Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật 3 khổ đầu bài thơ Người con gái Việt Nam - Tố Hữu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 29 Tháng tư 2023.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật của ba khổ đầu bài thơ Người con gái Việt Nam - Tố Hữu

    * * *

    "Nghệ thuật và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người." Con người giữa hiện thực cuộc sống sinh động chính là tâm điểm mà văn học hướng đến để phát hiện, khám phá. Mỗi trang văn, trang thơ ta bắt gặp một số phận, một cuộc đời, một tâm trạng.. Đến với bài thơ Người con gái Việt Nam, Tố Hữu đưa chúng ta trở về những năm tháng chiến tranh khốc liệt để gặp lại người con gái anh hùng Trần Thị Lí bất khuất, kiên cường, giàu lòng yêu nước.

    Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của anh hùng Trần Thị Lí - người chiến sĩ đã trải qua những đòn tra tấn dã man của kẻ thù nhưng vẫn giữ vừng tinh thần cách mạng. Chủ đề ca ngơi vẻ đẹp con người trong kháng chiến vốn quen thuộc, như mảnh đất được các nhà văn "cày đi lật lại" trên cánh đồng văn chương nhưng với tài năng nghệ thuật của mình, nhà thơ Tố Hữu vẫn mang đến cho bạn đọc thật nhiều cảm xúc.

    Bài thơ mở đầu bằng hàng loạt các câu hỏi tu từ:

    Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

    Em có tuổi hay không có tuổi

    Mái tóc em đây hay là mây là suối

    Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông

    Thịt da em hay là sắt là đồng?

    Chị Lí bị giặc bắt, tra tần vô cùng dã man, tưởng chị không thể sống sót, chúng vứt chị ra bãi rác. Người con gái xuân thì ấy lúc đó chỉ còn da bọc xương, nhăn nheo, lay lắt, gầy gò như một bà lão. Chị được các đồng chí bí mật đưa về cứu chữa, dần dần, chị đã hồi sinh.

    Có lẽ đây là những xúc cảm đầu tiên của nhà thơ khi bắt gặp chị Trần Thị Lí. Ngỡ ngàng, xót xa, khâm phục.. tất cả thốt lên qua những câu hỏi dồn dập. Nhà thơ hỏi nhưng không nhằm tìm kiếm câu trả lời, hỏi là để khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của "em". "Em" tựa như nàng tiên, nàng tiên trong cổ tích mang phép màu đến với thế gian. Hình ảnh so sánh mang tính chất lí tưởng hóa ấy không chỉ nhằm ca ngợi vẻ đẹp của chị, mà còn khẳng định những điều kì diệu mà "em" mang đến cuộc đời này.

    Hình ảnh so sánh mái tóc em với mây, suối cũng là hình ảnh thật đẹp. Chị Lí hiện lên với vẻ đẹp đầy duyên dáng, nữ tính, khiến ta nhớ đến vẻ đẹp tựa "làn thu thủy" của nàng Kiều trong câu thơ Nguyễn Du. Nếu câu thơ thứ ba ca ngợi vẻ đẹp dịu dàng của chị thì câu thơ gợi tả "đôi mắt em" và "thịt da em" lại tạo ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp của sự khỏe khoắn, mạnh mẽ. Đôi mắt ấy không phải đôi mắt sắc tựa dao cau như đôi mắt thiếu nữ trong ca dao, cũng không phải "hai giếng nước" như trong câu thơ của Văn Cao mà là đôi mắt "chớp lửa đêm giông" - đôi mắt chất chứa lòng căm thù giặc, ngời lên ý chí chiến đấu và tinh thần bất khuất kiên cường.

    Từng câu thơ viết về "em" như cộng hưởng với nhau phác thảo chân dung người nữ anh hùng. Đôi mắt "chớp lửa đêm giông" đã vô cùng ấn tượng, câu thơ miêu tả "thịt da" em "như sắt như đồng" lại càng khiến người đọc không khỏi bất ngờ vì sự liên tưởng thú vị. Da thịt người con gái vốn mềm mại, thơm mát nhưng ở đây tác giả lại ngầm so sánh với sắt, đồng - những thứ vốn cứng cỏi, phải qua nung rèn. Câu thơ chính là lời ngợi ca vẻ đẹp bất khuất, kiên cường của người con gái Việt Nam trước những đòn tra tấn tàn bạo của kẻ thù.

    Nhìn thân thể cô gái yếu ớt nàm trên giường bệnh trắng toát, nhà thơ không khỏi xót xa, nghẹn ngào. Khổ thơ thứ hai, cảm xúc như chùng xuống trong niềm đau đớn, thương cảm trước những gì mà người con gái anh hùng ấy phải gánh chịu:

    Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt

    Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt

    Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh

    Trên mình em đau đớn cả thân cành!

    Chị bị tra tấn dã man tưởng chừng như quá sức chịu đựng của một con người, tưởng chứng tê dại không thể sống nổi. Nỗi đau thể xác ấy được tác giả biểu đạt đầy xúc động qua đôi bàn chân lạnh ngắt, đôi bàn tay nắm chặt của "em". Tay chân em không thể cử động, lạnh ngắt như không còn sự sống. Thân hình yếu ớt kia có ai ngờ đã phải trải qua nhiều nỗi đau kinh hoàng đến thế? (Chỉ sau này, đến khi chị tỉnh lại, những kí ức hãi hùng ấy mới được chị kể lại, khiến ai cũng bàng hoàng).

    Hình ảnh đôi bàn tay được lặp lại hai lần trong phép đối lập gợi cảm giác xót xa. Bàn tay người con gái vốn mảnh mai, thon thả, giờ đây vì đau đớn mà "nắm chặt" - gồng lên chịu đựng cơn đau xé thân xác. Hình ảnh so sánh đôi bàn tay như đôi lá còn xanh - trên mình em đau đớn cả thân cành là hình ảnh giàu tính gợi hình, gợi cảm. "Em" chẳng khác gì cái cây mảnh mai bị đòn roi kẻ thù đánh quật tơi tả.

    Mỗi dòng thơ như tiếng nấc nghẹn ngào, như những giọt nước mắt thương cảm của tác giả trước nỗi đau quá kinh khủng mà kẻ thù để lại trên thân xác "em". Đúng như ai đó từng nói "Thơ là âm nhạc của tâm hồn nhất là những tâm hồn cao cả đa cảm". Thấu hiểu với nỗi đau của chị Trần Thị Lí, Tố Hữu đã để tiếng lòng mình ngân lên những vần thơ đầy cảm xúc. Tiếng lòng ấy không chỉ ngân lên trong thơ mà còn được biểu đạt bằng những hành động "hôn", "nâng" dịu dàng, trân trọng. Điệp ngữ "cho tôi hôn", "cho tôi nâng" đứng đầu hai dòng thơ thể hiện ước muốn chân thực của tác giả, muốn được chia sẻ và xoa dịu nỗi đau cho người con gái đang bất động trên giường bệnh kia.

    [​IMG]

    Khổ thơ thứ ba, cảm xúc thơ bất chợt thay đổi: Từ cảm thương, bi phẫn, những câu thơ ngập tràn niềm vui, sang sảng tự hào vang lên:

    Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

    Em đã sống lại rồi, em đã sống!

    Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

    Không giết được em, người con gái anh hùng!

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc nội dung ẩn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Vẻ đẹp của chị Lí khiến ta nhớ đến vẻ đẹp của người chiến sĩ Điện Biên "gan không núng, chí không mòn" dù có phải "thân chôn làm giá súng, đầu bịt lỗ châu mai" cũng quyết sống chết với kẻ thù trong một bài thơ khác của Tố Hữu. Họ đều là những người con anh hùng của đất nước, sẵn sàng hi sinh cả sự sống của mình vì để bảo vệ Tổ quốc. Viết về họ, ngòi bút Tố Hữu đầy mến yêu, cảm phục, trân trọng, tự hào.

    "Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một công tác vận động của người cách mạng." Bài thơ vừa là thi phẩm Tố Hữu dành riêng tặng chị Trần Thị Lí, vừa là áng thơ có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc bao người đọc, khơi dậy ngọn lửa của tình yêu Tổ quốc, khơi dậy lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đấu của biết bao người dân Việt Nam thời chống Mĩ.

    Với thể thơ tự do, lời thơ giàu cảm xúc, từ ngữ giàu giá trị tạo hình biểu cảm, giọng điệu thơ linh hoạt, khi trầm lắng xót xa, khi căm thù uất nghẹn, khi sang sảng tự hào.. ba khổ đầu của bài thơ Người con gái Việt Nam đã khắc họa hình tượng người nữ anh hùng dân tộc Trần Thị Lí với vẻ đẹp của lòng yêu nước, của ý chí kiên cường bất khuất và sức sống mãnh liệt. Cũng từ ba khổ thơ, người đọc cảm nhận được lòng đồng cảm sâu sắc cũng như tình cảm mến yêu, cảm phục mà Tố Hữu dành cho người con gái kiên cường ấy. Quả thật, trong lửa của thơ Tố Hữu, "có biết bao thương yêu dịu dàng đối với đất nước, quê hương và những con người của đất nước, quê hương." Bài thơ Người con gái Việt Nam xứng đáng là bài thơ đi cùng năm tháng.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...