ, ngọn lửa mỏng cho tình yêu thương, hi vọng và tất cả những gì tốt đẹp.. trước khi nó nguội lạnh, tắt đi, biến mất. Để có dịp, tôi lại nhen nhóm thắp lên ánh lửa.. Từ việc học cách giữ lửa trong bếp, nhân vật tôi đã rút ra bài học giữ lửa trong tâm hồn: Giữ gìn, nuôi dưỡng niềm tin, hi vọng và tất cả những gì tốt đẹp nhất, để chúng tỏa sáng nhân cách con người, tạo nên giá trị cuộc sống. Đó là quan niệm sống đúng đắn, lạc quan, tích cực. Bài học từ câu chuyện có khả năng khơi dậy trong lòng mỗi chúng ta những điều tốt đẹp, giúp chúng ta biết nuôi dưỡng hi vọng, sống yêu thương và hướng đến sự hoàn thiện nhân cách. Như vậy, câu chuyện đã thực hiện được sứ mệnh của văn chương: "Văn học là nhân học" (M. Gorki). Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài viết để đọc nội dung ẩn nha! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem